Đánh giá năng lực ứng phó với Biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cư vùng đệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến vườn quốc gia xuân thủy và đề xuất các định hướng ứng phó (Trang 82 - 91)

Mức thay đổi (%) lượng mưa

3.4. Đánh giá năng lực ứng phó với Biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cư vùng đệm

vùng đệm

Tác động từ BĐKH tới sinh kế của cộng đồng và cơ sở vật chất trong vùng là hết sức rõ ràng. Điều này sẽ gây những tác động tiêu cực đến mục tiêu phát triển KT - XH của địa phương và mục tiêu bảo tồn, phát triển bền vững tài nguyên môi trường tại VQG Xuân Thủy. Đứng trước thực trạng đó, nhóm đánh giá đã đưa ra một số giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tác động đến mức thấp nhất có thể với mục tiêu: “Đáp ứng lợi ích trước mắt và đảm bảo lợi ích lâu dài của cộng đồng địa phương trong khu vực”. Kết quả cho thấy có tới 83% cộng đồng và 100% các bên liên quan được phỏng vấn cho rằng bảo vệ va giữ gìn các hệ sinh thái ven biển như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm có biển là hành động đầu tiên để giảm thiểu tác động của BĐKH tại địa phương. Phần lớn cộng đồng và các bên liên quan tại 05 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy đều đồng tình với các giải pháp giảm thiểu tác động của BĐKH do nhóm đánh giá đưa ra. Theo đó có thể xếp theo thứ tự ưu tiên các giải pháp mà cộng động và các bên liên quan đã lựa chọn như sau:

75

(1) Bảo vệ và giữ gìn các hệ sinh thái ven biển như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển;

(2) Trồng rừng nơi thích hợp giúp hấp thụ các khí nhà kính;

(3) Hạn chế phá từng làm đất nông nghiệp, làm chất đốt, vật liệu xây dựng, đồ trang trí nội thất và không sử dụng đồ nội thất từ gỗ;

(4) Sử dụng nguồn năng lượng sạch như khí sinh học, năng lượng mặt trời, gió và nước. Tuy nhiên khí hậu biến đổi ngày càng thất thường là điều không thể tránh khỏi. Điều này đã, đang và sẽ gây áp lực cho địa phương trên nhiều phương diện, đòi hỏi cộng đồng, các bên liên quan phải ra quyết định và lập kế hoạch mạnh mẽ để thích ứng. Giảm khả năng dễ bị tổn thương và tăng cường năng lực thích ứng từ trước đến nay vẫn được coi là trách nhiệm của các hộ gia đình và cộng đồng thông qua các lựa chọn về sinh kế và tăng cường năng lực. Thích ứng là chìa khóa để giảm thiểu khả năng bị tổn thương và tăng khả năng chống chịu với BĐKH. Điều này đòi hỏi phải nâng cao năng lực thích ứng và thực hiện những hành động thích ứng đối với những lĩnh vực nhạy cảm với khí hậu. Những thách thức đó đòi hỏi các đối tượng cộng đồng dễ bị tổn thương cần có sự đổi mới và sáng tạo trong các chiến lược sinh kế. Vậy cộng đồng và các bên liên quan tại 05 xã vùng đệm đã làm gì để thích ứng với BĐKH, nhóm đánh giá đã đưa ra nhóm các giải pháp và nhận được kết quả như sau.

76

Bảng 3.12: Tổng hợp nhận thức của cộng đồngvề các giải pháp thích ứng với tác động của BĐKH Đơn vị: % Các giải pháp thích ứng với BĐKH Đồng ý (1) Không ý kiến (2) Phản đối (3) Không biết (4)

- Chuẩn bị cho gia đình phòng chống bão và lũ lụt bất thường

97 2 1

- Bảo đảm tất cả tàu thuyền đều có hệ thống liên lạc và áo phao để phòng trường hợp khẩn cấp

52 33 15

- Bảo tồn, cải tạo rừng ngập mặn và rạn san hô 53 32 15 - Giảm sự phụ thuộc vào các nguồn lợi tự nhiên

bằng việc tìm ra các sinh kế thay thế, như du lịch sinh thái, trồng rau sạch, thủ công mỹ nghệ

