5. Kết cấu của đề tài
2.2.2 Tình hình đấu thầu của công ty qua các năm
2.2.2.1 Quy trình tham gia đấu thầu
Tiếp nhận thông tin mời thầu. Đăng ký, mua Hồ sơ mời thầu. Nghiên cứu, ra quyết định tranh thầu. Lập hồ sơ dự thầu
Nộp hồ sơ dự thầu, chờ đợi kết quả đấu thầu. Triển khai thực hiện gói thầu nếu trúng thầu.
Bảng 2.8: Bảng thống kê kết quả đấu thầu các năm
STT Tiêu thức Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Số công trình tham gia đấu thầu trung bình
80 78 80 75 72
2 Giá trị các công trình tham gia đấu thầu trung bình (tỷ đồng) 30,000 29,000 25,000 20,000 20,000 3 Số công trình thắng thầu trung bình 40 38 35 30 29 4 Giá trị các công trình thắng thầu trung bình 10,000 10,000 9,000 7,000 5,000 5 Số lượng công trình
thắng thầu có quy mô lớn trung bình
23 18 16 13 10
6 Giá trị công trình có quy mô lớn trung bình (tỷ đồng)
4,000 3,000 3,000 2,500 2,000
Nguồn: Thống kê qua phiếu khảo sát
Qua bảng tổng kết về tình hình đấu thầu qua các năm qua của Cienco 6 ta có thể
thấy rằng: Số lượng và giá trị tất cả các chỉ tiêu đều giảm dần, điều này cũng phản
ánh rõ đúng diễn biến của tình hình thị trường xây dựng, trước ảnh hưởng của tình hình thị trường, tác động của chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, giảm lạm phát
tư cơ sở hạ tầng, điều đó tác động mạnh mẽ tới thị trường xây dựng, Cienco 6 cũng
không nằm ngoài tác động của những tác động này.
2.2.2.2 Đánh giá chung về những hạn chế và nguyên nhân hạn chế khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng
Những hạn chế
Hoạt động marketing xây dựng và khả năng nắm bắt thông tin thị trường của
nhiều doanh nghiệp chậm và còn nhiều hạn chế. Trong cơ cấu tổ chức của
doanh nghiệp quan tâm chưa đúng mức tới hoạt động marketing xây dựng,
nhiều doanh nghiệp chưa hình thành bộ phận này, trong trường hợp đã hình thành thì chi phí cho marketing xây dựng còn thấp. Việc nghiên cứu, dự báo và nắm bắt thị trường có tính dài hạn để làm cơ sở cho việc xây dựng và lựa chọn
chiến lược cạnh tranh dài hạn càng hạn chế.
Các nguồn lực để thực hiện dự án còn ít, mặc dù các doanh nghiệp, nhất là các tổng công ty xây dựng đã có nhiều cố gắng gia tăng tiềm lực tài chính và vật
lực, nhân lực, nhưng các doanh nghiệp vẫn đang ở trong tình trạng chung là quy mô vốn còn nhỏ bé, tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp; thiết bị thi công lạc hậu, thiếu tính đồng bộ; nguồn nhân lực dồi dào, nhưng kỹ năng và tay nghề kém.
Khả năng cạnh tranh đấu thầu trong môi trường hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế còn yếu. Các doanh nghiệp mới chủ yếu tìm cách thắng thầu các dự án trong nước với quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu, còn các dự án có yếu tố nước ngoài và đấu thầu quốc tế còn rất ít. Vai trò thầu phụ trong thực thi các dự án
này là phổ biến, trong khi đó vai trò tổng thầu trong xây dựng các dự án có quy
mô lớn, kỹ thuật phức tạp còn rất khiêm tốn.
Hiện tượng bỏ giá dự thầu thấp (phá giá) để cạnh tranh các dự án trong nước
vẫn còn phổ biến và kéo dài, vẫn còn nhiều chủ thầu cố tìm mọi cách để trúng
thầu và giữ chân công trình, sau đó thực thi công trình chậm tiến độ chậm, hiện tượng thi công với chất lượng thấp và lãng phí lớn.
Có khoảng cách khá xa giữa lợi ích thực sự của việc tranh thầu với lợi ích thực
tế của nó, xét về cả 3 phương diện (nhà nước, chủ đầu tư và nhà thầu), xét về số
tiền thực sự nhờ đấu thầu mang lại. Thực tế vẫn còn hiện tượng “quân xanh, quân đỏ” hay “đi cửa sau” trong đấu thầu xây dựng ở nước ta hiện nay.
