Sự thay đổi của góc nước trên bề mặt màng sau thời gian chiếu ánh sáng UV.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo màng quang xúc tác TiO2 và TiO2 pha tạp N (Trang 92)

PHƯƠNG PHÁP PHÚN XẠ MAGNETRON KHÔNG CÂN BẰNG

4.8.1. Sự thay đổi của góc nước trên bề mặt màng sau thời gian chiếu ánh sáng UV.

UV.

Trong thực nghiệm này gócθ0là góc tiếp xúc nước ban đầu khi chưa chiếu UV, 1

θ là góc tiếp xúc nước sau 30 phút chiếu UV, θ2 là góc tiếp xúc nước sau 60 phút chiếu UV,... và θ10 là góc tiếp xúc nước sau 300 phút chiếu UV. Màng được xem là có khả năng siêu thấm ướt nước khi góc tiếp xúc của màng và nước giảm và nhỏ hơn 10o [37].

Trong rất nhiều công trình, người ta dùng phương pháp đo góc nước trên bề mặt của màng để xác định khả năng quang xúc tác của màng. Vì vậy, các màng được lựa chọn để đo khả năng siêu thấm ướt nước là các màng có tính năng quang xúc tác tốt, nghĩa là ∆ABS lớn từ các thực nghiệm trên.

Bảng 4.7. Số liệu góc tiếp xúc nước trong 300 phút chiếu UV của màng. Góc θ (độ) Mẫu θ0 θ1 θ2 θ3 θ4 θ5 θ6 θ7 θ8 θ9 θ10 M47 42 36 35 27 24 22 20 8 8 8 8 G37 64 62 45 45 45 38 33 28 28 21 14 G62 55 22 17 17 17 17 12 12 10 9 7 G57 68 22 10 10 10 10 8 5 5 5 5 G52 35 21 10 9 9 9 9 8 8 8 8 G59 66 12 6 5 3 3 2 2 2 2 2 G59N450-9,5 60 20 8 8 8 8 8 8 8 8 8 G59N650-6,5 55 12 7 7 6 6 5 5 5 5 5

Nhìn chung, các màng đều có tính siêu thấm ướt nước rất tốt. Các màng (trừ G37) đều có góc nước nhỏ hơn 10o sau 5 giờ chiếu sáng UV (bảng 4.7 và hình 4.23). Điều này rất có lợi cho khả năng tự làm sạch bề mặt của màng khi được phủ trên các kính của các tòa nhà cao tầng mà việc lau chùi bề mặt rất tốn kém và nguy hiểm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo màng quang xúc tác TiO2 và TiO2 pha tạp N (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w