Nâng cao chất lượng ra quyết định tranh thầu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đấu thầu của các doanh nghiệp xây lắp (Trang 97)

5. Kết cấu của đề tài

3.3 Nâng cao chất lượng ra quyết định tranh thầu

Khi tham gia vào công việc đấu thầu, doanh nghiệp phải gánh chịu một khoản chi

phí cơ hội, việc ra quyết định dự thầu có tác động rất lớn đến chi phí cơ hội mà doanh nghiệp bỏ ra với hiệu quả thu được từ hoạt động tham gia dự thầu. Đối với

một dự án cụ thể, doanh nghiệp tham gia dự thầu đứng trước hai khả năng;

 Nếu thắng thầu, doanh nghiệp sẽ thu được một khoản lợi từ công trình thắng

thầu đó và tác động (lợi ích) có tính dây chuyền sau trúng thầu.

 Nếu trượt thầu, doanh nghiệp sẽ mất đi một khoản chi cho quá trình tranh thầu,

ngoài ra còn có ảnh hưởng đến các hoạt động khác và các dự án tranh thầu khác

của doanh nghiệp.

Hiện tại, đa số các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam thường áp dụng phương pháp

phân tích giản đơn khi ra quyết định tranh thầu, những phương pháp dựa vào cảm

tính này nhiều khi không đảm bảo tính khoa học, không mang lại tính khả thi và

Từ những vấn đềđặt ra ở trên cho thấy việc có nên tham dự thầu hay không thực sự

là vấn đề mà doanh nghiệp cần xem xét một cách thận trọng. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng tôi khuyến nghị nên áp dụng phương pháp đánh giá bằng chỉ

tiêu tổng hợp trong ra quyết định tranh thầu, việc áp dụng chỉ tiêu tổng hợp có thể

coi là một cách tính toán khoa học, hiệu quả áp dụng phù hợp với các doanh nghiệp

xây dựng Việt Nam trong ra quyết định tranh thầu.

Quá trình vận dụng phương pháp này được thực hiện qua các bước chủ yếu sau:

Bước 1: Xác định danh mục các chỉ tiêu ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu

của doanh nghiệp

Thực hiện hoạt động này, doanh nghiệp cần căn cứ vào kinh nghiệm bản thân,

những quy định của pháp luật về đấu thầu hiện hành, để xác định chỉ tiêu đặc trưng

cho những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu. Các chỉ tiêu này càng sát với chỉ tiêu thắng thầu càng tốt. Số lượng các chỉ tiêu là tùy ý, nhưng tối thiểu phải bao quát được đầy đủ các chỉ tiêu thường dùng đểđánh giá hồ sơ dự thầu, phải tính đến tình hình cạnh tranh của các đối thủ, phải chú ý tránh trùng lặp chỉ tiêu và phải xác định các chỉ tiêu thực sự cóảnh hưởng, không đưa vào danh mục những chỉ tiêu không có ảnh hưởng, hoặc ảnh hưởng rất ít đến khả năng thắng thầu của doanh

nghiệp. Chỉ tiêu đưa ra chi tiết cụ thể bao nhiêu thì kết quả càng chính xác bấy

nhiêu.

Bước 2: Xây dựng thang điểm

Các chỉ tiêu đã lựa chọn sẽđược phân tích theo một trạng thái tương ứng với từng

bậc thang điểm. Có nhiều loại thang điểm, yêu cầu của thang điểm là đảm bảo tính

chính xác và không qua phức tạp trong tính toán, có thể sử dụng thang điểm bậc 3,

bậc 5 hoặc bậc 9. Trong đó:

- Thang điểm bậc 3 được chia thành 3 mức 4, 2, 0 tương ứng với 3 trạng thái

- Thang điểm bậc 5 được chia thành 5 mức 4, 3, 2, 1, 0 tương ứng với 5 trạng

thái của từng chỉ tiêu là rất tốt, tốt, trung bình, yếu, kém.

- Thang điểm bậc 9 có các mức điểm 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2,1, 0.

Như vậy, mỗi thang điểm đều có mức tối đa tương ứng với trạng thái tổn thất của các chỉ tiêu. Việc sử dụng thang điểm nào là tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp.

Bước 3: Xác định tầm quan trọng của từng chỉ tiêu

Trong các chỉ tiêu đã được lựa chọn đểđưa vào tính toán thì rõ ràng mỗi chỉ tiêu có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến khả năng thắng thầu của từng doanh nghiệp. Do

vậy, từng doanh nghiệp cần sử dụng kinh nghiệm của bản thân, những quy định của

pháp luật về đấu thầu hiện hành, những thông lệ và tiêu chuẩn thường được dùng để đánh giá hồ sơ dự thầu, kết hợp với việc sử dụng phương pháp chuyên gia đểđánh

giá mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu. Tầm quan trọng của các chỉ tiêu có thể được thể hiện bằng phần trăm (trong số) hoặc số thập phân…Tổng hợp sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu bằng 1 nếu thể hiện bằng số thập phân, và bằng 100% nếu

thể hiện bằng số phần trăm.

