7. Dự kiến kết quả đạt đƣợc và ý nghĩa thực tiễn
1.6.2. Thực trạng sử dụng đất phát triển các KCN ở nước ta trong những
27
Năm 1991, Khu chế xuất Tân Thuận được thành lập khai sinh ra mô hình Khu công nghiệp ở Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Đến nay, các Khu công nghiệp, Khu chế xuất đã phát triển thành một hệ thống rộng khắp trên cả nước, đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng gia tăng tỷ trọng công nghiệp trong GDP, góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Đến cuối năm 2012, Việt Nam có khoảng hơn 289 Khu công nghiệp với tổng diện tích tự nhiên khoảng 72.000 ha. Diện tích đất công nghiệp cho thuê đạt gần 46.000ha. Các Khu công nghiệp được phân bố trên 57 tỉnh, thành phố trên cả nước, tập trung chủ yếu ở ba vùng kinh tế trọng điểm trong đó khu vực phía Nam chiếm gần 48% tổng số Khu công nghiệp trên cả nước; vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc chiếm 20% tổng số Khu công nghiệp cả nước; vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chiếm 10% tổng số Khu công nghiệp cả nước. Như vậy, các Khu công nghiệp ở các vùng phát triển không đồng đều. Các Khu công nghiệp ở miền Bắc và miền Trung phát triển kém hơn, các Khu công nghiệp trọng điểm miền Nam phát triển tốt hơn. Ngay cả ở một Khu công nghiệp, tính hợp tác liên kết hợp tác giữa các tỉnh trong vùng vẫn còn hạn chế.
Chiến lược phát triển các Khu công nghiệp cho thấy tầm nhìn chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Hiệu quả kinh tế - xã hội mà các Khu công nghiệp mang lại rất rõ rệt. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, việc sử dụng đất để phát triển các Khu công nghiệp cũng cho thấy nhiều bất cập trong công tác quản lý.
Hiện nay nước ta vẫn thiếu tính đồng bộ giữa quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng. Quy hoạch các Khu công nghiệp vẫn chưa thống nhất với quy hoạch sử dụng đất. Ở nhiều địa phương còn sử dụng đất chuyên trồng lúa để xây dựng các Khu công nghiệp dẫn đến nhiều hộ nông dân thiếu đất hoặc không có đất sản xuất. Tuy nhiên, nhiều Khu công nghiệp đã được xây dựng nhưng không có nhà đầu tư. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp bình
28
quân chỉ khoảng 46%. Trong khi đó nhiều nhà đầu tư lại xin bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp đến năm 2015 chỉ bằng các văn bản xin chấp thuận chủ trương. Chính việc chấp thuận chủ trương xây dựng các Khu công nghiệp này đã dẫn đến tình trạng đất đai bị khoanh bao, đầu tư hạ tầng tốn kém dàn trải, khả năng thu hút đầu tư thấp. Nhiều dự án xây dựng Khu công nghiệp treo đến 5-7 năm bỏ hoang không sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích nhưng không được xử lý. Để xảy ra tình trạng các nhà đầu tư sử dụng đất thiếu hiệu quả là do nhiều nguyên nhân như thuế sử dụng đất còn quá thấp (0.03%), bên cạnh đó giá đất không được tính đúng với giá thị trường (chỉ bằng 1/10 giá thì trường). Nếu giá đất tính sát với giá thị trường, làm căn cứ để thu thuế, giá sử dụng đất sẽ buộc các doanh nghiệp hiện đang nắm giữ đất phải cân nhắc sử dụng đất hiệu quả, hợp lý hơn.
1.6.3. Tình hình phát triển các khu công nghiệp ở Hà Nội:
Theo phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Hà Nội sẽ có 33 Khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Tính đến cuối năm 2013, trên địa bàn Hà Nội có 19 Khu công nghiệp và khu công nghệ cao được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc ghi danh vào mạng lưới các Khu công nghiệp trên cả nước tới năm 2015. Trong đó, Khu công nghệ cao Hòa Lạc do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý, 18 Khu công nghiệp và khu công nghệ cao do trực tiếp UBND Thành phố Hà Nội (Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội) quản lý bao gồm:
8 Khu công nghiệp đang hoạt động (Tỷ lệ lấp đầy 75% đến 95%) với tổng diện tích 1.236 ha bao gồm: KCN Thăng Long: 274 ha; Nội Bài: 114 ha; Nam Thăng Long : 30,4 ha; Hà Nội - Đài Tư: 40 ha; Sài Đồng B: 47,3 ha; Thạch Thất - Quốc Oai: 155 ha; Phú Nghĩa: 170 ha; Quang Minh I: 407 ha.
