Thực trạng đấu thầu xây dựng thông qua kết quả điều tra xã hội học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đấu thầu của các doanh nghiệp xây lắp (Trang 37)

5. Kết cấu của đề tài

2.1 Thực trạng đấu thầu xây dựng thông qua kết quả điều tra xã hội học

Sau 27 năm chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá bao cấp sang cơ chế thị trường, ngành xây dựng đã có những bước chuyển và trưởng thành nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Từ chỗ chủ yếu là những cơ sở có quy mô nhỏ, kỹ thuật lạc hậu, đến

nay các nhà thầu xây dựng nước ta đã có sự phát triển lớn mạnh, thực thi được

những công trình xây dựng có quy mô ngày càng lớn và kỹ thuật hiện đại, nhờ đó

góp phần đáng kể làm thay đổi bộ mặt của đất nước. Tính đến cuối năm 2012, năng

lực của ngành xây dựng nước ta có khoảng trên 5000 nhà thầu xây lắp thuộc các

thành phần kinh tế khác nhau. Ngoài ra, hiện cả nước có trên 30 nhà thầu liên doanh, gần 100 nhà thầu xây lắp nước ngoài thuộc 20 quốc gia và vùng lãnh thổ

khác nhau (số liệu của Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam). Với một lực lượng

hùng hậu như vậy, công tác đấu thầu xây dựng đang diễn ra trong sự cạnh tranh hết

Bảng 2.1: Năng lực của một số công ty xây dựng năm 2011 STT Tên công ty Tổng số lao động (người) Tổng vốn kinh doanh (tỷ đồng) Tổng giá trị tài sản cố định (tỷ đồng) Loại hình doanh nghiệp 1 Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển Hạ tầng LICOGI. 1,800 4,500 505 Tổng cty nhà nước

2 Công ty xây dựng Tây

Hồ. 950 1,050 405 Cty cổ phần

3 Tổng công ty Xây dựng

công trình giao thông 1 3,600 5,090 455

Tổng cty nhà nước

4 Tổng công ty xây dựng

công trình giao thông 4. 3,000 4,500 406

Tổng cty nhà nước

5 Tổng Công ty Xây dựng

Công trình Giao thông 5. 3,200 4,850 460

Tổng cty nhà nước

6

Tổng Công Ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 6.

3,400 4,600 520 Tổng cty nhà nước

7

Tổng công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 8. 3,400 4,000 486 Tổng cty nhà nước 8 Tổng công ty xây dựng Thăng Long. 3,500 2,600 482 Tổng cty nhà nước 9 Tổng công ty xây dựng số 1(CC1). 1,200 1,050 480 Tổng cty nhà nước Nguồn: Thống kê qua phiếu khảo sát

Qua bảng trên, ta thấy rằng đa số các doanh nghiệp xây lắp đều có quy mô vừa chỉ

có khả năng đáp ứng được các gói thầu có quy mô trung bình khá, để có thể tham

gia các gói thầu có quy mô lớn hoặc các gói thầu có yếu tố nước ngoài thì các doanh nghiệp xây dựng cần liên danh, liên kết, các doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực nội tại của mình hơn nữa.

Trên thực tế tổ chức đấu thầu xây dựng đã phát huy tác dụng tích cực, tổ chức đấu

thầu xây dựng đã góp phần rất lớn vào việc tiết kiệm nguồn vốn từ ngân sách nhà

nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của chủđầu tư và kể cả nhà thầu. Theo báo cáo

của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính từ năm 2005 tới nay, hoạt động đấu thầu đã tiết

kiệm hơn 84,000 tỷđồng cho ngân sách nhà nước (Báo cáo dự thảo sửa đổi Luật đấu thầu – duthaoonline.quochoi.vn).

Kết quả tham gia đấu thầu của các doanh nghiệp xây dựng được thể hiện tập trung

qua chỉ tiêu số lượng công trình trúng thầu, giá trị công trình trúng thầu và xác suất

trúng thầu (tỷ lệ trúng thầu tính theo số công trình và theo giá trị) qua ví dụở bảng dưới đây.

