Đặc điểm kinh tế-xã hội của huyện Chương Mỹ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất khu công nghiệp Phú Nghĩa - huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội (Trang 46)

7. Dự kiến kết quả đạt đƣợc và ý nghĩa thực tiễn

2.2.Đặc điểm kinh tế-xã hội của huyện Chương Mỹ

2.2.1. Đặc điểm văn hóa - xã hội:

Tính đến tháng 12/2010, dân số huyện Chương Mỹ khoảng 29,5 vạn người.

Mật độ trung bình là 1.303 người/km2. Trên địa bàn huyện dân tộc Kinh chiếm đa

số. Dân tộc Mường có 01 thôn Đồng Ké (thuộc xã Trần Phú) có khoảng 130 hộ với trên 500 nhân khẩu. Ngoài ra còn có một số dân tộc thiểu số khác nằm rải rác tại các xã, thị trấn.

Lực lượng lao động toàn huyện có 15,6 vạn người chiếm trên 52%, tỷ lệ lao động được đào tạo chiếm trên 35%, tỷ lệ tăng dân số trung bình là 1,13%. Trong những năm gần đây với việc triển khai kế hoạch hóa gia đình, tốc độ tăng dân số chỉ vào khoảng 1,03%, chất lượng đội ngũ lao động ngày càng cải thiện và có khả năng đáp ứng cho các nhu cầu phát triển kinh tế của huyện.

Về giáo dục, toàn huyện có 39 trường tiểu học, 36 trường trung học, phổ thông cơ sở và 06 trung tâm hướng nghiệp dạy nghề. Hiện nay 100% các trường đã được cao tầng hóa và kiên cố hóa, không còn tình trạng học sinh học 3 ca. 100% số

36

xã trong huyện đã đạt tiêu chuẩn phổ cập tiểu học và trung học cơ sở. Trung bình hàng năm có trên 300 học sinh đỗ vào các trường Đại học và cao đẳng.

Công tác y tế của huyện được quan tâm với 1 bệnh viện cấp huyện và 3 phòng khám khu vực, 33 trạm xá xã đều có bác sỹ.

Theo thống kê của Sở văn hóa thành phố Hà Nội, hiện nay Chương Mỹ có 1000 di tích các loại, trong đó có 32 di tích cấp quốc gia, 74 di tích cấp tỉnh. Hàng năm trong huyện diễn ra nhiều lễ hội truyền thống thu hút hàng vạn khách du lịch.

2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế:

Trong những năm vừa qua, nền kinh tế của huyện đang từng bước chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch.

Trong những năm qua kinh tế của huyện có những bước tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm khá cao khoảng 15,6%.

Về nông nghiệp, từng bước phát triển bền vững, hiệu quả, tạo ra sản phẩm hàng hóa, góp phần ổn định và cải thiện đời sống nông dân ở nông thôn.

Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Tốc độ tăng trưởng khá, bình quân 21,1%/năm. Các thành phần kinh tế phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng cũng như quy mô.

Hiện nay trên địa bàn có rất nhiều khu, cụm, điểm công nghiệp đã, đang hình thành và đi vào hoạt động như: KCN Phú Nghĩa, Nam Tiến Xuân; Cụm CN Ngọc Sơn, Đồng Đế, Đồng Sen... thu hút hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước tới đầu tư mang lại nguồn thu lớn cho địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động.

Về tiểu thủ công nghiệp, toàn huyện có 02 xã có 100% số làng được công nhận làng nghề, 32/32 xã thị trấn có ngành nghề trong đó 20 làng được công nhận là làng nghề.

37

Du lịch, thương mại trong huyện đang rất được quan tâm đầu tư phát triển thu hút khác du lịch trong và ngoài nước. Hiện nay, huyện đang triển khai quy hoạch tổng thể du lịch của huyện và quy hoạch chi tiết khu du lịch làng nghề, du lịch Đồng Sương, Văn Sơn…

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Chương Mỹ khóa XXII, nhiệm kỳ 2010 - 2015, huyện Chương Mỹ phấn đấu cơ bản đến năm 2020 trở thành huyện công nghiệp theo hướng hiện đại, góp phần cùng thủ đô Hà Nội và cả nước thực hiện mục tiêu cơ bản xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Định hướng phát triển kinh tế huyện Chương Mỹ đến năm 2015 như sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,9%/năm (đến năm 2015 đạt 3.125 tỷ đồng).

