5. Kết cấu của đề tài
2.2.2.2 Đánh giá chung về những hạn chế và nguyên nhân hạn chế khả năng cạnh
cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng
Những hạn chế
Hoạt động marketing xây dựng và khả năng nắm bắt thông tin thị trường của
nhiều doanh nghiệp chậm và còn nhiều hạn chế. Trong cơ cấu tổ chức của
doanh nghiệp quan tâm chưa đúng mức tới hoạt động marketing xây dựng,
nhiều doanh nghiệp chưa hình thành bộ phận này, trong trường hợp đã hình thành thì chi phí cho marketing xây dựng còn thấp. Việc nghiên cứu, dự báo và nắm bắt thị trường có tính dài hạn để làm cơ sở cho việc xây dựng và lựa chọn
chiến lược cạnh tranh dài hạn càng hạn chế.
Các nguồn lực để thực hiện dự án còn ít, mặc dù các doanh nghiệp, nhất là các tổng công ty xây dựng đã có nhiều cố gắng gia tăng tiềm lực tài chính và vật
lực, nhân lực, nhưng các doanh nghiệp vẫn đang ở trong tình trạng chung là quy mô vốn còn nhỏ bé, tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp; thiết bị thi công lạc hậu, thiếu tính đồng bộ; nguồn nhân lực dồi dào, nhưng kỹ năng và tay nghề kém.
Khả năng cạnh tranh đấu thầu trong môi trường hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế còn yếu. Các doanh nghiệp mới chủ yếu tìm cách thắng thầu các dự án trong nước với quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu, còn các dự án có yếu tố nước ngoài và đấu thầu quốc tế còn rất ít. Vai trò thầu phụ trong thực thi các dự án
này là phổ biến, trong khi đó vai trò tổng thầu trong xây dựng các dự án có quy
mô lớn, kỹ thuật phức tạp còn rất khiêm tốn.
Hiện tượng bỏ giá dự thầu thấp (phá giá) để cạnh tranh các dự án trong nước
vẫn còn phổ biến và kéo dài, vẫn còn nhiều chủ thầu cố tìm mọi cách để trúng
thầu và giữ chân công trình, sau đó thực thi công trình chậm tiến độ chậm, hiện tượng thi công với chất lượng thấp và lãng phí lớn.
Có khoảng cách khá xa giữa lợi ích thực sự của việc tranh thầu với lợi ích thực
tế của nó, xét về cả 3 phương diện (nhà nước, chủ đầu tư và nhà thầu), xét về số
tiền thực sự nhờ đấu thầu mang lại. Thực tế vẫn còn hiện tượng “quân xanh, quân đỏ” hay “đi cửa sau” trong đấu thầu xây dựng ở nước ta hiện nay.
Những nguyên nhân chủ yếu
Các yếu tố hiện có tạo nên khả năng nội tại của doanh nghiệp xây dựng là lực
cản lớn nhất tới khả năng cạnh tranh của nó trong đấu thầu xây dựng. Các
doanh nghiệp xây dựng của ta mới tham gia hoạt động này, còn ít kinh nghiệm,
tiềm lực hạn chế nhiều mặt cộng với sự chuyển đổi chậm và khả năng nắm bắt
những xu thế mới, những vấn đề có tính dài hạn trong đấu thầu còn yếu... Tất cả điều đó có tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh
nghiệp.
Áp lực rất mạnh của chủ đầu tư có tác động tới cả hai mặt của khả năng cạnh tranh đấu thầu (tích cực và tiêu cực). Mặt tiêu cực là làm cho các nhà thầu
không chú trọng gia tăng yếu tố nội lực, mà chú trọng hơn tới việc đầu tư quan
hệ với chủ đầu tư. Hơn nữa trách nhiệm tác nhân của chủ đầu tư và trách nhiệm
của Hội đồng xét thầu chưa xác định thật chặt chẽ nên hiệu quả đấu thầu nói
riêng và hoạt động đầu tư nói chung đều còn ở mức thấp.
Các quy định của pháp luật về đấu thầu đã nhiều lần sửa đổi theo hướng tiến bộ
hơn, nhưng hiện tại với giá trị pháp lý thấp (Nghị định Chính phủ) và còn nhiều điểm chưa hợp lý (ví dụ quy định về giá trúng thầu, bảo lãnh dự thầu, phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế...) chưa thực sự
tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và định hướng tranh thầu dài hạn cho
các nhà thầu xây dựng.
Sự phát triển hạn chế của các ngành bổ trợ và thị trường cung ứng máy móc,
thiết bị thi công cũng như cung cấp nguyên vật liệu có nhiều biến động ảnh hưởng tới việc xác lập các mặt khả năng cạnh tranh của các nhà thầu xây dựng.
Vai trò hạn chế của các tổ chức có liên quan như tổ chức tư vấn thiết kế, tổ
chức giám sát thi công; năng lực của đội quản lý dự án, của tổng thầu; trách
nhiệm của các cơ quan ngân hàng – tài chính; của chính quyền và tổ chức giải
phóng mặt bằng; của đơn vị khảo sát... có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng
cạnh tranh đấu thầu của các doanh nghiệp xây dựng hiện nay.
2.2.3 Một số giải pháp về nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của Cienco 6