Bảng 2.2: Kết quả đấu thầu của một số doanh nghiệp xây dựng năm 2011 STT Tên công ty Số CT tham gia đấu thầu Số CT thắng thầu % Công trình thắng thầu Tổng giá trị các CT đấu thầu (tỷ đồng) Tổng giá trị các CT thắng thầu (tỷ đồng) % giá trị công trình thắng thầu 1 Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển Hạ tầng LICOGI. 49 15 30.61 17,000 5,000 29.41 2 Công ty xây dựng Tây Hồ. 40 12 30.00 11,000 3,300 30.00 3 Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 59 23 38.98 18,000 6,000 33.33 4 Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4. 35 10 28.57 15,000 3,000 20.00 5 Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5. 69 23 33.33 21,000 14,000 66.67 6 Tổng Công Ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 6. 72 29 40.28 19,000 5,000 26.32 7 Tổng công ty Xây Dựng Công Trình giao thông 8. 53 18 33.96 15,000 5,000 33.33 8 Tổng công ty xây dựng Thăng Long. 37 11 29.73 15,000 4,000 26.67 9 Tổng công ty Xây dựng số 1 (CC1). 85 15 17.65 16,500 3,200 19.39

Qua bảng trên, ta thấy rằng phần lớn các doanh nghiệp ở bảng trên đều là những

doanh nghiệp có tiếng trên thị trường xây dựng cho nên mức độ kết quả các tiêu thức đều ở mức khá, tuy nhiên tỷ lệ % số lượng các công trình trúng thầu cao hơn tỷ

lệ % giá trị các công trình trúng thầu, điều này thể hiện các nhà thầu mới thành công về số lượng, mặt giá trị thì chưa cao, cá biệt chỉ có Cienco 6 thì có sự ngược lại.

Thực chất của đấu thầu là tổ chức sự cạnh tranh giữa các nhà thầu và mức độ của sự

cạnh tranh đó ở mỗi thời kỳ mang sắc thái riêng, việc nắm vững những sắc thái này rất có ý nghĩa trong việc phân tích, đánh giá hiện trạng. Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng có những đặc điểm chung sau đây:  Tính không nghiêm túc trong đấu thầu, cả nể, hình thức, sử dụng các mối quan

hệ tác động tới kết quả đấu thầu. Do vậy, so với các nhà thầu nước ngoài, ta còn yếu cả về tiềm lực và kinh nghiệm là điều dễ hiểu. Vấn đề là cần tìm giải pháp để nhanh chóng rút ngắn khoảng cách này càng sớm càng tốt.

 Điều kiện cạnh tranh chưa thật bình đẳng, nhất là giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, doanh nghiệp trong ngành và ngoài ngành, doanh nghiệp

trong vùng và ngoài vùng. Thực tế ưu thế trong đấu thầu thường thuộc về doanh

nghiệp nhà nước, doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp trong ngành (thuộc Bộ chủ

quản, Sở chủ quản) hoặc doanh nghiệp trong vùng.

 Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng hiện nay còn mang nặng tính ngắn hạn,

theo từng dự án, gói thầu là chủ yếu. Điều đó xuất phát từ đòi hỏi về giải quyết

việc làm, thu nhập và đời sống trước mắt của đội ngũ lao động ở từng doanh

nghiệp và do vậy, doanh nghiệp rất khó khăn trong việc đưa ra những định

hướng cạnh tranh có tính chiến lược và tạo lập tiềm lực dài hạn của doanh

nghiệp.

 Sự thắng thầu (hay trượt thầu) của nhà thầu còn quá lệ thuộc vào phía chủ quan

của chủ đầu tư hay Hội đồng xét thầu. Việc đưa ra các tiêu chuẩn chủ quan,

thầu có tiềm lực thực sự là một thực tế đau lòng, song vẫn còn tiếp diễn ở một

số nước đấu thầu hiện nay. Điều đó, một mặt là vi phạm nguyên tắc trao thầu, đi ngược lại mục đích đấu thầu và nguy hại hơn là làm giảm động lực của nhà thầu

trong việc tìm cách tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng.

Trong điều kiện như vậy, việc đánh giá thật chính xác thành tựu và kể cả những hạn

chế của đấu thầu xây dựng là một việc làm không phải là dễ dàng. Tuy vậy, qua

khảo sát thực tiễn, thu thập và xử lý thông tin, nghiên cứu tình huống điển hình và nhìn nhận một cách tổng quát, chúng ta có thể nêu lên những mặt được chủ yếu sau đây:

 Thứ nhất, việc xác định mục đích trúng thầu đang là động lực quan trọng trong phát triển doanh nghiệp. Bởi vì doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ ràng rằng

chỉ có trúng thầu mới tạo ra sự tăng trưởng và phát triển ổn định, giải quyết việc làm và đảm bảo thu nhập cho người lao động. Hơn thế nữa, trúng thầu không

phải bằng mọi cách, mọi giá như trước đây, mà phải bằng cách tăng khả năng

cạnh tranh và thực hiện chiến lược cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng.

