Sau PT cắt bỏ BQ, đoạn NQ nội thành BQ và vùng tam giác trigone bị cắt bỏ nên cơ chế chống trào ngược tự nhiên không còn. Để tránh hiện tượng trào ngược BQ – NQ thì kỹ thuật cắm NQ vào BQ mới đóng một phần quan trọng. Có nhiều kỹ thuật như sau [16], [156]:
+ Kỹ thuật cắm trực tiếp NQ vào ruột kiểu tận bên của Nesbit. + Kỹ thuật Leadbetter – Politano với một đường hầm dưới niêm mạc. + Kỹ thuật của Abol – Enein tạo đường hầm dưới thanh mạc.
+ Kỹ thuật của Kock thực hiện miệng nối tận bên với van chống trào ngược. + Kỹ thuật của Le Duc – Camey tạo một rãnh ở niêm mạc ruột non như một van chống trào ngược.
+ Kỹ thuật của Studer nối trực tiếp NQ kiểu tận – bên vào đầu xa của một quai ruột dài khoảng 15 cm không xẽ dọc. Dựa vào đặc điểm áp lực trong lòng đoạn ruột non chưa xẻ dọc cao hơn trong BQ mới và do tác dụng của sóng nhu động ruột đi thuận chiều với chuyển động của dòng nước tiểu từ NQ
xuống BQ nên đoạn ruột không xẻ dọc này có tác dụng như một van chống trào ngược từ BQ lên hai NQ. Đây là kỹ thuật ngày càng được ứng dụng rộng rãi vì đơn giãn, kết quả tốt. Đoạn ruột đưa lên có chiều dài khá lớn làm cho việc cắm NQ vào BQ mới dễ dàng, miệng nối không bị căng [48], [58].
Hình 1.10 Kỹ thuật cắm NQ vào quai ruột kiểu Studer
* Nguồn: Theo Zerbib M., Pros en Urol (2002) [156].
Trên thực tế các tác giả nhận thấy rằng với các BQ dùng quai ruột có xẻ dọc thì áp lực trong lòng BQ thường thấp dưới 40 cm nước không đủ để gây nên hiện tượng trào ngược BQ – NQ. Ngày nay do tính ưu việt của BQ thay thế áp lực thấp, các tác giả chấp nhận ngày càng nhiều các kỹ thuật nối niệu quản sau [11], [13], [14], [138]:
- Kỹ thuật của Studer hoặc Le Duc – Camey cho BQ trực vị. - Kỹ thuật của Koch cho túi chứa nước tiểu chuyển lưu ra da.