Phân tích hồi quy và các kiểm định

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ INTERNET BANKING CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á.PDF (Trang 59)

7. Bố cục của đề tài

2.3.4 Phân tích hồi quy và các kiểm định

*Đánh giá tương quan giữa các biến định lượng

Kiểm định hệ số tương quan Pearson dùng để kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập (WEBSITE, BAOMAT, DENBU, LIENHE, HIEUQUA, TINCAY, DAPUNG) và biến phụ thuộc (HAILONG). Giữa biến độc lập và biến phụ thuộc phải có tương quan thì các biến đó mới được đem vào để phân tích hồi quy.

Bảng 2.6: Tương quan giữa biến độc lập và phụ thuộc W E BS IT E R IE N G T U D E N B U L IE N H E H IE U Q U A T IN C A Y D A PU N G HAILONG Tương quan Pearson .358 ** .343** .077 .300** .207** -.037 .338** Sig. (2-tailed) .000 .000 .190 .000 .000 .526 .000 Kết quả phân tích hệ số tương quan Pearson ở Phụ lục 6 cho thấy nhân tố HAILONG không có tương quan với nhân tố DENBU và TINCAY. Nhân tố HAILONG có tương quan với 5 nhân tố còn lại là WEBSITE (0.358) , BAOMAT (0.343), LIENHE (0.300), HIEUQUA (0.207), và DAPUNG (0.338) ở mức ý nghĩa thống kê 1%.

*Phân tích hồi quy

Nhân tố phụ thuộc HAILONG và 5 nhân tố độc lập là WEBSITE, BAOMAT, LIENHE, HIEUQUA, DAPUNG được đưa vào chạy hồi quy nhằm xác định mối quan hệ nhân quả và đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy bội bằng phương pháp Enter.

Kết quả

Theo kết quả hồi quy được trình bày ở phụ lục 7, giá trị R2 điều chỉnh= 0,484 chứng tỏ rằng sự biến thiên của các nhân tố đưa vào phân tích giải thích được 48.4% sự biến thiên của chất lượng dịch vụ Internet Banking.

*Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Kiểm định F là một phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể để xem xét biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp của các biến độc lập hay không với giả thuyết Ho: Bi=0.

Trị thống kê F được tính từ giá trị R2 có giá trị sig. rất nhỏ (sig = 0,000<0,05) cho thấy mô hình sử dụng là phù hợp với tập dữ liệu và các biến đều đạt được tiêu chuẩn chấp nhận.

*Kiểm địnhgiả thuyết của mô hình

Giá trị t dùng để kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy với giả thuyết là Ho: Bi=0. Theo kết quả, các hệ số Beta chuẩn hóa đều lớn hơn 0 và trị thống kê t có mức ý nghĩa =0,000 chứng tỏ rằng giả thuyết Ho: Bi=0 có thể bị bác bỏ với độ tin cậy rất cao (99%),cũng đồng nghĩa với các biến đều có ý nghĩa trong mô hình.

Kết quả này khẳng định các giả thuyết H1, H2, H4, H5, H7 nêu ra trong mô hình nghiên cứu là phù hợp và được chấp nhận. Các nhân tốbao gồm WEBSITE, BAOMAT, LIENHE, HIEUQUA,DAPUNGcó ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Internet Banking theo chiều thuận và theo những mức độ khác nhau (tương ứng với Hệ số Beta chuẩn hóa của mỗi nhân tố). Cụ thể là:

-Hệ số hồi quy của nhân tố WEBSITE là 0,358 nên giả thuyết H1 được chấp nhận với mức ý nghĩa 1% của mẫu dữ liệu đã khảo sát. Website của dịch vụ Internet Banking càng tốt thì chất lượng dịch vụ Internet Banking càng cao.

-Hệ số hồi quy của nhân tố BAOMAT là 0,343 nên giả thuyết H2 được chấp nhận với mức ý nghĩa 1% của mẫu dữ liệu đã khảo sátDịch vụ Internet Banking càng Bảo Mật thì chất lượng dịch vụ Internet Banking càng cao.

-Hệ số hồi quy của nhân tố LIENHE là 0,300 nên giả thuyết H3 được chấp nhận với mức ý nghĩa 1% của mẫu dữ liệu đã khảo sátDịch vụ Internet Banking có yếu tố Liên hệ càng tốt thì chất lượng dịch vụ càng cao.

-Hệ số hồi quy của nhân tố HIEUQUA là 0,207 nên giả thuyết H4 được chấp nhận với mức ý nghĩa 1% của mẫu dữ liệu đã khảo sát  Hiệu quả của dịch vụ Internet Banking càng cao thì chất lượng dịch vụ càng cao.

-Hệ số hồi quy của nhân tố DAPUNG là 0,338 nên giả thuyết H5 được chấp nhận với mức ý nghĩa 1% của mẫu dữ liệu đã khảo sátDịch vụ Internet Banking có Đáp ứng càng tốt thì chất lượng dịch vụ càng cao.

* Kiểm định tự tương quan và đa cộng tuyến

Trong phụ lục 7, hệ số Durbin Watson dùng để kiểm định tương quan chuỗi bậc nhất cho thấy mô hình không vi phạm khi sử dụng phương pháp hồi quy bội vì giá trị đạt được là 1,945 (< 2) và chấp nhận giả thuyết không có sự tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình.

Hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor) của các nhân tố độc lập trong mô hình đều bằng 1 (<2) đồng thời hệ số chấp nhận (Tolerance) = 1 khá cao thể hiện tính đa cộng tuyến của các nhân tố độc lập là không đáng kể nên mối quan hệ giữa các nhân tố độc lập không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải thích của mô hình hồi quy.

* Phương trình hồi quy

Tóm lại, sau khi kiểm định và phân tích nhân tố khám phá, chạy hồi quy bội, kết quả còn 5 nhân tố là WEBSITE, BAOMAT, LIENHE, HIEUQUA và DAPUNG có tác động đến chất lượng dịch vụ Internet Banking. Trong đó nhân tố WEBSITE có ảnh hưởng nhiều nhất và nhân tố HIEUQUA có ảnh hưởng ít nhất. Phương trình hồi quy bội được viết như sau:

CLDV INTERNET BANKING = -1.563E-016 +0.358WEBSITE + 0,343 BAOMAT + 0,300LIENHE + 0,207HIEUQUA + 0,338DAPUNG

Các giả thuyết được nêu ra trong mô hình nghiên cứu đã được chấp nhận và phương trình hồi quy đã được kiểm định phù hợp.Như vậy, Ngân hàngcần phải nỗ lực cải tiến những nhân tốtạo nên chất lượng dịch vụ Internet Banking để nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

2.4 Nhận xét kết quả nghiên cứu thực trạng chất lượng dịch vụ Internet Banking của NHTM CP Đông Á

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ INTERNET BANKING CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á.PDF (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)