30 44 26

- Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản và tổ chức NTTS một cách bền vững

57 30 13

- Áp dụng các hoạt động trồng trọt thích ứng như các loài cây khác nhau ở các thời điểm khác nhau trong năm để thích nghi với những thay đổi của thời tiết

53 33 14

- Thu hoạch trước mùa mưa để tránh ảnh hưởng của bão, lũ

81 11 8

- Chủ động kêu gọi sự ủng hộ của chính quyền địa phương các cấp nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH

61 19 20

- Xây dựng các mô hình quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng và trao quyền sử dụng tài nguyên cho người dân

23 43 1 33

- Đầu tư các thuyền chống bão 46 27 2 25

- Di cư tới và đầu tư vào những vùng không bị nguy hiểm bới mực nước biển dâng, bão và lũ lụt

16 42 3 39

- Xây dựng những ngôi nhà và trường học có khả năng chịu được gió bão nhằm giảm tác động của bão và lũ lụt

77

Qua bảng 3.12 cho thấy phần lớn cộng động đều đã chủ động đưa ra các giải pháp để đối phó với tác động của BĐKH tại địa phương mình. Tuy nhiên, các nhóm giải pháp mới chỉ được thực hiện nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH đối với các ngành nghề cơ bản tại địa phương như trồng lúa, NTTS, KTTS. Kết quả phỏng vấn cho thấy có tới 97% cộng đồng địa phương chủ động chằng chống nhà cửa trước khi bão, lũ lụt xuất hiện; 88% cho rằng cần phải xây dựng những ngôi nhà, trường học có khả năng chống chịu với bão, gió; 81% chủ động thu hoạch lúa, hoa màu và các tài nguyên khác trước mùa mưa, lũ và bão. Chỉ có 16% cộng động đưa ra phương án di cư khỏi vùng dễ bị tổn thương do ngập úng, xâm nhập mặn. Khi được hỏi về vấn đề này, cộng đồng cho rằng đây là phương án cuối cùng bởi vì cuộc sống của họ đã gắn bó với vùng này từ bao đời này nên nếu phải di cư sẽ gây khó khăn cho việc ổn định cuộc sống, gia đình và công việc. Hơn nữa việc di cư đòi hỏi chi phí cao và nếu chính quyền địa phương, nhà nước không có biện pháp hỗ trợ thì bản thân người dân cũng sẽ không tự chủ động được việc di dời của mình. Một thực tế khác cũng rất đáng buồn là còn rất nhiều cộng đồng khi được hỏi đều không biết hoặc không đưa ra được phương án tự bảo vệ, tự thích ứng cho bản thân và gia đình mình. Chính vì vậy trong tương lai, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội và các ban ngành đoàn thể cần phải chủ động lôi kéo những người này tham gia vào việc đưa ra các kế hoạch chủ động ứng phó với thiên tai và BĐKH tại địa phương mình.

Bên cạnh những phương án thích ứng giảm nhẹ với BĐKH do nhóm đánh giá đưa ra thì cộng đồng địa phương với tri thức bản địa và truyền thống canh tác lâu đời của mình cũng đã chủ động đưa ra rất nhiều phương án khác nhau để ứng phó với thiên tai trong từng hoạt động sinh kế của mình. Ghi nhận của nhóm đánh giá trong cuộc thảo luận với cộng đồng địa phương xã Giao Thiện được tổng hợp trong sau.

78

Bảng 3.13: Các giải pháp chủ động thích ứng với BĐKH của cộng đồng địa phương tại 05 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy

Ngành/lĩnh vực sản xuất Các giải pháp tự thích ứng của cộng đồng

Hoạt động sản xuất nông nghiệp

- Mất đất canh tác, giảm năng suất do xâm nhập mặn; - Các dịch bệnh phát sinh (vàng lùn xoắn lá, vàng lùn sọc đen, rầy nâu, rầy trắng v.v) do nhiệt độ tăng cao, độ ẩm lớn;

- Thiếu nguồn nước phục vụ cho hoạt động tưới tiêu; - Các hiện tượng thời tiết cực đoan như: rét đậm rét hại, bão, lụt, sương muối, mưa axit v.v làm cho cây trồng và vật nuôi bị chết hàng loạt.

