Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhân lực trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại Công ty Lưới điện cao thế thành phố Hà Nội Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 37)

(1). Các yếu tố bên ngoài:

Môi trường kinh tế

Chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh ảnh hƣởng rất lớn đến quản lý nhân lực. Trong giai đoạn kinh tế suy thoái, hoặc kinh tế bất ổn có chiều hƣớng đi xuống, công ty một mặt vẫn cần phải duy trì lực lƣợng lao động có tay nghề, một mặt phải giảm chi phí lao động. Doanh nghiệp phải quyết định giảm giờ làm việc, cho công nhân nghỉ tạm, hoặc nghỉ việc, hoặc giảm phúc lợi…Ngƣợc lại, khi kinh tế phát triển và có chiều hƣớng ổn định, công ty lại có nhu cầu phát triển lao động mới để mở rộng sản xuất, tăng cƣờng đào tạo huẩn luyện nhân viên. Việc mở rộng sản xuất này đòi hỏi công ty phải tuyển thêm ngƣời có trình độ, đòi hỏi phải tăng lƣơng để thu hút nhân tài, tăng phúc lợi, và cải thiện điều kiện làm việc.

Những thay đổi trong chính sách tiền lƣơng, chính sách thuế thu nhập có ảnh hƣởng lớn tới việc hoạch định nguồn nhân lực, hay tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp.

Môi trường luật pháp

Hệ thống các văn bản pháp luật của nhà nƣớc ban hành buộc các doanh nghiệp phải thực hiện dựa trên các văn bản pháp luật đó. Trong đó, Luật Lao động có ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác quản lý nhân lực. Chính sách tiền lƣơng tối thiểu là chính sách qui định về một mức lƣơng thấp nhất theo quy định của Luật Lao động do Quốc hội Việt Nam ban hành. Đó là số tiền trả

cho ngƣời lao động làm công việc giản đơn nhất trong xã hội với điều kiện làm việc và cƣờng độ lao động bình thƣờng, lao động chƣa qua đào tạo nghề. Số tiền đó đủ để ngƣời lao động tái sản xuất giản đơn sức lao động, đóng bảo hiểm tuổi già và nuôi con. Tuy nhiên, tùy vào đối tƣợng lao động trong doanh nghiệpmà họ có trình độ văn hóa khác nhau, có mức độ đóng góp khác nhau thì việc quản lý về tiền lƣơng, thƣởng đòi hỏi phải hợp lý. Vì tùy vào tính chất hoạt động của một doanh nghiệpmà một công nhân lành nghề có trình độ văn hóa thấp có thể sẽ đƣợc trả lƣơng cao hơn một nhân viên văn phòng tốt nghiệp đại học. Nhƣ vậy, chính sách tiền lƣơng tối thiểu chỉ ảnh hƣởng một phần nhỏ trong hoạt động quản lý nhân lực của doanh nghiệp. Tƣơng tự đối với chính sách thuế thu nhập cá nhân, tùy vào việc kê khai thu nhập của lao động trong doanh nghiệp. Việc tạo điều kiện cho lao động nhận đƣợc mức lƣơng cao nhất có thể đồng thời tính toán thuế phải nộp cho nhân viên ở mức thấp hơn khi qui đổi thu nhập thành nhiều loại, đồng thời kê khai đầy đủ các khoản giảm trừ cho lao động làm việc trong công ty. Với hai chính sách này ảnh hƣởng đến việc tạo ra sự linh hoạt trong công tác tính tiền lƣơng, thƣởng của bộ máy quản lý nhân sự để tạo ra sự hài lòng nhất định cho cán bộ nhân viên, đồng thời giải thích kĩ càng về chính sách này cho lao động đƣợc rõ.

Môi trường xã hội

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, tạo ra cơ hội giao lƣu, tiếp xúc toàn cầu, dẫn tới việc phá bỏ các rào ngăn trong thì trƣờng lao động truyền thống. Hơn nữa việc thiếu hụt lao động lành nghề của thị trƣờng, sẽ gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp trong việc tuyển nhân viên, cán bộ quản lý giỏi, hoặc công nhân ký thuật lành nghề.

Đời sống xã hội càng phát triển, sự thoả mãn của con ngƣời ngày càng cao, đòi hỏi các doanh nghiệpphải có chính sách lƣơng bổng, ƣu đãi ở mức cao hơn.

Định hướng chiến lược phát triển ngành

Trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, khiến cho các tập đoàn kinh tế, cũng nhƣ các doanh nghiệp đua nhau phát triển đa ngành nghề, khiến cho nguồn nhân lực đã khan hiếm, nay càng khan hiếm hơn.

(2). Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp:

Đây là yếu tố nội bộ của doanh nghiệp, đôi khi nó cũng là hệ quả của các áp lực từ môi trƣờng bên ngoài nhƣ: nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các biện pháp kiểm soát chi phí, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, sản phẩm, hay tạo môi trƣờng sáng tạo cho nguồn nhân lực; tái cấu trúc doanh nghiệp, thực hiện tinh giảm biên chế, phát triển mở rộng thông qua hình thức tạo các vệ tinh, liên doanh, liên kết, hợp tác, …; thực hiện các biện pháp nâng cao quyền lực, trách nhiệm cho cấp dƣới, phân cấp phân quyền, …; phát triển văn hoá doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh, thích ứng với những đòi hỏi của môi trƣờng và các giá trị của doanh nghiệp; ứng dụng các công nghệ mới phù hợp.

Hiện trạng nguồn nhân lực

Là yếu tố quan trọng trong môi trƣờng nội bộ, nó quyết định rất nhiều đến sự phát triển của doanh nghiệp. Nó phản ánh lên mối quan hệ giữa các cá nhân, đến các quyết định của danh nghiệp, có quan hệ đến nghĩa vụ, quyền lợi của ngƣời lao động, đặc biệt là các quyết định làm cho nhân viên phù hợp với tổ chức, nâng cao trách nhiệm và đạo đức trong kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo công việc an toàn và ổn định, kích thích, động viên nhân viên trung thành với doanh nghiệp, giảm thiểu tỷ lệ thuyên chuyển, nghỉ việc…

Định hướng phát triển của doanh nghiệp

Định hƣớng phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào định hƣớng phát triển của ngành, nhƣng trong ngắn hạn doanh nghiệp phải xây dựng đƣợc các mục tiêu phát triển cụ thể, qua đó dẫn khẳng định sự lớn

mạnh, trƣởng thành và phát triển bền vững của mình. Định hƣớng phát triển doanh nghiệp là môi trƣờng bên trong không chỉ ảnh hƣởng đến quản lý nhân lực mà còn ảnh hƣởng đến các bộ phận chuyên môn khác nhƣ sản xuất, kinh doanh, marketing, tài chính. Mỗi một bộ phận chuyên môn phải dựa vào định hƣớng phát triển để đề ra mục tiêu cho bộ phận mình.

1.2.3. Kinh nghiệm quản lý nhân lực tại một số công ty và bài học đối với Công ty LDCT

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại Công ty Lưới điện cao thế thành phố Hà Nội Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 37)