Trong đó:

- Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản: 14,7% (đạt 1.424 tỷ đồng) - Thương mại – dịch vụ: 15,4% (đạt 1.243 tỷ đồng)

- Nông – lâm nghiệp – thủy sản: 4% (đạt 460 tỷ đồng)

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu cơ cấu ngành đạt: - Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản chiếm 46% - Thương mại – dịch vụ chiếm 36%

- Nông – lâm nghiệp – thủy sản chiếm 18%

Bình quân thu nhập đầu người 18,4 triệu đồng /năm

Tổng sản lượng ổn định 9,5 – 10 vạn tấn lương thực/ năm. Bình quân lương thực đầu người 330kg/người/năm.

Giá trị sản xuất 1 ha canh tác đạt 82,5 triệu đồng trở lên, năng suất lúa bình quân đạt 63 tạ/ha.

Thu ngân sách Nhà nước bình quân tăng 10 %

38 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay, huyện Chương Mỹ cần phải có những biện pháp, chủ trương như: Tập trung đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng mở rộng khu công nghiệp Phú Nghĩa và các cụm công nghiệp – TTCN, làng nghề đã được phê duyệt, tạo điều kiện thu hút đầu tư. Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại tạo ra hiệu quả kinh tế cao đủ sức cạnh tranh trong cơ chế mới. Đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp truyền thống như: hàng mây tre giang đan, chế biến nông sản, vật liệu xây dựng..., gắn phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với bảo vệ môi trường, kiên quyết đưa cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư. Triển khai nhanh, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản được duyệt gắn với đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá để tạo nguồn vốn xây dựng các công trình phục vụ sản xuất và dân sinh. Quy hoạch đồng bộ và triển khai thực hiện có hiệu quả các khu đô thị đã được cấp trên phê duyệt.

Phát triển nhanh, vững chắc du lịch, dịch vụ thương mại tương xứng với lợi thế và tiềm năng của huyện. Tập trung củng cố và đầu tư nâng cấp mạng lưới chợ nông thôn, xây dựng khu trung tâm thương mại thị trấn Chúc Sơn; chợ đầu mối thu mua nông - lâm sản Đông Phương Yên và một số chợ khác.

Đẩy mạnh chỉ đạo việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai ở từng vùng, đưa sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả và bền vững. Tăng cường tiếp thu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hình thành những vùng sản xuất tập trung chuyên canh với quy mô vừa và lớn.

2.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng:

5 năm qua cơ sở hạ tầng nông thôn và phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ đã được đầu tư xây dựng với nguồn kinh phí lên tới hơn 1.335 tỷ đồng.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 26 của Bộ chính trị và Chương trình số 02 của thành ủy Hà Nội về “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, cơ sở hạ tầng nông thôn và phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ đã được đầu

39

tư xây dựng với nguồn kinh phí lên tới hơn 1.335 tỷ đồng. Trong đó nguồn ngân sách thành phố hỗ trợ là hơn 1.150 tỷ đồng, chiếm hơn 86% giá trị đầu tư; nguồn hỗ trợ của doanh nghiệp, các tổ chức khác và nhân dân đóng góp là 185 tỷ đồng, chiếm gần 14%.

Các công trình được đầu tư lớn như: 51 công trình giao thông với kinh phí

gần 400 tỷ đồng, xây dựng 137 công trình trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở với kinh phí gần 440 tỷ đồng. Xây dựng 10 Trạm y tế hơn 15 tỷ đồng, 13 trụ sở làm việc của UBND các xã, thị trấn hơn 31 tỷ đồng và một số công trình phúc lợi khác. Riêng đầu tư cho các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp là hơn 180 tỷ đồng. Hệ thống điện ở nông thôn cũng được đầu tư nâng cấp, cải tạo đáng kể với nguồn kinh phí hơn 78 tỷ đồng, nhờ đó đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu sử

dụng điện ổn định, an toàn trong sinh hoạt và sản xuất cdân.

