Mức thay đổi (%) lượng mưa
BẢN ĐỒNG ẬP LỤT TỈNH NAM ĐỊNH THEO KỊCH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG (B2) CỦA VIỆT NAM
43
3.1.3. Xu thế biến đổi của các thông số khí hậu chính của tỉnh Nam Định
trong 20 năm qua
a. Nhiệt độ
Qua mỗi thập kỷ, nhiệt độ trung bình năm Nam Định đã tăng khoảng 0,10C và nhiệt độ trung bình một số tháng mùa hè tăng khoảng 0,1 - 0,30C/thập kỷ.
So với nhiệt độ trung bình nhiều năm gần đây, vào tháng 7 (tháng đặc trưng cho mùa hè) nhiệt độ tăng lên còn tháng 1 (tháng đặc trưng cho mùa đông) nhiệt độ lại giảm đáng kể.
Hình 3.6: Nhiệt độ trung bình khu vực Nam Định giai đoạn 1990 – 2009
(Nguồn: Sở TNMT tỉnh Nam Định, 2009)
Phân tích số liệu khí tượng thu thập tại 05 trạm khu vực Nam Định (Trạm Nam Định, Văn Lý - Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình) trong 20 năm qua đã chỉ ra: Nhiệt độ trung bình năm của khu vực Nam Định là 23,70
C (nhiệt độ thấp nhất là 7,30C ; nhiệt độ lớn nhất lớn nhất là 33,20C). Hình 3.7 ở trên cho thấy: nhiệt độ trung bình năm khu vực Nam Định những năm 1990 khoảng 23,70C, đến năm 2009 là khoảng 24,30C; như vậy nhiệt độ trung bình năm tăng 0,60C trong vòng 20 năm qua (tăng khoảng 0,030C/năm). Xu thế này phù hợp với các dự báo nhiệt độ của Kịch bản của biến đổi khí hậu, NBD cho Việt Nam với
22,523,0 23,0 23,5 24,0 24,5 25,0 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm 0 C
44
khu vực ĐBSH. Sự thay đổi nhiệt độ là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá sự biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, khi nhóm thực hiện đánh giá BĐKH điều tra các khu vực, các vùng trên địa bàn tỉnh Nam Định thì thấy hầu hết những người trực tiếp phỏng vấn đều cho rằng “Trong những năm gần đây, mùa hè thường nóng hơn, nhiệt độ trung bình vào mùa hè là 35 - 370C, thậm chí có khi lên đến 400C. Mùa đông thường rét ít hơn, nhưng khi đã rét thì có những đợt rét kéo dài và rét đậm (nhiệt độ trung bình từ 9 - 120C)”.
Như vậy có thể thấy có sự khác biệt rất lớn giữa số liệu thu thập được với các thông tin người dân cung cấp. Điều này có thể giải thích là do các số liệu thu thập được từ trạm khí tượng thủy văn của tỉnh chưa đủ để phản ánh được sự thay đổi nhiệt độ nhiệt độ của các khu vực trên địa bàn.
b. Lượng mưa
Từ các số liệu của trạm khí tượng tỉnh Nam Định nói riêng và các trạm khí tượng khu vực lân cận nói chung thì tổng lượng mưa năm có xu hướng giảm dần từ năm 2000 trở lại đây. Lượng mưa năm bình quân nhiều năm ở đây đạt khoảng 1.650 mm. Mỗi năm trung bình có khoảng trên dưới 150 ngày có mưa. Lượng mưa phân phối rất không đều theo thời gian trong năm. Một năm hình thành hai mùa mưa và khô rất rõ rệt. Mùa mưa thường kéo dài 5 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10 với tổng lượng mưa chiếm tới xấp xỉ 83% tổng lượng mưa năm. Tháng mưa nhiều nhất thường là 7 hoặc 8 với lượng mưa chiếm tới trên 18% tổng lượng mưa năm. Ba tháng liên tục có mưa lớn nhất trong năm là các tháng 7, 8, 9. Tổng lượng mưa của ba tháng này chiếm tới trên 49% tổng lượng mưa năm. Mùa khô thường kéo dài 6 tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với tổng lượng mưa chỉ chiếm khoảng 17% lượng mưa của cả năm. Tháng ít mưa nhất thường là tháng 12 hoặc tháng 1 với lượng mưa chỉ chiếm trên dưới 1% tổng lượng mưa năm. Ba tháng liên tục mưa ít nhất là các tháng 12, tháng 1 và tháng 2. Tổng lượng mưa của ba tháng này chỉ chiếm khoảng 4,2% tổng lượng mưa năm.
45 800 1.100 1.400 1.700 2.000 2.300 2.600 2.900 3.200 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm mm
Nam Định Văn Lý Hà Nam Ninh Bình Thái Bình
Hình 3.7: Tổng lượng mưa trung bình năm khu vực Nam Định giai đoạn 1990-2009
(Nguồn: Sở TNMT tỉnh Nam Định, 2009)
c. Độ ẩm
Từ số liệu độ ẩm thu thập tại 05 trạm khu vực Nam Định, ta có Hình 3.8 ở dưới thể hiện độ ẩm trung bình khu vực Nam Định trong giai đoạn 1990-2009. Độ ẩm trung bình là 85,22% (Độ ẩm lớn nhất đo được là 93,4%, độ ẩm thấp nhất đo được là 73,1%). Số liệu chỉ ra độ ẩm trung bình những năm 1990 là 86,3%, đến năm 2009 là 83,94%; như vậy trong 20 năm qua độ ẩm trung bình năm giảm 2,36% (độ ẩm trung bình mỗi năm giảm 0,122%/năm). Kết quả thể hiện độ ẩm khu vực Nam Định giảm dần qua các năm, kết quả này hoàn toàn phù hợp với sự ra tăng của nhiệt độ trong khu vực, thống nhất với xu hướng ra tăng nhiệt độ Kịch bản của biến đổi khí hậu, NBD cho Việt Nam cho khu vực ĐBBB.
46 80 82 84 86 88 90 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm %
Nam Định Văn Lý Hà Nam Ninh Bình Thái Bình
Hình 3.8: Độ ẩm trung bình khu vực Nam Định giai đoạn 1990-2009
(Nguồn: Sở TNMT tỉnh Nam Định, 2009)
d. Lượng giờ nắng
Từ số liệu lượng giờ nắng thu thập tại 05 trạm khu vực Nam Định, ta có Hình 3.9 ở dưới thể hiện số giờ nắng trung bình khu vực Nam Định trong giai đoạn 1990-2009. Số giờ nắng trung bình năm là 1468,82 giờ. Số liệu chỉ ra số giờ nắng trung bình những năm 1990 là 1596,54 giờ, đến năm 2009 là 1501,64 giờ; như vậy trong 20 năm qua số giờ nắng trung bình năm giảm 94,9 giờ (số giờ nắng trung bình mỗi năm giảm 4,74 giờ/năm). Kết quả này thể hiện số giờ nắng khu vực Nam Định giảm dần qua các năm.
47 1.100 1.200 1.300 1.400 1.500 1.600 1.700 1.800 1.900 2.000 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm giờ
Nam Định Văn Lý Hà Nam Ninh Bình Thái Bình
Hình 3.9: Tổng số giờ nắng trung bình năm khu vực Nam Định giai đoạn 1990-2009
(Nguồn: Sở TNMT tỉnh Nam Định, 2009)