Đánh giá kết quả thực hiện đầu tư xây dựng các tuyến giao thông quân sự trong thời gian vừa qua

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG GIAO THÔNG (Trang 65 - 78)

3.2.1. Đánh giá chung về ưu, nhược điểm:

a) Ưu điểm:

- Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo sâu sát và kịp thời của lãnh đạo Đảng, Bộ Quốc Phòng đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trong việc xây dựng các công trình quân sự trong đó có các công trình đường giao thông quân sự góp phần thúc đẩy sự phát triển của Quân đội trong tình hình mới.

- Từ việc thiếu thốn nguồn lực, đầu tư dàn trải, phân tán, nay Bộ Quốc Phòng đã tập trung huy động nguồn lực nhiều thành phần, đầu tư các dự án trọng điểm, chủ chốt sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng đúng mục tiêu đã hoạch định, sớm phát huy hiệu quả đầu tư của công trình xây dựng. Phát huy được nhiều nguồn lực trong nhân dân, tiêu chí là nhà nước và nhân dân cùng xây dựng, huy động làm đường TTBG. Áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ trong xây dựng dẫn đến tiết kiệm chi phí bỏ ra, nâng cao chất lượng và tuổi thọ công trình.

- Bộ máy quản lý nhà nước về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông quân sự được phân theo chức năng nhiệm vụ, phân cấp trách nhiệm rừ rệt và cụ thể.

- Công tác quản lý chất lượng có hệ thống, từ các Cục chuyên ngành, ban quản lý dự án cho đến đơn vị tư vấn thiết kế và nhà thầu thi công đảm bảo tính chuyên nghiệp, đáp ứng được yêu cầu của dự án.

b) Nhược điểm:

Ngoài những ưu điểm, những việc đã làm được trên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều mặt hạn chế chưa làm được:

- Sử dụng các nguồn vồn Quốc phòng, vốn trái phiếu Chính phủ chưa thực sự hiệu quả.

- Chất lượng xây dựng các tuyến đường vẫn còn nhiều vấn đề trên một số đoạn tuyến.

- Công tác quản lý xây dựng dự án tại các Ban quản lý còn bộc lộ nhiều yếu kém.

3.2.2. Đánh giá một số mặt hạn chế trong công tác đầu tư xây dựng công trình ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng các dự án đường giao thông quân sự

3.2.2.1. Hạn chế trong Quản lý vốn đầu tư:

- Vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý vốn chưa đáp ứng kịp thời cho những công trình trọng điểm và những công trình có chiến lược lâu dài.

- Trong công tác phân bổ và quản lý nguồn vốn trái phiếu Chính phủ chưa đáp ứng được như yêu cầu đề ra.

3.2.2.2. Hạn chế trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

Tổng kinh phí cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư chiếm tỉ trọng từ 0,5% - 15%

vốn đầu tư, giai đoạn này là giai đoạn quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của giai đoạn sau.

a) Công tác quy hoạch:

Công tác lập quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch trên các Ban quản lý dự án vẫn còn nhiều tồn tại như: Chất lượng một số đồ án quy hoạch xây dựng chưa cao, quy hoạch chung tuyến đường một số nơi không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhưng chưa được quan tâm kịp thời để lập điều chỉnh quy hoạch, định hướng quy hoạch còn hạn chế; quy hoạch còn chồng chéo, công tác quy hoạch còn chậm, chưa có tầm nhìn chiến lược, lâu dài 25 - 50 năm trở lên, dự đoán, đón đầu trước sự phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xong nhưng không thực hiện (dự án Quy hoạch đường TTBG 2011- 2020 xong từ 2011 nhưng đến nay chưa phê duyệt quy hoạch), quy hoạch hệ đường giao thông quân sự chưa có sự phối hợp đồng bộ với quy hoạch cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc…

b) Công tác khảo sát, thiết kế lập dự án đầu tư và tổng mức đầu tư:

- Lựa chọn nhà thầu tư vấn khảo sát thiết kế lập dự án vẫn còn một số dự án thiếu tính chất khách quan, không thông qua việc sơ tuyển, thi tuyển, đấu thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn có năng lực. Việc chỉ định thầu đơn vị tư vấn cũng là một trong những vấn đề dẫn đến chọn nhà thầu tư vấn có năng lực kém - hồ sơ dự án kém chất lượng.

- Thường là tiến độ gấp, thiếu thời gian nghiên cứu, phân tích, đánh giá không kỹ càng, không lường hết những yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến dự án.

