Các biện pháp thích ứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến vườn quốc gia xuân thủy và đề xuất các định hướng ứng phó (Trang 93 - 94)

Mức thay đổi (%) lượng mưa

4.3.Các biện pháp thích ứng

Đối mặt với tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, cộng đồng dân cư vùng ven biển nói chung và tại Giao Thủy nói riêng có ba lựa chọn cơ bản cho biện pháp thích nghi: bảo vệ, rút lui và thích nghi. Biện pháp bảo vệ có nghĩa là đắp đê; rút lui nghĩa là thay đổi địa điểm nhà hoặc hay doanh nghiệp, hay phân định ranh giới các vùng nhất định cấm không phát triển; thích nghi bao gồm thiết lập quy tắc xây dựng cứng rắn hơn, hoặc củng cố hệ thống cảnh báo sớm. Một số lựa chọn được liệt kê ở bảng 4.1.

Bảng 4.1: Công nghệ thích nghi của vùng ven biển

Bảo vệ Rút lui Thích nghi

- - Công trình cứng: đê, tường chắn, rào chắn thủy triều;

- - Công trình mềm:phục hồi, tái tạo cồn cát, đầm lầy, bồi đắp bãi biển; - - Lựa chọn truyền thống: tường chắn bằng gỗ, đá, lá dừa; trồng rừng. - - Thiết lập vùng phía sau; - - Di dời các công trình có nguy cơ bị đe dọa; - - Giảm dần việc phát triển ở những vùng trống; - - Tạo tầng đệm ở vùng cao; - - Di dời công trình phụ. - - Hệ thống cảnh báo di tản sớm;

- - Bảo hiểm rủi ro;

- - Biện pháp nông nghiệp mới, như là sử dụng cây trồng chống mặn; - - Quy tắc xây dựng mới; - - Cải thiện hệ thống thoát

nước; - - Khử muối.

Với phương pháp bảo vệ, lựa chọn dễ thấy nhất là xây các công trình cứng như đập ngăn nước biển. Tuy nhiên bên cạnh chi phí đắt đỏ, chúng còn có những mặt bất lợi như thay đổi vị trí xói mòn và lắng cặn. Do đó sẽ tốt hơn nếu lựa chọn các biện pháp mềm, bao gồm phục hồi cồn cát, khôi phục vùng đầm lầy, hay tiếp tục các biện pháp truyền thống như trồng rừng.

Trồng thêm rừng ngập mặn tại khu vực ven biển vì chúng sẽ có tác dụng như “rào chắn” chống bão lũ, xâm nhập mặn cũng như đóng vai trò là một hệ thống lọc trước khi nước thải từ khu vực dân cư đổ ra biển. Theo các nhà khoa

86

học, nếu mật động dày đặc của rừng ngập mặn ít nhất là 70% và được chăm sóc cẩn thận, chúng có thể cứu sống hàng nghìn sinh mạng nếu sóng thần xảy ra.

Xây dựng đập và hồ tự nhiên hoặc nhân tạo tại các lưu vực sông chính và những nơi hay xảy ra lũ lụt nhằm kiểm soát ngập lụt làm giảm nhẹ tổn thất gây ra bởi lũ và duy trì nguồn nước cung cấp cho mùa khô. Củng cố những hệ thống đê sẵn có và xây dựng thêm hệ thống đê mới bao gồm đê biển và hàng rào chống mặn. Cũng có thể chống xâm nhập mặn bằng cách sử dụng hệ thống thoát nước và làm cho nền đất trở nên cao hơn.

Cần quan tâm đến hệ thống tưới tiêu và cung cấp nước tại khu vực địa phương ví dụ như đào các hồ nhân tạo nhỏ nhằm điều hoà lượng nước, là nơi trữ nước vào mùa mưa và cung cấp nước vào mùa khô.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến vườn quốc gia xuân thủy và đề xuất các định hướng ứng phó (Trang 93 - 94)