 Thứ hai, thông qua việc tham gia đấu thầu và triển khai thực hiện các dự án hay

gói thầu, các doanh nghiệp tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong lập hồ sơ dự

thầu và tổ chức thực hiện hợp đồng sau trúng thầu. Đây là bước quan trọng để

thực hiện các bước trong lộ trình tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: từ đấu thầu trong nước đến đấu thầu có yếu tố nước ngoài và tiếp đến là tham gia

đấu thầu quốc tế.

 Thứ ba, nhờ nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố tài chính và tài sản trong

việc tăng khả năng cạnh tranh, nên các doanh nghiệp đã coi trọng việc gia tăng năng lực tài chính với việc huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó mà làm tăng thêm năng lực tài sản thông qua việc đầu tư mua sắm thiết bị, đổi mới

công nghệ, nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ thi công tiên tiến.

 Thứ tư, vì thi công công trình sau trúng thầu ngày càng đòi hỏi rất nghiêm ngặt

nghiệp đều luôn chú trọng nâng cao trình độ nghiệp vụ và tay nghề của mình. Các doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp đã chú trọng lựa chọn các lĩnh vực kinh

doanh và quản lý kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp hoá, tổ chức thi công

theo dây chuyền, đồng thời kết hợp đa dạng hoá, tận dụng các nguồn lực khác và tăng tính linh hoạt trong hoạt động kinh doanh của mình.

 Thứ năm, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp không chỉ được nâng lên

thông qua đấu thầu trong nước, mà còn tạo ra vị thế của mình trong tham gia

đấu thầu có yếu tố nước ngoài.

2.1.2 Tổng hợp kết quả điều tra tình hình đấu thầu của một số doanh nghiệp xây dựng nghiệp xây dựng

Để nắm sâu hơn những khó khăn, vướng mắc trong đấu thầu xây dựng và qua đó

tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong

đấu thầu xây lắp, học viên thực hiệnđã thực hiện một cuộc điều tra xã hội học quy mô nhỏ với 45 doanh nghiệp xây lắp thuộc các lĩnh vực hoạt động và quy mô khác nhau. Có 30 doanh nghiệp đã trả lời phiếu điều tra (xem phụ lục 1 và phụ lục 2) và sau đây là một số kết quả tổng hợp chủ yếu về thực trạng tình hình này:

 Thứ nhất, theo các lĩnh vực hoạt động: Trong số 30 doanh nghiệp xây lắp có 30 lượt doanh nghiệp trả lời là có tham gia xây dựng công nghiệp, 23 lượt có tham gia xây dựng giao thông, 28 lượt tham gia xây dựng dân dụng, 9 lượt tham gia xây dựng thủy lợi và tham gia xây dựng khác. Điều đó, chứng tỏ hoạt động của các doanh nghiệp ngoài lĩnh vực chuyên môn hoá theo thế mạnh, trong đó tập trung nhiều vào lĩnh vực xây dựng công nghiệp và dân dụng và tiếp đến là lĩnh vực xây dựng giao thông, các doanh nghiệp đã có chú ý tới việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh theo hướng đa dạng hoá các lĩnh vực hoạt động.

 Thứ hai, xét về quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp: Nhìn chung quy mô doanh nghiệp ở mức trung bình và dưới trung bình là chủ yếu. Đây là một cản trở lớn trong cạnh tranh đấu thầu, nhất là trong đấu thầu có yếu tố nước ngoài.

Chẳng hạn, theo kết quả điều tra giá trị trung bình về một số chỉ tiêu của các doanh nghiệp điều tra tính cho năm 2011 như sau:

 Tổng số lao động trung bình: 1,787 (người)  Tổng vốn kinh doanh trung bình: 2,718 (tỷđồng)  Tổng giá trị tài sản cố định trung bình: 379 (tỷđồng)

 Thứ ba, về kết quả tham gia đấu thầu: Nếu tính theo chỉ tiêu trung bình qua các năm kết quảđó thể hiện như sau:

Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả tham gia đấu thầu của các doanh nghiệp điều tra qua các năm 2007 – 20011. STT Tiêu thức Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 Số công trình tham gia đấu thầu

trung bình 59 55 51 48 42

2 Giá trị các công trình tham gia

đấu thầu trung bình (tỷ đồng) 15,986 16,281 13,969 12,351 11,042

3

Số công trình thắng thầu trung

bình 20 18 16 14 13

4 Giá trị các công trình thắng thầu

trung bình 4,987 4,619 4,292 3,733 3,173

5 Số lượng công trình thắng thầu

có quy mô lớn trung bình 6 5 4 4 3

6 Giá trị công trình có quy mô lớn

trung bình (tỷ đồng) 2,019 1,798 1,663 1,803 2,880

Nguồn: Thống kê qua phiếu khảo sát

Qua bảng tổng kết về tình hình đấu thầu qua các năm ta có thể thấy rằng: Số lượng

và giá trị tất cả các chỉ tiêu đều giảm dần, điều này cũng phản ánh rõ đúng diễn biến

động của chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, giảm lạm phát Chính phủ đã thực

hiện các biện pháp cắt giảm đầu tư công, đặc biệt các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, điều đó tác động mạnh mẽ tới thị trường xây dựng.

 Thứ tư, nhận định về kết quả tham gia đấu thầu và nguyên nhân thắng thầu: Từ

kết quảđiều tra cho thấy, phần lớn các ý kiến đều cho rằng để thắng thầu doanh nghiệp xây dựng cần chú trọng giải quyết tốt các vấn đề chủ yếu sau đâu:

 Nghiên cứu kỹ hồ sơ dự thầu và hiện trường thi công (80%).  Lập hồ sơ dự thầu tốt (76.67%).

 Chọn phương án thi công phù hợp (73.33%).  Đưa ra giá dự thầu thấp (80%).

 Các kinh nghiệm khác (43.33%).

Hình 2.1: Tỷ lệ các doanh nghiệp đồng ý nguyên nhân thắng thầu  Thứ năm, về nguyên nhân có thể dẫn đến trượt thầu: Đồng thời với việc khẳng

định các vấn đề chủ yếu cần tập trung giải quyết, các doanh nghiệp cũng cho rằng nguyên nhân cơ bản sau đây có thểđưa doanh nghiệp đến chỗ trượt thầu:

 Nắm thông tin về gói thầu không chính xác (36.67%).  Đưa ra giá dự thầu cao (73.33%).

 Khả năng tài chính thấp (36.67%).

 Thiếu kinh nghiệm quản lý điều hành thực hiện dự án sau khi trúng thầu (80%). 80% 76.67% 73.33% 80% 43.33%

Nghiên cứu kỹ hồ sơ dự thầu và hiện trường thi công Lập hồ sơ dự thầu tốt Chọn phương án thi công phù hợp

Đưa ra giá dự thầu thấp Các kinh nghiệm khác

 Sai sót về hồ sơ dự thầu (30%).  Năng lực thi công kém (36.67%).  Những nguyên nhân khác (33.33%).

Có thể nói những đánh giá tổng hợp này là hướng gợi mở về bài học kinh nghiệm

thắng thầu và thua thầu có giá trị tham khảo tốt cần được nghiên cứu, cụ thể hoá và vận dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây

dựng.

Hình 2.2: Tỷ lệ các doanh nghiệp đồng ý nguyên nhân trượt thầu

 Thứ sáu, vềđánh giá các nhân tố ảnh hưởng: Đánh giá về những nhân tố ảnh hưởng khách quan (môi trường kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng) và nhân tố chủ quan đến khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng, doanh nghiệp cho rằng mức độ tác động của các nhân tố có khác nhau, trong đó có thể

chia làm các nhóm chính sau đây (Ghi chú: mức điểm cao nhất trong khi đánh giá là 5): 36.67% 73.33% 36.67% 80.00% 30.00% 36.67% 33.33%

Nắm thông tin về gói thầu không chính xác . Đưa ra giá dự thầu cao

Khả năng tài chính thấp

Thiếu kinh nghiệm quản lý điều hành thực hiện dự án sau khi trúng thầu Sai sót về hồ sơ dự thầu

Năng lực thi công kém Những nguyên nhân khác

 Nhóm nhân tố có tác động mạnh gồm: quyền lực của chủ đầu tư (4.57

điểm); khả năng của các đối thủ cạnh tranh (4.47 điểm) và khả năng của chính bản thân doanh nghiệp (4.67 điểm).

 Nhân tố tác động ở mức trung bình có cơ chế, chính sách của Nhà nước (3.97 điểm).

 Nhân tố tác động ở mức độ yếu hơn thuộc về nhân tố khác, ví dụ quan hệ với chủ đầu tư, tác động của các chủ thể khác có liên quan... (2.97

điểm).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đấu thầu của các doanh nghiệp xây lắp (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)