- Nội dung hồ sơ khảo sát, lập dự án đầu tư sơ sài, chưa đầy đủ, một số dự án đầu tư được lập chỉ mang tính hình thức, thủ tục là chủ yếu. Nhiều dự án chỉ

phân tích chủ yếu vấn đề kĩ thuật, chưa thật sự quan tâm đến vấn đề hiệu quả của dự án, đặc biệt về hiệu quả kinh tế xã hội, hoặc chỉ phân tích hiệu quả của dự ỏn một cỏch sơ sài, chưa toỏt lờn hết được ưu, nhược điểm rừ rệt làm cho dự án không đưa ra được phương án tối ưu nhất để đầu tư.

- Số liệu thu thập một phần nào đó còn mang tính ước lượng, thiếu tính chính xác, phần lớn số liệu dựa vào tài liệu thu thập được trên bản đồ thiếu tính sát thực ở thực địa, công tác giám sát khảo sát ở hiện trường chưa được chặt chẽ.

- Khi đưa ra quy mô dự án, Tư vấn còn lệ thuộc quá nhiều vào ý chí của cơ quan quản lý. Nhất là các dự án đi qua các địa phương có địa hình khó khăn, các Tư vấn đều lập theo đề nghị của Cơ quan chức năng (quy mô, hướng tuyến, suất đầu tư…) mà không chủ động bảo vệ theo đề xuất của mình, dẫn đến khi lập thiết kế kỹ thuật phải điều chỉnh lại thiết kế cơ sở.

- Công tác này thường bị trễ tiến độ so với hợp đồng có rất nhiều lý do đi kèm theo: Thời gian quá ít để thực hiện, đơn vị tư vấn yếu kém…

- Công tác lập tổng mức đầu tư: Còn nhiều hạn chế do chưa có hệ thống văn bản pháp quy chính xác, đồng bộ, nhiều văn bản của trung ương đã có hiệu lực nhưng tại địa phương thì chưa có hướng dẫn thi hành nên gây khó khăn cho việc lập tổng mức đầu tư.

- Một số dự án đơn vị tư vấn lập tổng mức đầu tư dựa trên tỉ suất bình quân, mang tính chất ước tính không sát với thực tế.

c) Công tác giám sát công việc khảo sát, lập dự án đầu tư:

- Hiện nay công tác giám sát khảo sát ở hiện trường và công tác giám sát lập dự án đầu tư chưa được chú trọng nhiều, sơ sài cho có, chưa phát huy được

tác dụng của công tác này ngay từ bước đầu sơ khai, nhìn chung các đơn vị tư vấn không có bộ phận chuyên trách giám sát nội bộ.

d) Công tác thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư:

- Chưa lựa chọn được đơn vị tư vấn có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm để thẩm tra hồ sơ.

- Công tác thẩm tra, thẩm định chưa chặt chẽ còn mang tính chất thủ tục.

- Thiếu những chuyên gia đầu ngành có kinh nghiệm, trình độ năng lực chuyên môn cao và tổng quát chung trong công tác thẩm tra, thẩm định.

- Không kiểm tra, kiểm soát, phân tích đánh giá được số liệu của các tư vấn thực hiện mà chỉ dựa vào tính chủ quan phỏng đoán.

- Nội dung thẩm tra chỉ mới năng về phản biện, chưa đáp ứng yêu cầu đảm bảo sự tối ưu của phương án thiết kế về kinh tế - kỹ thuật.

- Các cơ quan thẩm định đôi lúc còn áp đặt chủ quan cho các hồ sơ thiết kế dẫn đến suất đầu tư không sát với thực tế thi công sau này.

3.2.2.3. Hạn chế trong giai đoạn thực hiện đầu tư:

Tổng kinh phí cho giai đoạn thực hiện đầu tư chiếm tỉ trọng từ 85 - 99%

vốn đầu tư, giai đoạn này là giai đoạn triển khai thực hiện chi tiết từng bước, quyết định đến chất lượng của công trình. Trong thời gian qua vẫn còn tồn tại những hạn chế ở giai đoạn này.

a) Công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn khảo sát, thiết kế và lập dự toán:

- Công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn khảo sát thiết kế chưa được chú trọng quan tâm đúng mức. Hiện tượng "xin cho" vẫn còn, nhiều nhà thầu không đủ năng lực trình độ nhưng vẫn trúng thầu dẫn đến chất lượng hồ sơ không đảm bảo, kém chất lượng.

