Xác định thị trường mục tiêu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đấu thầu của các doanh nghiệp xây lắp (Trang 65)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.3.4 Xác định thị trường mục tiêu

 Xác định thị trường mục tiêu theo tiêu thức địa lý

Qua nghiên cứu thị trường xây dựng và nhu cầu đầu tư, công ty chọn thị trường

tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng kinh tế này đang rất lớn do nhu cầu của phát triển

kinh tế, và đặc biệt là thị trường xây dựng ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… đây là một thị trường tiềm năng trong những năm gần đây, với tốc độ

xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng rất cao, thị trường này thương hiệu và uy tín của công ty đã được biết đến rất nhiều nên có những lợi thế nhất định.Như vậy, xét

theo tiêu thức địa lý thị trường cần hướng đến:

 Khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam với thị trường các tỉnh: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu.

 Khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Thừa Thiên Huế.

 Khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc bao gồm các tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh

 Xác định thị trường mục tiêu theo tiêu thức chủng loại công trình xây dựng

Thế mạnh của công ty là thi công các công trình xây dựng giao thông, cầu và đường

nên chiến lược về đấu thầu của công ty vẫn là giữ phân khúc thị trường này, tuy nhiên do nhu cầu của thị trường hiện nay của khu vục về xây dựng mới và di dời hệ

thống cảng, sân bay rất lớn, đây là một lợi thế của Tổng công ty so với các đối thủ

cạnh tranh nên Tổng công ty không thể bỏ qua phân khúc thị trường này.

 Xác định thị trường mục tiêu theo tiêu thức chủng loại nguồn vốn xây dựng Xác định khả năng đáp ứng hợp đồng của công ty về mặt tài chính

Tình hình tài chính của công ty cuối năm 2012 (Theo báo cáo tài chính quý 3 năm

2012 và báo cáo quản trị của Phòng Dự án – Cienco 6) - Tổng tài sản hiện có: 3,476,995,676,785 đồng. - Tổng tài sản nợ: 2,922,686,430,675 đồng. - Tổng tín dụng: 500,000,000 đồng

Bảng 2.14: Danh mục các hợp đồng chưa hoàn thành

STT Tên công trình Chủ đầu tư Gía trị HĐ (USD)

Gía trị còn lại (USD) 1 Gói thầu số 2: Xây dựng cầu Long

Thành và hai đường đầu cầu từ Km11+000 - Km14+100 thuộc dự án Cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây

Cty ĐTPT đường cao tốc

VN (VEC)

65,886,537 9,200,000

2 Gói số 7: Xây dựng nút giao Phụng Hiệp 2 và cầu Sóc Trăng

Ban QLDA 9 4,173,000 208,650

3 Dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (Giai đoạn 1), gói thầu số 5

Công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc

(VEC)

31,895,865 2,551,669

4 Xây dựng cảng và kho bãi thông quan nội địa (ICD) của Cảng Bến Nghé tại Phường Phú Hữu - Quận 9 (giai đoạn 1) Công ty TNHH Một Thành Viên cảng Bến Nghé 6,250,000 187,500

5 Gói thầu số 12 : Dự án : "Cải tạo, nâng cấp đường HCC, đường lăn và sân đỗ máy bay - Cảng Hàng không Cần Thơ"

Cụm Cảng Hàng Không

Miên Nam

7,187,500 4,312,500

6 Đầu tư xây dựng cầu Đầm Cùng, tỉnh Cà Mau. Ban QLDA đường Hồ Chí Minh 16,342,857 13,074,285 Tổng cộng 131,735,759 USD 29,534,604 USD Nguồn: Báo cáo quản trị của Phòng Dự án – Cienco 6

Khảnăng tài chính dự thầu của công ty được xác định như sau:

(2.1)

B = 3,476,995,676,785 + 500,000,000,000 - 2,922,686,430,675 - 137,795,603,914 - 617,863,915,680 = 398,649,726,516 (Đồng) (Tỷ giá được sử dụng là tỷ giá

ngày 19/03/2013 của Ngân hoàng ngoại thương Việt Nam)

Như vậy, công ty có thể đáp ứng được những hợp đồng có giá trị dưới 398,6 tỷ đồng, công ty muốn thực hiện những hợp đồng có giá trị lớn hơn thì phải huyđộng

vốn hoặc tiến hành liên danh, liên kết.

Trong thị trường mục tiêu đã chọn công ty nên chọn giải pháp:

 Giữ vững và phát triển phân khúc thị trường xây dựng công trình giao thông: cầu đường, cảng, sân bay.

 Đấu thầu độc lập các công trình có giá gói thầu ≤ 398,6 tỷ đồng.

 Thực hiện liên danh, liên kết đối với các công trình có giá gói thầu > 398,6 tỷ đồng.