Hoạt động nuôi trồng thủy sản

- Nhiệt độ thay đổi là điều kiện phát sinh của nhiều loài dịch bệnh xảy ra cho các loài nuôi. Nhiệt độ tăng cao làm cho sức khỏe của các loài nuôi, môi trường nước bị xấu đi, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài vi sinh vật gây hại. Trong những năm gần đây do môi trường nuôi bị suy thoái kết hợp với sự thay đổi khắc nghiệt của thời tiết đã gây ra hiện tượng tôm sú và ngao chết hàng loạt ở hầu hết các đầm và vây như bệnh do nhóm vi khuẩn Vibrio gây ra, bệnh do virus (MBV, HPV và BP). Các bệnh này thông thường xảy ra và lan truyền rất nhanh và rộng, khó chữa nên mức độ gây rủi ro rất lớn;

- Mực nước biển dâng cao khiến cho chi phí trong hoạt động NTTS tăng cao vì phải tôn cao và cải tạo bờ đầm, nhà xưởng, v.v.

- Sự suy giảm nguồn tài nguyên cũng làm cho thu nhập trong hoạt động NTTS giảm sút;

- Khô hạn, lũ lụt và mưa bão xảy ra thất thường làm cho nhiều ao, đầm nuôi đã được chuẩn bị bao đê kiên cố, cao để chống nước dâng cao vào mùa mưa, nhưng không thể chống được lũ lụt và bão;

- Mưa lớn và tập trung cộng với lụt làm cho độ mặn của nguồn nước thay đổi cũng làm cho các loài nuôi bị chết hàng loạt.

Hoạt động khai thác thủy sản

- Nhiệt độ tăng cao khiến cho nhiều loài không thích nghi được và chết dẫn tới nguồn lợi thủy sản trong KTTS bị giảm sút;

- Nước biển dâng cao khiến cho diện tích KTTS bị thu hẹp;

79

- Hiện tượng thời tiết cực đoan như: bão, gông, lốc xoáy, sóng thần v.v khiến cho hoạt động KTTS trở nên nguy hiểm.

Đất đai thổ nhưỡng

- Triều cường lên xuống thất thường, mực nước biển dâng cao làm mất dần diện tích bãi bồi và gây sạc lở bờ biển, bờ sông, gây nhiễm mặn nguồn nước và gây ra tình trạng khan hiếm nước ngọt thường xuyên hơn; - Đất vốn đã bị thoái hoá do quá lạm dụng phân vô cơ, hiện tượng khô hạn, rửa trôi do mưa tăng sẽ dẫn tới tình trạng thoái hoá đất trầm trọng hơn;

- Nhiệt độ nóng lên làm quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn, đất bị mất nước trở nên khô cằn, các quá trình chuyển hoá trong đất khó xảy ra;

- Sự xâm lấn của nước mặn khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp không còn khả năng canh tác và bị bỏ hoang.

Cơ sở hạ tầng

- Hệ thồng bờ đầm, đê, đường và các công trình kiến trúc như: nhà dân, trụ sở cũ Ban quan lý VQG Xuân Thủy, v.v bị ngập khi triều cường;

- Bão cộng với triều cường gây ra hiện tượng vỡ đê (2007);

- Nhiệt độ, độ ẩm tăng cao đang khiến cho các công trình kiến trúc tại địa phương bị suy giảm về công năng và tuổi thọ.

(Kết quả tham vấn cộng đồng tại xã Giao Thiện)

Rõ ràng cộng đồng địa phương đã và đang rất tích cực trong việc phòng ngừa và thích ứng với thiên tai, BĐKH. Tuy nhiên BĐKH đã và đang hiện hữu trên thực tế và tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội tại địa phương. Việc thích ứng nếu chỉ dừng lại ở sự chủ động và tự phát của cộng đồng mà không có sự chung tay của các cấp chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội thì sẽ như “muối bỏ biển”. Vậy chính quyền địa phương có thể làm gì? Vai trò của họ trong việc chủ động ứng phó với BĐKH tại địa phương mình sẽ tới đâu? Nhóm đánh giá đã có tiến hành phỏng vấn cộng đồng địa phương và các bên liên quan trên những nhiệm vụ, giải pháp đã được chỉ rõ đối với chính quyền địa phương trong việc chủ động ứng phó với BĐKH, kết quả thu được như sau.