- Có những dự án chỉ định thầu, giao thầu không qua sàng lọc, đánh giá thực chất một cách khách quan cũng một phần dẫn đến chất lượng hồ sơ không đảm bảo, kém chất lượng do chọn nhà thầu không đủ năng lực.

Công tác khảo sát, thiết kế và lập dự toán là khâu quan trọng dẫn đến chất lượng của công trình và quyết định đến hiệu quả của công trình đầu tư.

- Công tác khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn và công tác điều tra khác:

Vẫn còn một số công trình chất lượng khảo sát kém, chưa phản ánh đúng thực địa, số liệu thu thập thiếu cơ sở, tính chính xác dẫn đến thiếu khối lượng phải điều chỉnh nhiều lần hay phát sinh khối lượng làm tăng chi phí dự án ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

- Công tác thiết kế: Vẫn còn nhiều sai sót về khối lượng, việc đề xuất giải pháp kỹ thuật một số dự án vẫn chưa đạt phương án tối ưu, công tác thiết kế còn rập khuôn, chưa linh hoạt, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại chưa cao dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng công trình, phải xử lý khi thi công mất rất nhiều thời gian, làm chậm tiến độ thi công và làm thất thoát chi phí xây dựng công trình.

- Công tác lập dự toán: Còn một số công trình việc áp dụng, vận dụng đơn giá chưa hợp lý cho từng hạng mục công việc, định mức áp dụng cho công tác tổ chức thi công hạng mục công trình còn nhiều sai sót, chồng chéo và lặp lại dư thừa (khụng nắm bắt rừ về kĩ thuật), bỏo giỏ vật liệu chưa sỏt với thực tế, chưa kịp thời tại từng thời điểm, nhiều báo giá các vật liệu đặc chủng thiếu tính cạnh tranh làm giảm hoặc tăng chi phí xây dựng.

Những năm gần đây do thay đổi chế độ chính sách của Nhà nước, phần đa các công trình phải lập dự toán điều chỉnh theo từng thời điểm thi công, nhiều công trình phát sinh chi phí lớn vượt tổng mức đầu tư nên phải điều chỉnh và trình phê duyệt lại tổng mức đẫn đến kéo dài thời gian.

c) Công tác giám sát công việc khảo sát, thiết kế, lập dự toán (giai đoạn BC KTKT, TKKTTC, TKBVTC):

- Hiện nay công tác giám sát khảo sát ở hiện trường và công tác giám sát thiết kế và lập dự toán của chủ đầu tư có nhưng chưa được chú trọng nhiều, chưa

phát huy được tác dụng của công việc này, ngoài sự giám sát của chủ đầu tư, nhìn chung các đơn vị tư vấn không có bộ phận chuyên trách giám sát nội bộ.

d) Công tác thẩm tra, thẩm định:

Nhìn chung chất lượng thiết kế của đa số hồ sơ đảm bảo được chất lượng, nhưng vẫn còn một số dự án kém chất lượng mà hồ sơ thiết kế kỹ thuật vẫn được phê duyệt và khi thi công mới phát hiện ra nhiều sai sót, yếu kém đó buộc phải điều chỉnh, bổ sung hồ sơ làm kéo dài thời gian thực hiện dự án, kéo theo tăng hoặc giảm giá trị dự toán xây lắp.

- Chưa lựa chọn được đơn vị tư vấn thẩm tra có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm trong việc thẩm tra hồ sơ.

- Công tác thẩm tra, thẩm định một số công trình không chặt chẽ còn mang tính chất thủ tục.

- Thiếu những chuyên gia đầu ngành có kinh nghiệm, trình độ năng lực chuyên môn cao và tổng quát chung trong công tác thẩm tra, thẩm định.

- Không quản lý được số liệu đầu vào của các tư vấn thực hiện.

- Chưa có chế tài nghiêm khắc để xử lý vi phạm chất lượng, bồi thường thiệt hại khi kết quả thẩm tra không phù hợp hoặc không phát hiện sai sót của dự án giữa Ban Quản lý dự án với đơn vị thẩm tra, quy định cụ thể điều khoản trong hợp đồng.

3.2.2.4. Hạn chế trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng

Từ trước đến nay công tác giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều thuận lợi nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của người dân, nhưng bên cạnh đó cũng không ít khó khăn, mặc dù đã có nhiều chính sách tích cực và sự phối hợp chặt chẽ giữa Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, Chính quyền địa phương đối với người dân. Nhưng ở một số dự án công tác ngày vẫn còn chậm, đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Nguyên nhân ở đây là:

- Ý thức và nhận thức của người dân trong khu vực giải tỏa.