Những nguyên nhân chủ yếu
Các yếu tố hiện có tạo nên khả năng nội tại của doanh nghiệp xây dựng là lực
cản lớn nhất tới khả năng cạnh tranh của nó trong đấu thầu xây dựng. Các
doanh nghiệp xây dựng của ta mới tham gia hoạt động này, còn ít kinh nghiệm,
tiềm lực hạn chế nhiều mặt cộng với sự chuyển đổi chậm và khả năng nắm bắt
những xu thế mới, những vấn đề có tính dài hạn trong đấu thầu còn yếu... Tất cả điều đó có tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh
nghiệp.
Áp lực rất mạnh của chủ đầu tư có tác động tới cả hai mặt của khả năng cạnh tranh đấu thầu (tích cực và tiêu cực). Mặt tiêu cực là làm cho các nhà thầu
không chú trọng gia tăng yếu tố nội lực, mà chú trọng hơn tới việc đầu tư quan
hệ với chủ đầu tư. Hơn nữa trách nhiệm tác nhân của chủ đầu tư và trách nhiệm
của Hội đồng xét thầu chưa xác định thật chặt chẽ nên hiệu quả đấu thầu nói
riêng và hoạt động đầu tư nói chung đều còn ở mức thấp.
Các quy định của pháp luật về đấu thầu đã nhiều lần sửa đổi theo hướng tiến bộ
hơn, nhưng hiện tại với giá trị pháp lý thấp (Nghị định Chính phủ) và còn nhiều điểm chưa hợp lý (ví dụ quy định về giá trúng thầu, bảo lãnh dự thầu, phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế...) chưa thực sự
tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và định hướng tranh thầu dài hạn cho
các nhà thầu xây dựng.
Sự phát triển hạn chế của các ngành bổ trợ và thị trường cung ứng máy móc,
thiết bị thi công cũng như cung cấp nguyên vật liệu có nhiều biến động ảnh hưởng tới việc xác lập các mặt khả năng cạnh tranh của các nhà thầu xây dựng.
Vai trò hạn chế của các tổ chức có liên quan như tổ chức tư vấn thiết kế, tổ
chức giám sát thi công; năng lực của đội quản lý dự án, của tổng thầu; trách
nhiệm của các cơ quan ngân hàng – tài chính; của chính quyền và tổ chức giải
phóng mặt bằng; của đơn vị khảo sát... có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng
cạnh tranh đấu thầu của các doanh nghiệp xây dựng hiện nay.
2.2.3 Một số giải pháp về nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của Cienco 6 của Cienco 6
2.2.3.1 Xác định mục tiêu chiến lược
Về mặt định tính
Xây dựng thương hiệu cho công ty không chỉ trong lĩnh vực xây dựng giao
thông mà còn có uy tín trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp. Tìm kiếm được nhiều hợp đồng mới trong lĩnh vực xây dựng các công trình khách sạn, trung tâm thương mại, cao ốc…
Tạo uy tín cho công ty trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh, một thị trường mà lâu nay công ty không thành công (đạt 5 7% so với giá trị xây lắp toàn thành phố).
Tăng tỷ trọng giá trị xây lắp của công ty trên toàn thị trường trong những năm
tới.
Nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp, tạo thế mạnh của công ty
qua chất lượng sản phẩm, giá cả, và thương hiệu lẫn uy tín trên thị trường. Mở rộng quan hệ hợp tác với các khách hàng (các chủ đầu tư) mới, đặc biệt với
các khách hàng nước ngoài để có thêm nhiều thông tin về đấu thầu, giữ quan hệ
với các chủ đầu tư là khách hàng tiềm năng của công ty để có nhiều lợi thế
trong cạnh tranh.
Mỗi công ty thành viên cũng phải tự xây dựng cho mình một thương hiệu
mạnh.