5 Khu công nghiệp đã có quyết định thành lập và đang trong giai đoạn xây
dựng: với tổng diện tích 1.265 ha bao gồm: KCN phụ trợ Nam Hà Nội: 440 ha;
Phụng Hiệp: 174 ha; KCN Kim Hoa: 45,5 ha (phần diện tích thuộc địa bàn Hà Nội); Quang Minh 2: 266 ha; KCN sạch Sóc Sơn: 340 ha.
29
5 Khu công nghiệp trong danh mục quy hoạch phát triển các khu công
nghiệp trên cả nước đến năm 2020 nhưng đang trong giai đoạn lập quy hoạch, điều
chỉnh quy hoạch, với tổng diện tích khoảng 1.468 ha, bao gồm: Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội 200 ha; KCN Bắc Thường Tín: 430 ha; KCN Đông Anh: 300 ha; KCN Nam Phú Cát: 500ha; Khu công viên công nghệ thông tin Hà Nội: 38 ha.
Một số Khu công nghiệp tiêu biểu tại Hà Nội : * Khu công nghiệp công nghệ cao sinh học:
Khu công nghiệp công nghệ cao sinh học có quy mô 200ha, thuộc địa phận các xã Tây Tựu, Liên Mạc, Thụy Phương, Minh Khai và Cổ Nhuế của huyện Từ Liêm. Dự kiến Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng các xí nghiệp, công trình phát triển công nghệ và thử nghiệm, trung tâm điều hành dịch vụ công cộng, giao lưu hàng hóa. Tại khu công nghiệp cũng xây dựng trung tâm đào tạo, viện nghiên cứu, bệnh viện, khách sạn, ký túc xá sinh viên.
* Khu công nghiệp Bắc Thăng Long:
Khu công nghiệp Bắc Thăng Long thuộc huyện Đông Anh nằm cạnh cao tốc Nội Bài cách Hà Nội 10km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 10km, cách cảng Hải Phòng 100km và cảng Cái Lân 115km. Khu công nghiệp có diện tích khoảng 302ha, chủ đầu tư là Công ty liên doanh giữa Công ty cơ khí Đông Anh và Công ty Sumitomo Corp (Nhật Bản). Đây là một Khu công nghiệp có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi để phát triển vì vậy hiện nay khu công nghiệp đã thu hút được 61 dự án đầu tư với tổng mức đầu tư là 662,3 triệu USD. Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp là 100%.
*Khu công nghiệp Sài Đồng A:
Khu công nghiệp Sài Đồng A tọa lạc tại thị trấn Sài Đồng thuộc thủ đô Hà Nội. Khu công nghiệp có diện tích 420ha, là khu công nghiệp thương mại, dịch vụ trong đó diện tích đất dành cho công nghiệp là 197ha. Chủ đầu tư là Công ty liên doanh giữa Công ty Điện lạnh Hà Nội (Hanel) và Công ty DEAWOO ENGINEER CONTRUCTION (Hàn Quốc). Tuy nhiên, do năng lực của Chủ đầu tư yếu kém, hoạt động của Khu công nghiệp không hiệu quả nên Thủ tướng Chính phủ đã có
30
văn bản cho phép thu hồi giấy phép đầu tư của công ty liên doanh này. Bên cạnh đó vẫn có đề xuất quy hoạch Khu công nghiệp Sài Đồng A tiếp tục duy trì khu công nghiệp với quy mô thu hẹp lại là 197ha theo hướng thu hút đầu tư nước ngoài để xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, chuẩn bị mặt bằng cho các doanh nghiệp FDI vào thuê đất để đầu tư sản xuất kinh doanh.
Sự phát triển của các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong những năm vừa qua đã có rất nhiều những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố cũng như của các địa phương có Khu công nghiệp. Nhưng chính sự phát triển liên tục và thiếu quy hoạch chi tiết này đã khiến cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của Thủ đô rơi vào tình trạng quá tải. Một số các Khu công nghiệp được quy hoạch xây dựng dựa trên tiêu chí thuận tiện về hệ thống giao thông liên lạc nên quá gần với khu vực dân cư, một số khu công nghiệp cụm công nghiệp như Phú Thị, Sài Đồng A vừa xây dựng đã bị bao vây bởi các Khu đô thị. Nhiều dự án đã được phê duyệt nhưng chưa được đầu tư xây dựng trở thành những dự án treo gây lãng phí tài nguyên đất trong khi người nông dân không có đất canh tác. Ngoài ra, còn một nguyên nhân nữa dẫn đến các dự án phát triển các khu công nghiệp không đạt được hiệu quả là việc lựa chọn các đối tác nước ngoài tham gia vào dự án chưa phù hợp. Điển hình như dự án khu công nghiệp Sài Đồng sau gần 10 năm được cấp giấy phép đầu tư xây dựng , đối tác vẫn không đủ khả năng để xây dựng nên buộc phải thu hồi giấy phép. Mặt khác, do muốn nhanh chóng lấp đầy diện tích nên cơ cầu ngành nghề trong các khu công nghiệp tập trung quá đa dạng, nhiều ngành sản xuất có hàm lượng kỹ thuật thấp, đòi hỏi diện tích mặt bằng và nhân công lớn.