- Đơn vị làm công việc kiểm đếm còn nhiều thiếu sót, không thống kê hết tài sản của người dân trong phạm vi bồi thương.

- Công việc áp giá lập hồ sơ đền bù còn sai sót trong việc vận dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ của nhà nước.

- Đơn giá đền bù chưa được thay đổi kịp thời sát với thực tế hiện tại.

- Địa điểm bố trí tái định cư chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân.

- Đất bố trí tái định cư lại cho người dân quá đắt so với đất đền bù trước đó của người dân ở cùng một địa điểm.

3.2.2.5. Công tác chọn nhà thầu xây dựng:

Hiện nay công tác lựa chọn nhà thầu xây dựng vẫn còn những mặt tiêu cực và hạn chế sau:

- Việc đấu thầu tuyển chọn các nhà thầu còn mang nặng tính hình thức, kém tính cạnh tranh.

- Thực tế thì công việc đấu thầu, tuyển chọn các nhà thầu vẫn diễn ra nhưng bên trong có sự "quân xanh, quân đỏ" giữa các nhà thầu với nhà thầu.

Việc đấu thầu chỉ mang tính hình thức, pháp lý, có những nhà thầu không đủ năng lực nhưng vẫn trúng thầu.

- Mua bán thầu của nhà thầu chính hoặc tổng thầu sau khi kí hợp đồng với chủ đầu tư hoặc là nhà thầu phụ sau khi kí hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu nhưng đem chuyển nhượng lại toàn bộ hoặc một phần hợp đồng cho nhà thầu khác trái quy định của pháp luật để kiếm lời. Số liệu tài chính, năng lực thi công trong hồ sơ dự thầu là thực, là những con số rất ấn tượng, nhưng lại là của người không trực tiếp thi công. Nhà thầu lợi dụng danh nghĩa của ủy quyền thực hiện hợp đồng để “bán thầu” cho các xí nghiệp, đội thi công, đơn vị trực thuộc.

- Nhà thầu không thực hiện đúng về năng lực trong hồ sơ dự thầu khi trúng thầu.

- Công tác quản lý trong đấu thầu, xét thầu còn có những sơ hở, thông tin về xét thầu ở một số dự án chưa đảm bảo nguyên tắc, còn có hiện tượng “chân gỗ” trong đấu thầu, xét thầu chưa được phát hiện và xử lý kịp thời.

3.2.2.6. Công tác thi công xây dựng:

Hoạt động này trong những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ, song vẫn còn một số tồn tại sau:

- Năng lực tài chính một số nhà thầu yếu nên việc thi công dở dang, kéo dài thời hạn hợp đồng. Nhiều nhà thầu cùng một lúc đấu thầu và nhận thầu nhiều công trình dẫn đến công việc thi công dàn trải, phụ thuộc nhiều vào tạm ứng và thanh toán của chủ đầu tư.

- Một số nhà thầu khi thi công kéo dài thời gian thi công để chờ điều chỉnh dự toán theo chính sách tăng mức lương tối thiểu của vùng, điều chỉnh giá vật liệu…

- Trong quá trình thi công, nhà thầu còn chưa thực hiện đúng trình tự theo quy trình, quy phạm và chỉ dẫn kỹ thuật của hồ sơ mời thầu, không có hệ thống quản lý chất lượng và nghiệm thu nội bộ theo quy định tại Nghị định số 209/2004/NĐ-CP và Nghị định số 15/2013/NĐ-CP.

- Đa số các dự án tiến độ thi công của các nhà thầu chậm so với kế hoạch của Chủ đầu tư đề ra, hiệu quả thi công kém, không tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường và an toàn giao thông trong quá trình thi công.

- Do cạnh tranh trong đấu thầu hoặc mua bán thầu nên nhiều nhà thầu tham gia đấu thầu, mua thầu giá thấp, ăn bớt vật tư hay sử dụng vật liệu không đạt chất lượng dẫn đến chất lượng kém, thời gian thi công kéo dài không đạt tiến độ thi công hay tìm cách tăng khối lượng “khống” để được phát sinh khối lượng.

- Những công trình đòi hỏi kỹ thuật cao trong thi công nên các nhà thầu trên địa bàn vẫn chưa đáp ứng được phải mời chuyên gia nước ngoài.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG GIAO THÔNG (Trang 65 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w