Mở rộng các hình thức marketing, tăng hiệu quả marketing thông qua các hoạt động xã hội như: Từ thiện, nhân đạo, tài trợ các chương trình truyền hình…
Về mặt định lượng
Kế hoạch trong những năm tới Cienco 6 phải đạt được mục tiêu về doanh thu và lợi
nhuận như mục tiêu đề ra trong bảng sau:
Bảng 2.9: Bảng kế kế hoạch trong những năm tới
ĐV: Triệu đồng
Năm Chỉ tiêu
2012 2013 2014 2015
Doanh thu 2.326.316 2.558.948 2.814.842 3.096.327 Lợi nhuận sau thuế 18.857 20.742 22.817 25.099 Vốn chủ sở hữu 609.740 670.714 737.785 811.563
Nguồn: Kế hoạch sản xuất kinh doanh 05 năm (2011 – 2015)
2.2.3.2 Nghiên cứu môi trường bên ngoài và môi trường bên trong công ty ty
Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp Môi trường kinh tế
Số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê công bố vào cuối tháng 9 cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong chín tháng đầu năm 2012 là 4,73%, thấp hơn
so với chỉ tiêu 5,5% mà Chính phủ đặt ra trước đó cho cả năm 2012, đồng thời cũng
thấp hơn mức 5,77% của năm 2011 và là một trong những mức tăng trưởng GDP
thấp nhất của Việt Nam trong vòng năm năm trở lại đây. Trong khi sản lượng khu
vực thương mại dịch vụ tăng kém, đạt 5,97%, thấp so với cùng kỳ 2011, điều đáng lưu ý là tăng trưởng sản lượng công nghiệp chỉ đạt 4,36%, thấp hơn mức tăng của
GDP và giảm gần 1/2 so với mức tăng 7,8% cùng thời điểm năm trước.
Lạm phát gia tăng, chỉ số giá cả ngày càng cao gây nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp trong nước, áp lực giá cả làm nhiều doanh nghiệp xây dựng lâm vào
tình thế phá sản, thận trọng khi nhận công trình và ảnh hưởng lớn đến doanh thu của
doanh nghiệp.
Môi trường chính trị - xã hội
Công tác đền bù, giải toả mặt bằng không nhất quán, kéo dài gây ảnh hưởng đến
tiến độ thi công của nhà thầu và làm xáo trộn đến kế hoạch của doanh nghiệp. Về
kinh tế, doanh nghiệp không chỉ thiệt thòi do công nhân, xe máy nằm chờ việc không được thanh toán bổ sung mà còn thiệt thòi khi biến động giá cả, vật tư.
Môi trường công nghệ
Công nghệ xây dựng liên tục được đổi mới trong những năm gần đây, nhiều cuộc
hội thảo, nghiên cứu khoa học về việc áp dụng các công nghệ thi công mới vào các lĩnh vực xây dựng cầu đường, nhà cao tầng…như: thử nghiệm thi công nghệ thi
công mặt đường Bê tông nhựa chống thấm theo công nghệ Novachip, hội thảo giới
thiệu dung dịch “Roadbond EN 1” (thành phố Hồ Chí Minh), hội thảo giới thiệu
công nghệ mới và vật liệu mới trong thi công nhà cao tầng (Hà Nội) do viện khoa
học công nghệ tổ chức…Các công nghệ thi công mới ngày càng được ứng dụng
rộng rãi trong thi công các công trình xây dựng trên cả nước như :
Thi công cầu: công nghệđúc dầm SUPER T (siêu mỏng) của Nhật Bản, công nghệ ván khuôn trượt trên đà giáo, đúc tại chỗ, công nghệ khoan
nhồi đường kính lớn, công nghệ thi công cầu dây văng, dàn đơn khẩu độ
lớn…
Thi công đường: sử dụng dung dịch roadbond trong thi công đường để
cải thiện sự kết dính nền đường…
Thi công các công trình dân dụng, nhà cao tầng: sử dụng robot tự hành và công nghệ cọc ly tâm dự ứng lực trong thi công nền móng nhà cao tầng, công nghệ thi công nâng vật nặng sử dụng kích thuỷ lực…
Khả năng tiếp thu, học hỏi công nghệ hiện đại của các doanh nghiệp
việc nguyên cứu các công nghệ ứng dụng mới trong thi công công trình giao thông.
