BÀI HỌC KINH NGHIỆM PHỊNG NGỪA RỦI RO, GIẢM THIỂU THIỆT

Một phần của tài liệu Rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV) và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại (Trang 28)

6. Kết cấu của luận văn

1.5 BÀI HỌC KINH NGHIỆM PHỊNG NGỪA RỦI RO, GIẢM THIỂU THIỆT

THIỆT HẠI TỪ MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRONG THANH TỐN TDCT 1.5.1 Một số Kinh nghiệm từ ngân hàng J.P. Morgan chase NA, New York.

Theo số liệu trên Asia banking forum, JP. Morgan chase (JP) cĩ doanh số thanh tốn LC cũng như chiếm thị phần đứng đầu trong top 5 ngân hàng lớn ở Mỹ năm 2008 gồm: JP. Morgan Chase, Bank of America, Citibank, Wachovia, US bank.

* Theo J.P trong tài trợ thương mại cĩ những rủi ro sau:

Rủi ro đối tác và rủi ro quốc gia (Counter Party and Country Risk): đây là rủi ro khơng thanh tốn và rủi ro quốc gia ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu như chiến tranh, đình cơng, cấm vận, ngưng hoạt động…

Rủi ro pháp lý (legal and regulatory risks): rủi ro pháp lý gồm rủi ro do phán quyết của tịa án, sự bất đồng giữa luật pháp trong nước và ngồi nước, rủi ro do quy định chống rửa tiền của chính phủ.

Rủi ro hoạt động (operation risks): rủi ro hoạt động bao gồm các rủi ro trong quá trình thực hiện và xử lý giao dịch, rủi ro chứng từ giả mạo, rủi ro do lừa đảo…

21

Rủi ro nguồn vốn (funding risks): rủi ro nguồn vốn bao gồm rủi ro trong quá trình tái tài trợ và rủi ro trong việc huy động vốn thanh tốn.

* Một vài giải pháp và kinh nghiệm phịng ngừa rủi ro của JP:

Đối với rủi ro rủi ro đối tác:

Giải pháp của JP là kí hợp đồng chia sẻ rủi ro (Master risks participation agreement - MRPA) với một ngân hàng, trong đĩ mỗi bên sẽ chịu một phần rủi ro trong giao dịch. Sau đây xin giới thiệu hai hình thức hợp đồng chia sẻ rủi ro mà JP thực hiện:

Hình thức 1: Hợp đồng chia sẻ rủi ro (MRPA)

Trong giao dịch LC, cĩ hai loại rủi ro đĩ là rủi ro khơng được thanh tốn từ NHPH, người mở LC và rủi ro chứng từ từ nhà xuất khẩu (chứng từ bất đồng, giả mạo). JP sẽ thực hiện giao dịch kinh doanh rủi ro thơng qua hợp đồng MRPA. Trong đĩ, JP sẽ chịu rủi ro từ NHPH cịn ngân hàng người bán sẽ chịu rủi ro chứng từ. Các thư tín dụng được JP chấp nhận để thực hiện hợp đồng MRPA với điều kiện NHPH cĩ mối quan hệ tốt với JP đồng thời khách hàng của họ phải là những khách hàng quen thuộc, cĩ nhiều giao dịch thành cơng với NHPH, cĩ báo cáo tài chính tốt. Ngân hàng người bán phải cĩ trách nhiệm kiểm tra chứng từ và đảm bảo chứng từ sạch và phù hợp với điều khoản và điều kiện của LC.

Ví dụ minh họa về hợp đồng MRPA: Một nhà xuất khẩu Úc bán hàng theo LC trả ngay cho nhà nhập khẩu Trung Quốc. Hiện tại chi phí vốn tại Trung Quốc đang rất cao vì vậy người mua muốn nhà xuất khẩu đồng ý thanh tốn bằng LC trả chậm 180 ngày. Nhà xuất khẩu lại khơng tin tưởng NHPH nhưng vẫn muốn hỗ trợ người mua trong giao dịch này. Vì vậy họ cần tìm giải pháp hiệu quả nhằm giải quyết vấn đề này mà lại khơng phải gánh chịu rủi ro.

Và giải pháp của JP: JP sẽ kí hợp đồng MRPA với ngân hàng của người bán, trong đĩ ngân hàng người bán sẽ chịu rủi ro về chứng từ (chứng từ bất đồng, giả mạo) cịn JP sẽ cam kết chịu rủi ro từ ngân hàng phát hành (rủi ro về khả năng thanh tốn của NHPH, rủi ro quốc gia liên quan đến NHPH).

