- Cơ cấu tổ chức quản lý các dự án đường giao thông quân sự
4.1.1. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về chất lượng công trình.
trình.
- Tổ chức Hệ thống quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thống nhất, hiệu lực và hiệu quả.
- Các thành phần tham gia trong Hệ thống đảm bảo chất lượng xây dựng công trình giao thông quân sự:
+ Cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng. Các cơ quan này thuộc Bộ Quốc phòng.
+ Chủ đầu tư hoặc các Ban QLDA đại diện chủ đầu tư.
+ Các nhà thầu tư vấn, nhà thầu xây lắp và các nhà thầu khác.
4.1.1.1. Kiện toàn các thành phần tham gia trong Hệ thống đảm bảo chất lượng xây dựng.
- Kiện toàn, nâng cao trách nhiệm của các thành phần tham gia hệ thống đảm bảo chất lượng xây dựng.
- Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước đối với sự tuân thủ luật pháp trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng xây dựng.
- Phân giao quyền hạn và trách nhiệm đầy đủ, cụ thể, rõ ràng cho các cơ quan quản lý Nhà nước.
- Bố trí đầy đủ vốn, trang thiết bị cho cơ quan quản lý nhằm nâng cao công tác kiểm tra, giám sát chất lượng.
4.1.1.2. Đổi mới nhận thức về nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng:
- Nội dung hoạt động quản lý nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng cần tập trung vào việc xây dựng văn bản qui phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia vào hoạt động xây dựng hướng
tới chất lượng cao làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Nhà nước cũng cần xây dựng hệ thống qui phạm kỹ thuật nhằm đưa ra các tiêu chí và chuẩn mực chất lượng sản phẩm cần đạt được. Sau khi đã tạo được môi trường pháp lý và kỹ thuật, Nhà nước phải tổ chức hướng dẫn việc thực thi trong thực tế. Việc kiểm tra phải được thực hiện theo đúng nội dung và thẩm quyền nhằm cưỡng chế các chủ thể thực hiện đầy đủ về nội dung và trình tự qui định trong công tác bảo đảm chất lượng công trình xây dựng không chỉ bảo vệ lợi ích của chủ đầu tư, của các chủ thể khác mà cao hơn là lợi ích của cả cộng đồng.
4.1.1.3. Đổi mới về tổ chức hệ thống
Cùng với tiến trình cải cách hành chính Nhà nước, lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xây dựng phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ để khắc phục sự chồng chéo, trách nhiệm không rõ ràng.
Bộ Quốc Phòng giúp Thủ tướng Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về chất lượng xây dựng công trình thì Bộ có dự án, các Chủ đầu tư thuộc bộ phải có bộ phận theo dõi chất lượng.
4.1.1.4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức:
Trước mắt tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ công chức đang làm việc tại các cơ quan Bộ được giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về chất lượng xây dựng công trình, sắp xếp, phân loại theo các tiêu chí trong Thông tư liên Bộ để lập kế hoạch phân công lại, đào tạo lại, hoặc chuyển đổi công tác mới.
Xây dựng chương trình đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng nhằm xây dựng một đội ngũ công chức Nhà nước chuyên nghiệp làm Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có phẩm chất và năng lực, có trình độ chuyên sâu về quản lý Nhà nước, về nghiệp vụ theo chức trách được giao, thành thạo công việc, nắm vững lý thuyết và kỹ năng thực hành. Đội ngũ cán bộ, công chức này được bố trí ổn định, tích luỹ được kinh nghiệm thưc tế trong công tác.
ngộ (và những hình thức kỷ luật tương ứng với các sai phạm) đối với cán bộ, công chức.