Việc áp dụng tiến bộ KHKT trong thi công xây dựng ngày càng phát triển mạnh mẽ
trong ngành xây dựng ở nước ta, để không bị lạc hậu và nâng cao khả năng cạnh
tranh công ty cần liên tục học hỏi, nghiên cứu và áp dụng những công nghệ thi công
mới nhất, liên tục đầu tư, đổi mới dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị để tăng
hiệu quả sản xuất kinh doanh. Môi trường bên trong
Các chủđầu tư của công ty
Hiện nay công ty có mối quan hệ tốt đẹp với các ban quản lý dự án giao thông
thông qua các dự án đã và đang thi công như:
Các ban quản lý dự án các công trình giao thông các tỉnh, Thành phố như:
Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu…
Các ban quản lý dự án các công trình giao thông của Bộ Giao Thông Vận Tải như: PMU 8, 9, 85, Mỹ Thuận…
Các đơn vị quản lý và khai thác nguồn vốn nhà nước như: Công ty quản lý
và khai thác vốn nhà nước, Công ty đầu tư và phát triển Đường Cao tốc
VEC, Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Ariline). Các nhà đầu tư tư nhân khác…
Các nhà cung ứng vật tư của công ty
Hiện các nguồn cung cấp cho công ty, công ty đều chủ động được giá cả linh hoạt
trong cạnh tranh vì các đơn vị cung cấp các vật tư cần thiết như: Đá các loại, bê
tông tươi, bê tông nhựa, nhũ tương… đều do các công ty thành viên tiến hành, đồng
thời các vật tư này đã khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường như: Bê
tông Châu Thới 620, Công ty xi măng Holcim, Vinakansite, Hải Phòng, Công ty sắt
Nguồn cung cấp nguyên vật liệu của công ty tương đối ổn định, công ty là khách hàng quen thuộc của các nhà cung ứng vật tư trên, tuy nhiên trong thời gian gần đây
do tình hình biến động giá cả nguyên vật liệu nên nhiều dự án của công ty thực hiện
bị ảnh hưởng tới doanh thu của công ty. Giá cả nguyên vật liệu tăng cao gây nhiều khó khăn trong công tác đấu thầu, giao nhận công trình.
Các tổ chức tín dụng cung cấp nguồn vốn cho công ty
Hiện nay công ty đang vay vốn của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Gia Định. Tình hình lãi suất của các ngân hàng trong giai đoạn
hiện nay không ổn định, lên xuống thất thường làm ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn trong sản xuất kinh doanh của công ty.
Phân tích các đối thủ cạnh tranh
Hiện nay đối thủ cạnh tranh của công ty là tất cả các công ty xây dựng trên cả nước
và đặc biệt là các Tổng công ty xây dựng công trình giao thông của Bộ Giao Thông
Vận Tải và các nhà thầu nước ngoài
Tuy nhiên, qua nghiên cứu thị trường và các lần tham gia đấu thầu thì các đối thủ
cạnh tranh trực tiếp của công ty là:
Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4. Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8.
Nhà thầu nước ngoài như: Sumitumo, Taishei, Daiwoo.
So sánh năng lực tài chính của Cienco 6 với các đối thủ cạnh tranh. ( Số liệu đến hết 31 tháng 12 năm 2011)
Bảng 2.10: Năng lực tài chính các đối thủ
Đơn vị: Triệu đồng
STT Tên Doanh nghiệp Các chỉ tiêu
Tổng T.S Vốn CSH Tổng nợ 1 CIENCO 6 2,919,785 554,309 2,922,686 2 CIENCO 8 2,792,789 176,749 2,598,659 3 CIENCO 1 2,522,731 206,543 2,290,018 4 SUMITOMO 3,731,000 676,749 2,994,620 5 TAISHEI 1,742,489 170,241 1,522,305 6 DAEWOO 2,099,439 296,300 1,558,098
Nguồn: Cục quản lý đấu thầu
Nhận xét:
Qua bảng so sánh năng lực tài chính của công ty với các đối thủ cạnh tranh cho thấy năng lực tài chính của công ty tương đối mạnh so với các đối thủ cạnh tranh do
nguồn vốn chủ sở hữu của công ty nhiều hơn (chỉ thấphơn nhà thầu SUMITOMO).
Điều đó cho thấy khả năng chủ động về mặt tài chính của công ty hơn hẳn các đối
thủ còn lại, đây là một lợi thế của công ty cạnh tranh trên thị trường.
So sánh giá trị đầu tư của Cienco 6 với các đối thủ cạnh tranh ( Số liệu cạnh được tính đến 31 tháng 12 năm 2011 )
Bảng 2.11: Năng lực thiết bị thi công
Đơn vị: %
STT Tên Doanh nghiệp
Tổng giá trị Thiết bị Thiết bị đồng bộ hiện đại 1 CIENCO 6 100 62 2 CIENCO 8 100 62 3 CIENCO 1 100 59 4 SUMITOMO 100 72 5 TAISHEI 100 53 6 DAEWOO 100 55
Nguồn: Cục quản lý đấu thầu
Nhận xét:
Máy móc thiết bị của công ty tương đối hiện đại và đồng bộ, các chỉ số đánh giá
máy móc thiết bị của công ty như chất lượng thực tế, năm sản xuất quy đổi (chỉ tiêu