80

Bảng 3.14: Tổng hợp nhận thức của cộng đồng về các giải pháp mà chính quyền địa phương có thể làm được để thích ứng với BĐKH

Đơn vị: % Các giải pháp thích ứng với BĐKH Đồng ý (1) Không ý kiến (2) Phản đối (3) Không biết (4) - Thiết lập hệ thống dự báo lũ ở từng địa phương 96 2 2

- Ủng hộ việc người dân chủ động lập kế hoạch và quản lý những tác động của BĐKH

42 30 1 27

- Tăng cường hỗ trợ các nghiên cứu về BĐKH

30 23 47

- Tăng cường nhận thức và năng lực cho cư dân biển, giúp thích ứng với BĐKH

34 29 37

- Tăng ngân sách cho các chương trình về BĐKH

29 20 51

- Bảo vệ các vùng đất ngập nước và phục hồi rạn san hô để giảm tác động của gió, bão biển

38 32 32

- Ngăn chặn các hoạt động phát triển tại những vùng dễ bị tổn thương do bão, mực nước biển dâng

9 36 1 54

- Ban hành các chính sách hỗ trợ nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng nhằm giảm ảnh hưởng của BĐKH

81

Bảng 3.15: Tổng hợp nhận thức của các bên liên quan về các giải pháp mà chính quyền địa phương có thể làm được để thích ứng với BĐKH

Đơn vị: % Các giải pháp thích ứng với BĐKH Đồng ý (1) Không ý kiến (2) Phản đối (3) Không biết (4)

- Thiết lập hệ thống dự báo lũ ở từng địa phương 100 - Ủng hộ việc người dân chủ động lập kế hoạch và quản lý những tác động của BĐKH

96 4

- Tăng cường hỗ trợ các nghiên cứu về BĐKH 69 24 7 - Tăng cường nhận thức và năng lực cho cư dân

biển, giúp thích ứng với BĐKH

80 18 2

- Tăng ngân sách cho các chương trình về BĐKH 38 47 15 - Bảo vệ các vùng đất ngập nước và phục hồi rạn

san hô để giảm tác động của gió, bão biển

78 18 4

- Ngăn chặn các hoạt động phát triển tại những vùng dễ bị tổn thương do bão, mực nước biển dâng

51 33 16

- Ban hành các chính sách hỗ trợ nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng nhằm giảm ảnh hưởng của BĐKH

87 9 4

Qua bảng 3.14 và 3.15 có thể thấy hầu hết cộng đồng và các bên liên quan khi được phỏng vấn cho rằng việc đầu tiên mà chính quyền địa phương có thể làm được để thích ứng với BĐKH là thiết lập các hệ thống cảnh báo thiên tai tại địa phương mình. Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy cộng đồng và chính quyền địa phương các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy đã và đang rất tích cực trong việc chủ động thích ứng với những tác động do BĐKH gây ra. Cộng đồng, các bên liên quan cũng đã nhận thức khá rõ về vai trò, nhiệm vụ, chức năng và các công

82

việc cần phải làm của gia đình mình, đơn vị mình trong việc thích ứng với BĐKH. Tuy nhiên, BĐKH đã và đang xảy ra trên mọi mặt của đời sống xã hội nên đòi hỏi các giải pháp thích ứng cần phải được thực hiện một cách đồng bộ, sâu rộng, toàn diện trên tất cả các ngành nghề, lĩnh vực của đia phương. Có như thế thì hiệu quả của các giải pháp chủ động ứng phó với BĐKH của cộng đồng địa phương và chính quyền đia phương mới đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên các biện pháp nêu trên mới chỉ mang tính tạm thời và tương đối. Về lâu về dài thì đòi hỏi phải có những nghiên cứu chuyên sâu về BĐKH tại khu vực nói riêng và Việt Nam nói chung để xác định được mức độ ảnh hưởng từ đó đề xuất những giải pháp mang tính bền vững và hiệu quả nhất.

83

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến vườn quốc gia xuân thủy và đề xuất các định hướng ứng phó (Trang 82 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)