 Mở rộng kinh doanh các dịch vụ xây dựng như: Cung cấp bê tông thành phẩm,

các cấu kiện đúc sẵn, lắp ghép…

 Tăng cường liên danh với các công ty, tổng công ty, tập đoàn xây dựng khác

nhằm nâng cao khả năng hoạt động, học hỏi kinh nghiệm của phía đối tác.

Từ những nghiên cứu trên ta rút ra được bảng phân tích SWOT như sau: B = ∑tài sản + ∑tín dụng - ∑tài sản nợ - 5% tổng giá trị các hợp đồng –

Bảng 2.15: Bảng phân tích SWOT

Điểm mạnh (Strengths - S)

- Những công trình do Tổng công ty tham gia xây dựng đều đảm bảo tiến độ và chất lượng theo yêu cầu.

- Kinh nghiệm thi công những công trình có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, thi công được nhiều lĩnh vực: cầu đường, sân bay, cảng…

- Nguồn nhân lực có chất lượng

- Tình hình tài chính ổn định, tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.

- Máy móc thiết bị đồng bộ, đa dạng ở nhiều lĩnh vực cho phép doanh nghiệp có thể thi công ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

- Hoạt động quan hệ công chúng thực hiện tốt, giao tiếp với chủ đầu tư tốt.

- Danh tiếng và tầm ảnh hưởng của công ty ngày càng được khẳng định.

Cơ hội ( Opportunities - O)

- Tăng cường đầu tư xây dựng là một biện pháp nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế hiện nay. - Có khả năng tiếp cận dễ dàng với các công nghệ

thi công mới, có điều kiện tiếp cận và nhập khẩu những thiết bị thi công mới, hiện đại của nước ngoài.

- Chính sách đấu thầu rộng rãi được khuyến khích áp dụng và ngày càng phổ biến. Có cơ hội hợp tác liên doanh với nhiều nhà thầu lớn khác. - Phương tiện quảng cáo ngày càng nhiều và phổ

biến phục vụ đắc lực cho việc xây dựng hình ảnh công ty.

Điểm yếu ( Weaknesses - W)

- Hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường chưa tốt.

- Năng lực quản lý còn hạn chế, cơ cấu tổ chức chưa ổn định sau cổ phần hóa các công ty thành viên.

- Năng lực tài chính của công ty ngày càng tăng song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất thi công, khả năng huy động vốn thấp, cơ cấu vốn chưa thật sự hợp lý.

- Sự liên kết giữa các công ty thành viên với nhau hay với Tổng công ty chưa hiệu quả nên hiệu quả thực hiện các chủ trương của Tổng công ty chưa đồng nhất về kết quả.

- Có nhiều công ty thành viên nên việc chỉ đạo, phổ biến thực hiện chủ trương của Tổng công ty có nhiều hạn chế.

Nguy cơ (Threats - T)

- Lạm phát gia tăng mà những quy định về tính trượt giá của Nhà nước không còn thích hợp với tình hình biến động giá như hiện nay làm nhiều nhà thầu chịu thua lỗ.

- Cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp ngày càng khốc liệt, năng lực sản xuất của đối thủ cạnh tranh ngày càng nâng cao.

- Sự xuất hiện của những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn ngày càng nhiều đó là các nhà thầu nước ngoài và các tập đoàn sản xuất ở các lĩnh vực khác tham gia vào đầu tư xây dựng.

- Yêu cầu của chủ đầu tư ngày một cao hơn cả về kĩ thuật lẫn mỹ thuật và thời hạn thi công. - Lãi suất trên thị trường biến động không ổn

định làm giảm khả năng huy động vốn của doanh nghiệp.

Kết hợp những yếu tố SO, ST, WO, WT ta rút ra được những điều chú ý sau:

 Công ty có lợi thế cạnh tranh trên thị trường xây dựng Việt nam hiện nay, Tổng công ty cần phải tranh thủ thời cơ dựa vào những điểm mạnh của mình vượt qua các đối thủ cạnh tranh, đầu tư mạnh về máy móc trang thiết bị…

 Công ty cần dè chừng những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn đặc biệt là các nhà thầu đến từ Nhật, Trung Quốc. Có biện pháp chống trượt giá hiệu quả, tìm kiếm giải

pháp tài chính hợp lý.

 Với những cơ hội do thị trường tạo ra công ty cần khắc phục những yếu kém của

mình, hoàn thiện cơ chế quản lý, nhanh chóng ổn định các công ty thành viên sau khi cổ phần hóa.

 Cải thiện tình hình của doanh nghiệp nhằm tránh được những nguy cơ: Nội bộ

yếu kém có thể làm cho công ty thua ngay trên sân nhà trước sự xuất hiện của

các nhà thầu nước ngoài vốn mạnh về tài chính và công nghệ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đấu thầu của các doanh nghiệp xây lắp (Trang 65)