PHƯƠNG PHÁP PHÚN XẠ MAGNETRON KHÔNG CÂN BẰNG
4.8.2. Khảo sát tính siêu thấm ướt nước (không đọng nước) của màng TiO2.
Khi chưa được chiếu ánh sáng UV, bề mặt màng TiO2 ở trạng thái đọng nước (hình 4.24).
Kỹ thuật tạo sương bám, minh họa trong hình 4.25, được
Hình 4.23. Sự thay đổi góc nước trên bề mặt màng TiO2 theo thời gian chiếu sáng UV.
Hình 4.24. Màng TiO2 G59 ở trạng thái đọng nước trước khi chiếu sáng UV.
thực hiện bằng cách rót vừa đủ nước đá lạnh vào đĩa vi sinh sao cho mực nước vừa chạm mặt. Bên dưới mẫu có màng bắc ngang qua hai mố cầu làm bằng những mẩu thủy tinh nhỏ. Hơi nước trong lớp không khí tiếp giáp với mặt bên trên mẫu gặp lạnh ngưng tụ thành sương bám.
Khảo sát tính siêu thấm ướt nước của màng bằng cách chiếu ánh sáng UV năm mẫu G53 – G57, kích thước 25.4x76.2mm2, trong 90 phút để chuyển bề mặt màng từ trạng thái đọng nước sang trạng thái siêu thấm ướt nước. Sau đó, dùng kỹ thuật tạo sương đối với từng mẫu. Đặt phía dưới mẫu một tờ giấy bạc sao cho có thể quan sát được số sêri của tờ giấy này. Trong số năm mẫu G53-G57 (có độ dày màng tăng dần), mẫu G57 có tính siêu thấm ướt nước tốt nhất. Ta có thể nhìn thấy khá rõ số sêri LG 06801517 của tờ polymer mệnh giá 20.000 đồng VN đặt bên dưới hệ thực nghiệm (hình 4.26). Trong khi đó, đế không có màng do nước vẫn đọng trên bề mặt và làm mờ đi số sêri của tờ giấy bạc được đặt ở phía dưới của đế.
Mố cầu
Hình 4.25. Kỹ thuật tạo sương bám.
Hình 4.26. Thực nghiệm chứng minh khả năng siêu thấm ướt nước của màng.