Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến vườn quốc gia xuân thủy và đề xuất các định hướng ứng phó (Trang 26 - 28)

Vườn Quốc gia Xuân Thủy được thành lập theo Quyết định số 01/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy thành Vườn Quốc gia Xuân Thủy năm 2003. Vườn có tọa độ 20010’ đến 20015’ vĩ độ Bắc, 106020’ đến 106032’ kinh độ Đông, cách thành phố Nam Định khoảng 65km. Phía Đông Bắc, Vườn Quốc gia giáp sông Hồng, phía Tây Bắc giáp các xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải thuộc huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định.

Hình 2.1: Vườn Quốc gia Xuân Thủy – Huyện Giao Thủy – tỉnh Nam Định

19

Vườn Quốc Gia Xuân Thuỷ có tổng diện tích là 15.110 ha, trong đó diện tích vùng lõi là 7.100 ha, bao gồm Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Xanh (với khoảng 3.100 ha đất nổi có rừng). Tháng 1/1989, UNESCO đã chính thức công nhận Khu bảo tồn Xuân Thuỷ trở thành khu RAMSAR [29].

Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình tự nhiên được kiến tạo bằng quy luật bồi lắng phù sa của vùng cửa sông ven biển. Các bãi bồi lớn xen kẽ với các dòng sông tạo nên cảnh quan đặc thù của khu vực. Các đầm lầy là nơi sinh trưởng của rừng ngập mặn, nó cũng là bãi đậu của các loài chim di trú, các giồng cát cao ở má ngoài Cồn Lu là dải rừng phi lao chắn sóng, đồng thời là nơi cư trú của nhiều loài chim bản địa. Phù sa màu mỡ ở cửa sông Hồng, con sông lớn nhất miền Bắc nước ta và cùng với điều kiện tự nhiên đã tạo nên sự giàu có, giá trị bậc nhất của khu vực về đa dạng sinh học. Đây chính là tiềm năng phong phú cho chiến lược phát triển bền vững của vùng nhằm sử dụng hợp lý đất ngập nước, phát triển nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái [28].

VQG Xuân Thuỷ là bãi triều ngoài đê biển bao gồm các cồn, lòng sông, lạch triều. Bãi triều được cấu tạo bởi trầm tích cửa sông Hồng và biển Đông gồm cát, bùn và sét. Sự bồi đắp trầm tích phù sa theo không gian và thời gian được quyết định bởi lượng phù sa, động lực dòng chảy của sông, động lực thuỷ triều và tác động của con người (quai đê, trồng rừng, vuông tôm...). Nhìn chung, địa hình thấp từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Độ cao trung bình từ 0,5 - 0,9m, đặc biệt Cồn Lu có dải cát cao từ 1,2 - 1,5m. Bãi triều VQG Xuân Thuỷ bị chia cắt do đê biển, sông Trà, lạch triều và hạ lưu sông Vọp tạo thành một phần cồn Ngạn, cồn Lu và cồn Xanh.

Đất đai toàn vùng VQG Xuân Thuỷ nói chung được tạo thành từ nguồn phù sa bồi lắng của toàn bộ hệ thống sông Hồng, với lượng phù sa của nước sông trung bình 1,8g/l. Vật chất bồi lắng bao gồm 2 loại hình chủ yếu: bùn phù sa (cố kết dần trở thành lớp đất thịt) và cát lắng đọng (tích đọng và di động do ngoại lực trở thành giồng cát). Mức độ cố kết của từng loại đất thịt và mức độ nâng cao trình giồng cát tạo nên những loại tầng đất và phân bố đất khác nhau. Lớp thổ

20

nhưỡng chủ yếu gồm những loại hình: Đất nhẹ, cát pha và thịt nhẹ, phần nhỏ cát thuần; Đất trung bình, thịt trung bình; Đất nặng từ thịt nặng đến đất sét. Những nhóm đất chưa ổn định (chưa cố kết và ở dạng bùn lỏng) còn bị ảnh hưởng của nhật triều, sóng, dòng lũ và dòng chảy ven bờ. Thảm thực vật rừng ngập mặn có vai trò tích cực cố định lớp đất, nâng dần cốt cao trình ven biển [12].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến vườn quốc gia xuân thủy và đề xuất các định hướng ứng phó (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)