2.3. Thực trạng quy hoạch sử dụng đất Khu công nghiệp Phú Nghĩa:

2.3.1. Tình hình quỹ đất tại Khu công nghiệp: ( Xem thêm tại Phụ lục 02)

Khu công nghiệp Phú Nghĩa nằm ở xã Phú Nghĩa và một phần đất của xã Tiên

Phương và xã Ngọc Hòa của huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây, nằm cạnh Quốc lộ 6. Khu đất quy hoạch có diện tích 1.701.196,8 m2 ( 170,1ha). Đây là khu công nghiệp có quy mô trung bình. Nó được hình thành từ việc kế thừa các cụm công nghiệp, điểm công nghiệp đã có và phần đất mở rộng bao gồm:

- Khu A cụm công nghiệp Phú Nghĩa có diện tích 312.040 m2

- Khu B cụm công nghiệp Phú Nghĩa có diện tích 396.083 m2

- Điểm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp xã Phú Nghĩa có diện tích 99.994 m2

- Điểm công nghiệp–tiểu thủ công nghiệp xã Tiên Phương có diện tích 108.366 m2

- Khu đất mở rộng phía Bắc có diện tích 701.184,8 m2 được giới hạn bởi:

+ Phía Bắc và phía Đông: giáp với xã Tiên Phương + Phía Nam giáp với khu A cụm công nghiệp Phú Nghĩa + Phía Tây giáp với ruộng canh tác xã Phú Nghĩa

40

+ Phía Bắc và phía Đông Bắc giáp điểm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp xã Phú Nghĩa.

+ Phía Nam giáp ruộng canh tác xã Ngọc Hòa

+ Phía Tây giáp với khu B cụm công nghiệp Phú Nghĩa

Bảng 2.1. Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất trong phạm vi quy hoạch KCN Phú Nghĩa

STT Loại đất Diện tích (m2) Tỷ lệ (%) I Đất đã quy hoạch 916.478,3 53,87 1 Khu A cụm CN Phú Nghĩa 312.040 18.34 2 Khu B cụm CN Phú Nghĩa 396.083 23.28 3 Điểm CN – TTCN xã Phú Nghĩa 99.994 5.88

4 Điểm CN – TTCN xã Tiên Phương 108.366 6.37

II Đất mở rộng quy hoạch 784.713,8 46,13

1 Đất nông nghiệp (trồng lúa và hoa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

màu) 538.528,1 31.66 2 Đất nuôi trồng thủy sản 154.933,8 9.11 3 Đất giao thông 38.653,1 2.27 4 Đất thuỷ lợi 20.490,5 1.25 5 Đất chuyên dùng 12.735,8 0.75 6 Đất ở 2.326,5 0.14 7 Đất khác 17.046 1.002 Tổng diện tích 17.011.921 100

Nguồn: Báo cáo đầu tư dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phú Nghĩa”.

41

Khu vực quy hoạch mở rộng phần lớn là đất trồng lúa và đất nuôi trồng thủy sản. Đất đường giao thông chiếm diện tích nhỏ, còn lại là đất chuyên dùng, đất ở, đất giao thông có máng Cửu Khê nằm phía Tây Nam khu đất và các mương nhỏ.

2.3.2. Quy hoạch hạ tầng khu công nghiệp:

2.3.2.1. Khu trung tâm điều hành và dịch vụ công cộng:

Hình 2.2. Khu trung tâm điều hành

Nguồn: Ảnh tác giả tự chụp

Khu trung tâm điều hành có vị trí rất thuận lợi cho giao dịch đối nội và đối ngoại toàn Khu công nghiệp.

Đất xây dựng khu trung tâm điều hành và dịch vụ công cộng có diện tích

37.490 m2 chiếm 2,20% tổng diện tích, được bố trí ở phía Đông của Khu công

nghiệp, nằm cạnh khu đất cây xanh trung tâm và tiếp giáp với trục đường gom của quốc lộ 6. Ngoài ra trung tâm điều hành và dịch vụ công cộng được bố trí tại Khu A và khu B nằm tiếp giáp với trục đường gom. Trong khu đất này là các công trình

42

như dịch vụ văn phòng, thông tin liên lạc, ngân hàng, hải quan, thuế, trưng bày sản phẩm và các dịch vụ khác.

Bảng 2.2. Tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng bên trong lô đất xây dựng khu trung tâm điều hành và dịch vụ công cộng

Diện tích Mật độ xây

dựng Tầng cao trung bình Hệ số sử dụng đất

37.490 m2 40% 7 tầng 1,2-2

Nguồn: Báo cáo đầu tư dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phú Nghĩa”.

