Địa hình

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất khu công nghiệp Phú Nghĩa - huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội (Trang 43)

7. Dự kiến kết quả đạt đƣợc và ý nghĩa thực tiễn

2.1.2.Địa hình

Địa hình huyện Chương Mỹ khá đa dạng, vừa có đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ, vừa có đặc trưng của vùng bán sơn địa với núi, sông, đồng, bãi, hang động …nằm xen kẽ lẫn nhau chia thành 3 vùng rõ rệt: vùng bãi, vùng đồi gò và vùng chuyên lúa.

33

Với địa hình bán sơn địa đã tạo cho Chương Mỹ một nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng: Cát sông và đá núi (nguyên liệu để làm xi măng, đá vôi, hàng thủ công mỹ nghệ …).

Theo tài liệu địa chất của Đoàn địa chất địa lý thì toàn bộ khu vực huyện Chương Mỹ nằm trong bản đồ địa chất có lịch sử địa chất khu vực được tạo thành do quá trình trầm tích sông thuộc giới Kaizôzôi, hệ thứ 4 có chiều dày hơn 50m được chia thành 4 hệ chính:

- Hệ tầng Thái Bình (QIV3 – TB) có chiều dày từ 5-10m. Cấu tạo địa chất do bồi tich đầm lầy, cát bột, sét bột màu nâu, sét bột màu đen.

- Hệ tầng Hải Hưng (QVII-2-HH) có chiều dày từ 10-15m được tạo thành do bồi tích biển đầm lầy gồm cuộn sỏi, than bùn, sét, sò hến.

- Hệ tầng Vĩnh Phú (QIII -2-VP) dày từ 10-35m được tạo thành do trầm tích ven biển gồm sét bột màu vàng.

- Hệ tầng Hà Nội (QII-III-HN) dày từ 5-50m do trầm tích sông bao gồm tảng sỏi cuội, cát nhiều thành phần. Tầng này thường ở độ sâu 65m đến 110m, hệ này chứa nhiều nước nhất.

Phía dưới chúng là tầng Nêogen có bề dày >2000m được chia thành 2 phần: Phần trên là đá cát kết hạt nhỏ đến vừa. Đại đa số diện tích khu vực nằm trong vùng trầm tích sông, cơ cấu tạo nham thạch bao gồm: cát, sét nâu, bột sét xám xanh, xám vàng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất khu công nghiệp Phú Nghĩa - huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội (Trang 43)