Các giải pháp chung

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG GIAO THÔNG (Trang 84 - 91)

4.1.1. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về chất lượng công trình.

- Tổ chức Hệ thống quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thống nhất, hiệu lực và hiệu quả.

- Các thành phần tham gia trong Hệ thống đảm bảo chất lượng xây dựng công trình giao thông quân sự:

+ Cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng. Các cơ quan này thuộc Bộ Quốc phòng.

+ Chủ đầu tư hoặc các Ban QLDA đại diện chủ đầu tư.

+ Các nhà thầu tư vấn, nhà thầu xây lắp và các nhà thầu khác.

4.1.1.1. Kiện toàn các thành phần tham gia trong Hệ thống đảm bảo chất lượng xây dựng.

- Kiện toàn, nâng cao trách nhiệm của các thành phần tham gia hệ thống đảm bảo chất lượng xây dựng.

- Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước đối với sự tuân thủ luật pháp trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng xây dựng.

- Phõn giao quyền hạn và trỏch nhiệm đầy đủ, cụ thể, rừ ràng cho cỏc cơ quan quản lý Nhà nước.

- Bố trí đầy đủ vốn, trang thiết bị cho cơ quan quản lý nhằm nâng cao công tác kiểm tra, giám sát chất lượng.

4.1.1.2. Đổi mới nhận thức về nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng:

- Nội dung hoạt động quản lý nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng cần tập trung vào việc xây dựng văn bản qui phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia vào hoạt động xây dựng hướng

tới chất lượng cao làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Nhà nước cũng cần xây dựng hệ thống qui phạm kỹ thuật nhằm đưa ra các tiêu chí và chuẩn mực chất lượng sản phẩm cần đạt được. Sau khi đã tạo được môi trường pháp lý và kỹ thuật, Nhà nước phải tổ chức hướng dẫn việc thực thi trong thực tế. Việc kiểm tra phải được thực hiện theo đúng nội dung và thẩm quyền nhằm cưỡng chế các chủ thể thực hiện đầy đủ về nội dung và trình tự qui định trong công tác bảo đảm chất lượng công trình xây dựng không chỉ bảo vệ lợi ích của chủ đầu tư, của các chủ thể khác mà cao hơn là lợi ích của cả cộng đồng.

4.1.1.3. Đổi mới về tổ chức hệ thống

Cùng với tiến trình cải cách hành chính Nhà nước, lĩnh vực quản lý chất lượng cụng trỡnh xõy dựng phải xỏc định rừ chức năng, nhiệm vụ để khắc phục sự chồng chộo, trỏch nhiệm khụng rừ ràng.

Bộ Quốc Phòng giúp Thủ tướng Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về chất lượng xây dựng công trình thì Bộ có dự án, các Chủ đầu tư thuộc bộ phải cú bộ phận theo dừi chất lượng.

4.1.1.4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức:

Trước mắt tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ công chức đang làm việc tại các cơ quan Bộ được giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về chất lượng xây dựng công trình, sắp xếp, phân loại theo các tiêu chí trong Thông tư liên Bộ để lập kế hoạch phân công lại, đào tạo lại, hoặc chuyển đổi công tác mới.

Xây dựng chương trình đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng nhằm xây dựng một đội ngũ công chức Nhà nước chuyên nghiệp làm Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có phẩm chất và năng lực, có trình độ chuyên sâu về quản lý Nhà nước, về nghiệp vụ theo chức trách được giao, thành thạo công việc, nắm vững lý thuyết và kỹ năng thực hành. Đội ngũ cán bộ, công chức này được bố trí ổn định, tích luỹ được kinh nghiệm thưc tế trong công tác.

ngộ (và những hình thức kỷ luật tương ứng với các sai phạm) đối với cán bộ, công chức.

4.1.2. Xây dựng mạng lưới kiểm định chất lượng xây dựng giao thông quân sự trong cả nước.

Chương trình hành động, phương thức tổ chức mạng với mục tiêu lâu dài là thiết lập mạng lưới kiểm định chất lượng công trình xây dựng bao gồm các Trung tâm Kiểm định, phòng thí chuyên ngành trên các khu vực phục vụ chức năng quản lý Nhà nước trên phạm vi toàn quốc nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, phát huy vai trò quản lý Nhà nước trong việc đảm bảo chất lượng các công trình xây dựng. Các biện pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng:

* Xác định vị trí và vai trò công tác kiểm định trong Hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng thống nhất:

- Thực hiện công tác kiểm định sẽ giúp kiểm tra và cung cấp cho các tổ chức hoặc cá nhân các bằng chứng rằng các yêu cầu quy định về chất lượng đều được thoả mãn;

- Kết quả kiểm định giúp cho cơ quan quản lý nhà nước đánh giá đúng tình hình chất lượng công trình hoặc đưa ra quyết định cần thiết đảm bảo chất lượng công trình và an toàn cho cộng đồng;

Do đó cần thiết phải xác định đúng vị trí và vai trò công tác kiểm định trong Hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng thống nhất để từ đó có thể xây dựng chiến lược đầu tư thích hợp bao gồm đầu tư nhân lực, cơ sở vật chất, cơ chế chính sách.