Khu trung tâm điều hành và dịch vụ công cộng trong Khu công nghiệp được quy hoạch rất tốt và tạo được điểm nhấn trong Khu công nghiệp. Tòa nhà trung tâm điều hành được xây dựng 2 khối nhà nằm ở 2 bên Khu A và khu B khu công nghiệp. Được bố trí đối xứng nhau qua trục đường quốc lộ 6. Các khu dịch vụ, công cộng trong khu công nghiệp cũng được chú trọng đầu tư. Trong khu công nghiệp có sự xuất hiện của nhiều ngân hàng lớn, các máy rút tiền tự động được bố trí hợp lý phục vụ nhu cầu giao dịch của nhân viên trong khu công nghiệp.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay xuất hiện một số hàng quán, dịch vụ tự phát gây ra tình trạng lộn xộn, mất an ninh trật tự trong phạm vi khu công nghiệp. Đây là một hiện tượng đã diễn ra trong một thời gian dài và chưa được xử lý một cách triệt để.

2.3.2.2. Hệ thống giao thông trong khu công nghiệp: ( Xem thêm tại Phụ

lục 05 )

Đất giao thông trong Khu công nghiệp ba gồm: trục giao thông chính lộ giới 30m có hướng vuông góc với đường quốc lộ và theo hướng đường điện 35kv hiện có, nối Khu công nghiệp với trục giao thông đối ngoại bên ngoài, tuyến đường này đảm bảo lưu thông cho một lượng xe lớn từ các đường giao thông trong khu công nghiệp. Một tuyến đường chính nữa của Khu công nghiệp là hai trục đường ở 2 phía của máng Cửu Khê có mặt cắt 47m, nối hai trục đường chính này là các đường giao

43

thông nội bộ có mặt cắt 13m. Từ 2 tuyến này mở các tuyến giao thông chính và đối nội liên kết chức năng các khu đã được phân chia theo cơ cấu trong Khu công nghiệp.

Diện tích dành cho giao thông là 255.707,8 m2 chiếm 15,03% tổng diện tích.

Diện tích quy hoạch giao thông của Khu công nghiệp được quy hoạch khá hợp lý, đáp ứng được các nhu cầu về giao thông trong Khu công nghiệp.

Hệ thống giao thông đối ngoại: Các trục đường giao thông đối ngoại được đấu nối và mở rộng với các tuyến giao thông khu A và Khu B cụm công nghiệp Phú Nghĩa đã quy hoạch và tuyến đường quốc lộ 6 đi qua khu vực có mặt cắt 72m.

Hệ thống giao thông nội bộ Khu công nghiệp: Được quy hoạch hợp lý để phục vụ việc đi lại cho các phương tiện giao thông đến từng lô đất một cách dễ dàng và thuận tiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống giao thông đối nội trong khu công nghiệp được phân chia thành các trục đường trung tâm, đường nội bộ và đường gom. Các tuyến giao thông khu vực vuông góc với trục giao thông chính tạo thành mạng lưới giao thông mạng ô cờ mạch lạc phân chia các khu chức năng và các cụm nhà máy xí nghiệp bên trong khu công nghiệp.

Điểm nối các nút giao thông đối nội và đối ngoại là nút giao cùng mức.

Ưu điểm của phương án quy hoạch thiết kế này:

Tuyến giao thông chính phụ với các cấp độ được phân chia hợp lý đảm bảo liên kết chặt chẽ các khu chức năng, đơn giản trong phân bố, đạt hiệu quả cao về kinh tế.

Giảm thiểu tối đa các nút giao thông đảm bảo mạng lưới đường tương đối mạch lạc và khoảng cách giữa các nút giao thông cắt hợp lý.

Hệ thống giao thông được quy hoạch theo kiểu “ô cờ” là giải pháp được áp dụng rộng rãi hiện nay vì thuận lợi trong việc phân chia các lô đất và tạo cho Khu công nghiệp một bố cục trật tự khoa học và hợp lý.

44

Giải pháp quy hoạch hệ thống giao thông theo kiểu ô cờ này có một nhược điểm rất lớn là các các công trình trong Khu công nghiệp chỉ được tổ hợp riêng biệt trong từng lô đất, sự liên kết với nhau còn hạn chế. Quy hoạch giao thông theo hệ thống này làm không gian kiến trúc trong Khu công nghiệp trở nên đơn điệu không có điểm nhấn. Đây là một đặc điểm thường thấy ở các Khu công nghiệp hiện nay. Việc kết hợp giữa các loại đường bên trong Khu công nghiệp vẫn gây ra sự

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất khu công nghiệp Phú Nghĩa - huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội (Trang 46)