Nhóm nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đấu thầu của các doanh nghiệp xây lắp (Trang 32)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.2 Nhóm nhân tố bên ngoài

 Cơ chế chính sách của Nhà nước

Cơ chế chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến các vấn đề tín dụng, về chống độc quyền; về

thuế; các chếđộđãi ngộ, hỗ trợ; bảo vệ môi trường... Các tác động này có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ cho mỗi doanh nghiệp.

Sự ổn định chính trị cũng là một nhân tố thuận lợi làm tăng khả năng cạnh tranh quốc gia nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Một trong những bộ phận

của yếu tố chính trị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hệ

thống luật pháp. Mức độ ổn định của hành lang pháp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải đối diện liên tục với những thay đổi của pháp luật, làm suy yếu khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

 Chủđầu tư

Chủ đầu tư là cơ quan chịu trách nhiệm toàn diện về các vấn đề liên quan đến dự án trước pháp luật. Do vậy, chủđầu tư có ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp tham gia đấu thầu xây dựng công trình. Với chủđầu tư có tinh thần trách nhiệm cao, trình

độ chuyên môn nghiệp vụ tốt tạo nên việc cạnh tranh lành mạnh trong đấu thầu và từ đó chọn ra nhà thầu trúng thầu là thoảđáng, chính xác, ngược lại dễ tạo nên sự

quan liêu trong đấu thầu.  Cơ quan tư vấn

Công tác tư vấn gồm các khâu: Tư vấn thiết kế; tư vấn thẩm tra, tư vấn đấu thầu; tư

vấn giám sát. Các khâu này có thể do một hoặc nhiều tổ chức tư vấn thực hiện.

 Tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra là tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm thiết kế, thẩm

tra xác định giá trị dự toán của công trình. Khi hồ sơ thiết kế thiếu chính xác dẫn

đến việc lập dự toán thiếu chính xác và từđó dẫn đến khó khăn trong phê duyệt giá gói thầu công trình.

 Tư vấn đấu thầu giúp chủ đầu tư làm công tác đấu thầu bao gồm các công việc: Chuẩn bị các tài liệu pháp lý, soạn thảo hồ sơ mời thầu, tiếp nhận và quản lý hồ

sơ dự thầu; giúp chủ đầu tư đánh giá, so sánh và xếp hạng các hồ sơ dự thầu, tổng hợp tài liệu về quá trình đánh giá xét chọn nhà thầu và lập báo cáo xét thầu. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu, đề xuất ý kiến chọn thầu ảnh hưởng lớn đến khả

năng thắng thầu của các doanh nghiệp xây dựng, đặc biệt khi các nhà thầu có khả năng trúng thầu tương đương. Do đó, kinh nghiệm, trình độ và sự công tâm, khách quan của tư vấn có ảnh hưởng đến tới việc trúng thầu của nhà thầu.

 Tư vấn giám sát thi công: Thực hiện việc theo dõi kế hoạch tiến độ của đơn vị

nhận thầu; kiểm tra tiến độ thi công, chất lượng thi công; nghiệm thu công trình;

đôn đốc đơn vị nhận thầu thực hiện toàn diện hợp đồng.

Với chức năng, nhiệm vụ nặng nề như trên, cơ quan tư vấn luôn đi sát mọi hoạt

động của nhà thầu trong quá trình thi công công trình. Trong điều kiện còn nhiều kẽ

hở, bất cập về chính sách quản lý xây dựng cơ bản như hiện nay càng làm tăng vai trò ảnh hưởng của cơ quan tư vấn đối với nhà thầu.

 Các đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp nhất đối với khả năng trúng thầu của doanh nghiệp. Số lượng cũng như khả năng cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh quyết định mức độ cạnh tranh trong các cuộc đấu thầu. Để trúng thầu, nhà thầu phải vượt qua được tất cả các đối thủ tham gia dự thầu, tức là phải

đảm bảo được năng lực vượt trội của mình trước các đối thủ cạnh tranh hiện tại với tất cả các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Do vậy, sự hiểu biết đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp. Trong cạnh tranh các bên sẽ bộc lộ

tính chất và mức độ tranh đua hoặc thủ thuật giành ưu thế trên thị trường.

Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào các yếu tố như số lượng các nhà thầu tham gia cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng của ngành, sự đa dạng hoá của các đối thủ cạnh tranh, hàng rào cản trở sự xâm nhập của các đối thủ tiềm ẩn mới.

Hiện nay, các doanh nghiệp xây dựng trong nước phải cạnh tranh với các đối thủ

mạnh là các công ty nước ngoài có trình độ phát triển cao. Việc thu hút vốn đầu tư

trực tiếp từ nước ngoài nhằm mục tiêu tăng nguồn vốn, tranh thủ công nghệ tiên tiến, thâm nhập thị trường và kỹ năng quản lý. Việc này, một mặt tạo ra sức phát triển mới cho các doanh nghiệp trong nước, mặt khác làm cho mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng thêm quyết liệt, làm giảm cơ hội trúng thấu và giảm mức lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nước.

Các nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn đến việc cung ứng các yếu tốđầu vào cho quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, các tổ chức cung cấp vật tư, thiết bị

có ưu thế có thể gây áp lực với các khách hàng để thu lợi nhuận bằng cách tăng giá, giảm chất lượng sản phẩm hoặc giảm mức độ dịch vụđi kèm.

Các yếu tố làm tăng thế mạnh của người bán - nhà cung cấp như trường hợp số

lượng người cung cấp ít; không có hàng thay thế khác và không có các nhà cung cấp nào chào bán các sản phẩm có tính khác biệt thì lúc này các doanh nghiệp mua hàng bị sức ép đáng kể từ nhà cung cấp làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh nếu không có phương án giải quyết tốt.

Giữa các nhà cung cấp và doanh nghiệp thường diễn ra các cuộc thương lượng về

giá cả, chất lượng và thời gian giao hàng. Khả năng thương lượng về giá cả của các nhà cung cấp tuỳ thuộc vào mức lãi và chất lượng hàng hoá (hay dịch vụ) mà họ dự định cung ứng cho doanh nghiệp.

Nhà cung cấp có nhiều cách để tác động vào khả năng thu lợi nhuận của các doanh nghiệp như nâng giá, giảm chất lượng những loại vật tư kỹ thuật mà họ cung ứng, không đảm bảo đúng tiến độ cung cấp theo yêu cầu của doanh nghiệp, hoặc gây ra sự khan hiếm giả tạo. Các nhà cung cấp có thể gây áp lực mạnh khi có những điều kiện sau:

 Độc quyền cung cấp một loại vật tư thiết yếu cho doanh nghiệp.

 Doanh nghiệp không phải là khách hàng quan trọng của nhà cung cấp.

 Loại vật tư cung cấp là yếu tố đầu vào quan trọng quyết định rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, khi nhà cung cấp có nhiều điều kiện thuận lợi để gây áp lực với doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp với quy mô lớn lại tìm cách để cải thiện vị trí của mình bằng cách tác động đến một hay nhiều yếu tố nói trên. Doanh nghiệp có thểđe doạ hội nhập dọc bằng cách thâm nhập vào kinh doanh ngành hàng này như mua lại các cơ sở cung cấp hàng cho chính họ.

Đối với thị trường xây dựng, danh tiếng, sự đảm bảo của nhà cung cấp có ảnh hưởng rất lớn đến chủđầu tư do có sự liên quan trực tiếp đến chất lượng công trình. Vì vậy, tạo được những mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp có danh tiếng sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu nói riêng, tăng thế mạnh của doanh nghiệp nói chung.

Đối với một số dự án doanh nghiệp không đáp ứng đủ về vốn, phải tìm kiếm, huy

động từ các nguồn khác, như vay ngắn hạn, dài hạn từ các tổ chức tín dụng và ngân hàng. Nếu doanh nghiệp có quan hệ tốt với cộng đồng tài chính thì doanh nghiệp sẽ

CHƯƠNG 2

HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU VÀ KHẢNĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG

2.1 Thực trạng đấu thầu xây dựng thông qua kết quảđiều tra xã hội học 2.1.1 Tổng quan về hoạt động đấu thầu xây dựng ở nước ta

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đấu thầu của các doanh nghiệp xây lắp (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)