Bước 4: Tính toán chỉ tiêu tổng hợp cho gói thầu cụ thể

Khi xuất hiện một gói thầu cụ thể, doanh nghiệp cần khẩn trương nghiên cứu hồ sơ

mời thầu, nghiên cứu gói thầu, phân tích môi trường đấu thầu, đánh giá khả năng

của mình với gói thầu và dựđoán đối thủ cậnh tranh để xác định trạng thái của từng

chỉ tiêu trong bảng danh mục và sốđiểm tương ứng với trạng thái đó. Cuối cùng tính toán các chỉ tiêu tổng hợp theo công thức sau:

TH = 1 N i AixPi   (3.1) Trong đó: TH: Chỉ tiêu tổng hợp

N: Số các chỉ tiêu trong danh mục

Pi: Trọng số của chỉ tiêu i

Bước 5: Đánh giá khả năng thắng thầu và ra quyết định

Khả năng thắng thầu được đo bằng tỷ lệ % theo công thức sau:

K = TH

M x 100 (3.2)

Trong đó:

K: khả năng thắng thầu

TH: điểm tổng hợp được tính theo công thức trên M: mức điểm tối đa trong thang điểm được dùng

Nếu các chỉ tiêu đều ở trạng thái trung bình, thì khả năng thắng thầu sẽ là K = 50%. Nếu khả năng tính toán thắng thầu K < 50% thì doanh nghiệp không nên tham gia gói thầu đó, khi đó nếu K > 50% thì tình hình khả quan.

Ví dụ minh hoạ: doanh nghiệp A xây dựng được các chỉ tiêu và thang điểm 5 bậc như sau:

Bảng 3.1: Thang điểm theo chỉ tiêu

STT Các chỉ tiêu Thang điểm trạng thái

0 1 2 3 4

1 Mục tiêu lợi nhuận Rất thấp Thấp Trung bình

Cao Rất cao 2 Khả năng đáp ứng các yêu cầu

kỹ thuật

Rất thấp Thấp Trung bình

Cao Rất cao 3 Mức độ quen thuộc với gói

thầu

Rất thấp Thấp Trung bình

Cao Rất cao 4 Khả năng đáp ứng tiến độ thi

công Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao 5 Khả năng đáp ứng về năng lực thi công Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao 6 Đánh giá về đối thủ cạnh tranh Rất

mạnh

Mạnh Trung bình

Bảng 3.2: Trong số theo từng mục tiêu

STT Các chỉ tiêu Trọng số (%)

1 Mục tiêu lợi nhuận 30

2 Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật 20

3 Mức độ quen thuộc với gói thầu 15

4 Khả năng đáp ứng tiến độ thi công 5

5 Khả năng đáp ứng về năng lực thi công 10

6 Đánh giá vềđối thủ cạnh tranh 20

Khi doanh nghiệp có gói thầu, việc tính toán cụ thể như sau:

Bảng 3.3: Bảng tính toán thang điểm cụ thể

TT Các chỉ tiêu Trạng thái Điểm Trong số Kết quả

1 Mục tiêu lợi nhuận Thấp 3 0,3 0,9 2 Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật Rất cao 4 0,2 0,8 3 Mức độ quen thuộc với gói thầu Trung

bình

2 0,15 0,3

4 Khả năng đáp ứng tiến độ thi công Cao 3 0,05 0,15 5 Khả năng đáp ứng về năng lực thi công Rất cao 4 0,1 0,4 6 Đánh giá về đối thủ cạnh tranh Mạnh 1 0,2 0,2 Tổng điểm tính toán 2,75

Như vậy:K = , x100 = 68.75%

Khả năng thắng thầu với gói thầu này là: K = 68.75% > 50% doanh nghiệp nên tham gia gói thầu này.

Trên đây là một ví dụ đơn giản minh hoạ cho nội dung phương pháp, thực tế khi

vận dụng, các công ty cần cụ thể chi tiết hơn các chỉ tiêu, vì càng cụ thể mức độ

tính toán càng chính xác.

Phương pháp sử dụng chỉ tiêu tổng hợp là cách thức lượng hoá sự ảnh hưởng của

các nhân tố cần xem xét và đáp ứng các yêu cầu phản ứng nhanh khi ra quyết định

tranh thầu. Vì vậy, đối với phương pháp này, tính đúng đắn của quyết định phụ

thuộc rất lớn vào sự phân tích và sự xác định chính xác của từng chỉ tiêu cũng như

tầm quan trọng của nó. Doanh nghiệp cần có biện pháp đảm bảo tin cậy của thông

tin và phân tích cẩn thận trạng thái của các chỉ tiêu ngay từ vòng ra quyết định thứ

nhất. Mặt khác phương pháp này đánh giá dựa hoàn toàn trên quan điểm lượng hoá

doanh nghiệp nên đòi hỏi ở bộ phận đánh giá cần có trình độ chuyên sâu, kinh nghiệm tốt và sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả các bộ phận có liên quan.

Để thực hiện phương pháp này có hiệu quả, doanh nghiệp cần:  Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá phù hợp với quan điểm của mình.

 Đánh giá chính xác, khách quan trọng số cũng như thang điểm các chỉ tiêu.

 Việc tính toán phải dựa trên căn cứ khoa học và kết quả phân tích.

 Người đánh giá phải có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm.

 Việc tính toán linh hoạt theo kịp nhịp độ phát triển biến đổi của môi trường kinh

doanh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đấu thầu của các doanh nghiệp xây lắp (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)