31
CHƢƠNG 2
HIỆN TRẠNG QUY HOẠCH VÀ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ NGHĨA, HUYỆN CHƢƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Chƣơng Mỹ:
2.1.1. Vị trí địa lý:
Huyện Chương là một huyện bán sơn địa, đồng thời cũng là một trong năm cửa ô – địa bàn trọng điểm ở cửa ngõ phía Tây Nam Hà Nội.
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí huyện Chƣơng Mỹ
Nguồn: http://chuongmy.hanoi.gov.vn/tabid/40/Default.htm
( xem thêm tại phụ lục 01)
- Phía Bắc giáp huyện Quốc Oai
32
- Phía Nam giáp với huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức
- Phía Tây giáp với huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Huyện Chương Mỹ trước đây là huyện Chương Đức, thuộc Phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam. Năm Gia Long 13 (1814) đổi tên thành phủ Ứng Hòa. Đời Đồng Khánh chia huyện Chương Đức thành 2 huyện Yên Đức do phủ Mỹ Đức kiêm lý và huyện Chương Mỹ. Huyện Chương Mỹ trước đây thuộc tỉnh Hà Tây cho đến năm 2008 sáp nhập vào Hà Nội.
Huyện Chương Mỹ cách trung tâm Thành phố Hà Nội 20km, có diện tích tự
nhiên là 232,26 km2 đứng thứ 3 thành phố, trong đó nhóm đất nông nghiệp là
14.032,65 ha; nhóm đất phi nông nghiệp là 8.081,23 ha; diện tích đất chưa sử dụng là 8.081,23 ha với 32 đơn vị hành chính cấp xã ( 02 thị trấn và 30 xã ) bao gồm: thị trấn Chúc Sơn, thị trấn Xuân Mai; và các xã: Phụng Châu, Tiên Phương, Phú Nghĩa, Đông Phương Yên, Đông Sơn, Thủy Xuân Tiên, Thanh Bình, Trường Yên, Ngọc Hòa, Thụy Hương, Đại Yên, Trung Hòa, Tốt Động, Nam Phương Tiến, Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ, Hữu Văn, Mỹ Lương, Quảng Bị, Hợp Đồng, Lam Điền, Hoàng Diệu, Thượng Vực, Văn Võ, Đồng Phú, Hồng Phong, Trần Phú, Đồng Lạc, Hòa Chính, Phú Nam An.
Chương Mỹ là huyện nằm trong quy hoạch vùng thủ đô, là vùng vành đai xanh có khu đô thị vệ tinh Xuân Mai và đô thị sinh thái Chúc Sơn. Trên địa bàn huyện có Quốc lộ 6A đi qua các tỉnh Tây Bắc dài 18km, đường tỉnh lộ 419, có chuỗi đô thị Xuân Mai – Hòa Lạc – Sơn Tây, có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua huyện với chiều dài 16,5km. Với những ưu đãi về vị trí địa lý, huyện Chương Mỹ đang trở thành trung tâm giao thương kinh tế giữa các tỉnh vùng Tây Bắc và các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ.
2.1.2. Địa hình:
Địa hình huyện Chương Mỹ khá đa dạng, vừa có đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ, vừa có đặc trưng của vùng bán sơn địa với núi, sông, đồng, bãi, hang động …nằm xen kẽ lẫn nhau chia thành 3 vùng rõ rệt: vùng bãi, vùng đồi gò và vùng chuyên lúa.
33
Với địa hình bán sơn địa đã tạo cho Chương Mỹ một nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng: Cát sông và đá núi (nguyên liệu để làm xi măng, đá vôi, hàng thủ công mỹ nghệ …).