* Xây dựng mới và hoàn thiện nội dung kiểm định:

+ Trong đó cần phải xây dựng và hoàn thiện 02 nội dung kiểm định chủ yếu:

- Kiểm định vật liệu xây dựng (nhiệm vụ, khả năng kiểm định vật liệu trong

kỹ thuật xây dựng, phương pháp khảo sát và đánh giá chất lượng vật liệu...).

- Khảo sát, kiểm định kết cấu công trình xây dựng (xác định mục đích, đối tượng của công tác khảo sát kiểm định kết cấu công trình, khảo sát đồ án thiết kế công trình và hiện trạng, chất lượng thi công công trình, phân tích các yếu tố thực tế có ảnh hưởng đến chất lượng của kết cấu, tính toán kiểm tra lại công trình, đánh giá trạng thái công trình qua số liệu khảo sát…).

* Tổ chức mạng lưới kiểm định:

+ Phân cấp Phòng thí nghiệm và Trung tâm kiểm định: theo 03 cấp:

- Cấp Quốc gia;

- Cấp Vùng;

- Cấp Cơ sở và xác định các yêu cầu về quy mô và năng lực của từng cấp.

* Trên cơ sở sơ đồ phân bố các Trung tâm Kiểm định và các phòng thí nghiệm trên toàn quốc:

- Xác định các Trung tâm Kiểm định và phòng thí nghiệm sẽ nằm trong mạng lưới kiểm định,

* Đảm bảo quy mô và năng lực

- Các phòng thí nghiệm cấp cơ sở, cấp vùng và cấp Quốc gia theo từng giai đoạn (thay thế, bổ sung hoặc trang bị mới thiết bị thí nghiệm, kiểm định,...). Có kế hoạch tăng cường năng lực hoặc đầu tư xây dựng các Trung tâm Kiểm định và các phòng thí nghiệm cho phù hợp.

* Tăng cường năng lực của các phòng thí nghiệm và Trung tâm Kiểm định trong mạng lưới:

- Tuỳ tình hình kinh tế cụ thể của từng vùng địa phương mà xây dựng quy mô phòng thí nghiệm xây dựng cho phù hợp (hiện nay chi phí xây dựng một phòng thí nghiệm xây dựng đạt tiêu chuẩn: trang thiết bị đầy đủ và hiện đại, cán bộ được đào tạo đúng chuyên môn, thực hiện được hầu hết các phép thử... là rất lớn). Các vùng (chủ yếu là các tỉnh) còn gặp khó khăn về kinh tế, có tốc độ xây

thực hiện được các phép thử cơ bản, có nhu cầu lớn thường xuyên và không phức tạp.

- Xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực thường xuyên, liên tục cho lĩnh vực đo lường, kiểm định chất lượng xây dựng, tránh tình trạng kiêm nhiệm hiện nay:

- Xây dựng các chức danh Kiểm định viên và Thí nghiệm viên: Yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ đối với Kiểm định viên và Thí nghiệm viên; Tổ chức đào tạo kỹ sư kiểm định và các Thí nghiệm viên…

- Đào tạo và cấp chứng chỉ cho các Kiểm định viên và Thí nghiệm viên.

* Xây dựng hệ thống các văn bản pháp quy về tiêu chuẩn, tài liệu kỹ thuật - Để có thể quản lý hệ thống các Trung tâm Kiểm định, các phòng thí nghiệm xây dựng hợp chuẩn trong mạng lưới kiểm định và quan hệ giữa các thành viên trong mạng lưới, cần thiết phải xây dựng Quy chế Kiểm định chất lượng công trình xây dựng thống nhất.

- Hệ thống các văn bản pháp qui khác về tiêu chuẩn, tài liệu kỹ thuật cần được tập hợp, soát xét và xây dựng phục vụ cho công tác kiểm định và hoạt động của mạng lưới, bao gồm: các văn bản về hệ thống chất lượng, đánh giá và soát xét; hồ sơ kiểm định; giấy chứng nhận và biên bản; hợp đồng phụ về hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm...