NHPH sẽ mở LC xác nhận trả chậm 90 ngày. Ngân hàng người bán sẽ thơng báo và xác nhận LC cho người bán. Người bán xuất trình chứng từ tại ngân hàng người bán, ngân hàng người bán sẽ kiểm tra chứng từ nếu phù hợp sẽ chiết khấu cho người bán. Khi đến hạn thanh tốn (sau 90 ngày), theo yêu cầu của NHPH, JP thực hiện tái tài trợ (refinancing) cho người mua thêm 90 ngày nữa và thanh tốn cho ngân hàng người bán ngay lúc đĩ. Sau 90 ngày tiếp theo, NHPH sẽ thanh tốn lại cho JP số tiền LC cộng thêm phí và lãi trả chậm 90 ngày.

Hình thức 2: Tín dụng thư dự phịng đồng xác nhận (Co-Confirmation Standby Letter of Credit)

Ví dụ minh họa về tín dụng thư dự phịng đồng xác nhận: Cơng ty giám định ABC yêu cầu ngân hàng A xác nhận LC dự phịng (Standby Letter of Credit – SBLC) do ngân hàng B phát hành. Người yêu cầu phát hành là chính phủ quốc gia ngân hàng B để thanh tốn tiền cho dịch vụ giám định của cơng ty ABC đối với hàng hĩa nhập khẩu vào quốc gia B. Ngân hàng A đang cần tìm giải pháp để giảm thiểu rủi ro trong việc xác nhận LC vì họ khơng cĩ quan hệ quen biết với ngân hàng B để cĩ thể thực hiện giao dịch này.

Và giải pháp của JP: JP cung cấp dịch vụ đồng xác nhận LC - dịch vụ đầu tiên ở châu Á, trong đĩ một đối tác nữa được yêu cầu tham gia vào giao dịch này đĩ là ngân hàng C. Ngân hàng C cĩ mối quan hệ tốt với ngân hàng B. Giao dịch này là một sự cộng tác của nhiều đối tác trong và ngồi nước. Cụ thể như sau: J.P và ngân hàng C kí hợp đồng chia sẻ rủi ro từ ngân hàng B bằng cách đồng xác nhận SBLC cho ngân hàng A. Dựa vào hai xác nhận này, ngân hàng A sẽ thơng báo và xác nhận SBLC phát hành bởi ngân hàng B cho cơng ty ABC. Nếu rủi ro xảy ra từ phía ngân hàng B, JP và ngân hàng C sẽ chịu rủi ro này.

Đối với rủi ro hoạt động:

Theo J.P cần kiểm sốt chặt chẽ hành vi lừa đảo: Trong những nằm gần đây, khi số lượng giao dịch thương mại gia tăng, ngân hàng trở thành đối tượng lừa đảo nhiều hơn, hai loại lừa đảo mà ngân hàng thường gặp phải là: xuất trình chứng từ

23

thật nhưng gặp phải sự lừa đảo của bên thứ ba, lừa đảo về mặt chứng từ giả cho hàng hĩa kém phẩm chất hoặc khơng cĩ hàng hĩa.

Theo số liệu của J.P, những biểu hiện của những giao dịch lừa đảo như sau: hàng sắt vụn, giá cả hơi thấp hơn giá thị trường, những chuyến tàu cĩ tuổi tàu trên 15 năm, những chuyến tàu thuê đơn lẻ, những con tàu hay đổi tên, đổi chủ tàu, tàu được bốc dỡ ở một số khu vực địa lý nào đĩ...

Vài kinh nghiệm của J.P: Ngân hàng cần kiểm tra chứng từ một cách cẩn thận, hợp lý; tổ chức hội thảo về vấn đề gian lận; tránh sự mập mờ trong đơn xin mở thư tín dụng; tránh sự đơn giản quá mức của thỏa thuận LC; tư vấn người mua nên yêu cầu chứng nhận kiểm tra của cơ quan độc lập; kiểm tra năng lực cung cấp hàng hĩa của người bán thơng qua các hiệp hội thương mại, phịng thương mại; kiểm tra ngày khởi hành và ngày cập cảng đến của tàu hàng; kiểm tra bất cứ sửa đổi nào trên chứng từ và đảm bảo rằng các sửa đổi đều xác thực; kiểm tra đảm bảo hàng được chở bởi những hãng vận chuyển cĩ uy tín và kinh nghiệm; bảo hiểm hàng hĩa được mua bởi những cơng ty bảo hiểm uy tín; nếu vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, cần kiểm tra xem người thuê tàu cĩ phải là một tổ chức uy tín hay khơng...

Một phần của tài liệu Rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV) và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại (Trang 28)