Theo tài liệu địa chất của Đoàn địa chất địa lý thì toàn bộ khu vực huyện Chương Mỹ nằm trong bản đồ địa chất có lịch sử địa chất khu vực được tạo thành do quá trình trầm tích sông thuộc giới Kaizôzôi, hệ thứ 4 có chiều dày hơn 50m được chia thành 4 hệ chính:
- Hệ tầng Thái Bình (QIV3 – TB) có chiều dày từ 5-10m. Cấu tạo địa chất do bồi tich đầm lầy, cát bột, sét bột màu nâu, sét bột màu đen.
- Hệ tầng Hải Hưng (QVII-2-HH) có chiều dày từ 10-15m được tạo thành do bồi tích biển đầm lầy gồm cuộn sỏi, than bùn, sét, sò hến.
- Hệ tầng Vĩnh Phú (QIII -2-VP) dày từ 10-35m được tạo thành do trầm tích ven biển gồm sét bột màu vàng.
- Hệ tầng Hà Nội (QII-III-HN) dày từ 5-50m do trầm tích sông bao gồm tảng sỏi cuội, cát nhiều thành phần. Tầng này thường ở độ sâu 65m đến 110m, hệ này chứa nhiều nước nhất.
Phía dưới chúng là tầng Nêogen có bề dày >2000m được chia thành 2 phần: Phần trên là đá cát kết hạt nhỏ đến vừa. Đại đa số diện tích khu vực nằm trong vùng trầm tích sông, cơ cấu tạo nham thạch bao gồm: cát, sét nâu, bột sét xám xanh, xám vàng.
2.1.3. Khí hậu:
Khí hậu trong vùng mang đặc điểm chung của khu vực đồng bằng sông Hồng: chủ yếu là chế độ nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình
năm dao động từ 23-240
C. Mùa hạ nóng, ẩm nhiệt độ trung bình 270C. Nhiệt độ cao
nhất là vào tháng 6 và tháng 7 có khi lên đến 360 hay 380C. Mùa đông nhiệt độ
trung bình 190C, tháng Giêng và tháng hai là lạnh nhất trong năm, có năm nhiệt độ
xuống thấp chỉ còn khoảng 6-80C.
Độ ẩm giữa các tháng có sự chênh lệch không lớn lắm, giữa tháng khô nhất và tháng ẩm nhất chênh nhau 12%. Các tháng hanh khô là tháng 10, tháng 11. Độ
34
ẩm trung bình tối đa là 92% và tối thiểu là 80%, đây là độ ẩm đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
Lượng mưa trung bình là 1.800-2000mm/ năm, song phân bố không đều, tập trung 80% từ tháng 4 đến tháng 10, chỉ có 20% trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Năm mưa nhiều nhất là 2.400mm, mưa ít nhất là 1.200mm.
Gió thay đổi theo mùa, tốc độ trung bình từ 2-2,3m/s. Mùa đông chủ yếu là gió mùa đông bắc với tần suất từ 60-70%, tốc độ trung bình là 2,6-2,7m/s, cuối đông gió chuyển sang hướng Đông. Những ngày đầu có gió mùa đông bắc thường ở cấp 4 cấp 5. Mùa hạ hướng gió thịnh hành là hướng Đông Nam với tần suất từ 50- 70%, tốc độ gió từ 1,9-2,2m/s., khi có bão tốc độ gió cực đại gần 40m/s. Đầu hạ thường xuất hiện gió Tây Nam khô, nóng.
2.1.4. Thủy văn:
Hệ thống sông ngòi của huyện có 3 con sông lớn chảy qua địa phận huyện đó là sông Tích, sông Đáy và sông Bùi.
Sông Đáy là một nhánh của sông Hồng, chảy qua địa phận Hà Nội xuống Hà Nam, Ninh Bình rồi đổ ra cửa Đáy. Sông chảy qua 9 xã của huyện với chiều dài 28km. Sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với chiều rộng khoảng từ 100- 120m. Sông Đáy hiện là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho toàn bộ huyện Chương Mỹ, ngoài ra nó còn cung cấp một lượng nước đáng kể cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động sản xuất công nghiệp. Do sông Đáy có độ sâu tương đối, lại kéo dài từ Hà Nội xuống Ninh Bình nên giao thông đường thủy khá tốt tạo điều kiện thuận lợi cho tàu bè đi lại.
Sông Tích hay còn gọi là sông Tích Giang là phụ lưu cấp I của sông Đáy thuộc hệ thống sông Hồng, bắt nguồn từ dãy núi Ba Vì, đầu nguồn là các hồ Suối Hai, Đồng Mô. Sông Tích chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, chiều dài chính của sông là 91 km (tổng chiều dài toàn lưu vực sông Tích là 110km). Diện tích lưu
vực là 1330km2. Chiều dài con sông chảy qua huyện là 5km, nhận nước từ sông Bùi