4.2. Đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý dự án

Trong công tác xây dựng quản lý dự an là khâu liên quan trực tiếp đến Chủ đầu tư và giải pháp đối với chủ đầu tư cần thực hiện một số khâu sau:

- Cần phải xây dựng được một lực lượng cán bộ đủ mạnh, vừa am hiểu về mặt kỹ thuật vừa nắm vững về mặt quản lý. Đối với các dự án có quy mô lớn, phức tạp, chủ đầu tư nên thuê tư vấn Quản lý dự án thực hiện hạng mục quản lý dự ỏn. Tuy nhiờn Chủ đầu tư vẫn phải bố trớ lực lượng cỏn bộ theo dừi cỏc họat động của dự án một cách sát sao.

- Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư sử dụng bộ

máy của cơ quan, đơn vị mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án hoặc giao cho Ban quản lý dự án do mình thành lập ra để tổ chức quản lý thực hiện dự án cụ thể như sau:

+ Mô hình 1: Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy hiện có của mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án.

+ Mô hình 2: Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để giúp mình trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án, cụ thể như sau:

- Chủ đầu tư giao cho Ban quản lý dự án hiện có để quản lý thêm dự án mới.

- Trường hợp Ban quản lý dự án hiện có không đủ điều kiện để quản lý thêm dự án mới thì Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án mới để quản lý thực hiện dự án.

- Trường hợp áp dụng mô hình 1 thì chủ đầu tư sử dụng pháp nhân của mình để trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Chủ đầu tư phải có quyết định cử người tham gia quản lý dự án và phân công nhiệm vụ cụ thể, trong đó phải có người trực tiếp phụ trách công việc quản lý dự án. Những người được cử tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách.

* Trường hợp áp dụng mô hình 2 thì phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

- Ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập, là đơn vị trực thuộc chủ đầu tư. Quyền hạn, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án do chủ đầu tư giao.

- Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân hoặc sử dụng pháp nhân của chủ đầu tư để tổ chức quản lý thực hiện dự án.

- Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án bao gồm giám đốc (hoặc Trưởng ban), các phó giám đốc (hoặc Phó trưởng ban) và lực lượng chuyên môn, nghiệp vụ. Cơ cấu bộ máy của Ban quản lý dự án phải phù hợp với nhiệm vụ được giao và bảo đảm dự án được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và tiết kiệm chi phí.

Các thành viên của Ban quản lý dự án làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc

- Một Ban quản lý dự án có thể được giao đồng thời quản lý thực hiện nhiều dự ỏn nhưng phải bảo đảm từng dự ỏn được theo dừi, ghi chộp riờng và quyết toán kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.

- Ban quản lý dự án hoạt động theo Quy chế do chủ đầu tư ban hành, chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Chủ đầu tư phải cử người có trách nhiệm để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra Ban quản lý dự án thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ để bảo đảm dự án được thực hiện đúng nội dung và tiến độ đã được phê duyệt. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện về những công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật, kể cả những công việc đã giao cho Ban quản lý dự án thực hiện.

- Chủ đầu tư (trong trường hợp áp dụng mô hình 1), Ban quản lý dự án (trong trường hợp áp dụng mô hình 2) nếu có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định số 12/CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan thì được tự thực hiện những công việc thuộc dự án như: lập, thẩm định thiết kế, dự toán; lựa chọn nhà thầu; giám sát thi công xây dựng; kiểm định chất lượng công trình xây dựng,... Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn để thực hiện những công việc thuộc phạm vi quản lý thực hiện dự án.

- Trường hợp Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân và năng lực chuyên môn thì có thể được giao nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án của chủ đầu tư khác khi cơ quan thành lập ra Ban quản lý dự án chính là cấp quyết định đầu tư của dự án đó. Trong trường hợp này cấp quyết định đầu tư phải có quyết định phân giao nhiệm vụ cụ thể và ban hành cơ chế phối hợp giữa chủ đầu tư và Ban quản lý dự án để bảo đảm dự án được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả.

Sau khi công tác xây dựng hoàn thành, Ban quản lý dự án bàn giao công trình cho chủ đầu tư khai thác, sử dụng. Ban quản lý dự án loại này có thể được nhận thầu làm tư vấn quản lý dự án cho chủ đầu tư khác nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và được cơ quan quyết định thành lập ra Ban quản lý dự

án cho phép.

4.3. Đề xuất các giải pháp trong công tác khảo sát và thiết kế

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG GIAO THÔNG (Trang 84 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w