THÔNG TIN LUẬN VĂN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến vườn quốc gia xuân thủy và đề xuất các định hướng ứng phó (Trang 118 - 120)

Họ và tên: NGUYỄN THỊ SINH Điện thoại: 0978 674 387

Địa chỉ email: nguyensinh.hus@gmail.com

Tên luận văn: “Nghiên cứu đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy và đề xuất các định hướng ứng phó”

Tóm tắt luận văn:

Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định có đa dạng sinh học rất cao. Vườn được đặc trưng bởi các kiểu quần xã rừng ngập mặn như quần xã ưu thế Trang, quần xã ưu thế Sú, quần xã Sú – Trang - Bần, ... Vườn Quốc gia Xuân Thủy là vùng đất ngập nước có khu hệ chim khá phong phú, đặc biệt loài cò mỏ thìa – loài chim di cư đặc trưng của Vườn cũng đã được ghi nhận khoảng 45 cá thể xuất hiện trong chuyến điều tra vào mùa đông 2012.

Các chỉ số về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm và tổng số giờ nắng trên phạm vi tỉnh Nam Định được thống kê trong 20 năm qua có sự biến đổi rõ rệt. Qua mỗi thập kỉ, nhiệt độ trung bình năm của tỉnh Nam Định đã tăng khoảng 0,10C và nhiệt độ trung bình năm tăng 0,60C trong vòng 20 năm qua. Lượng mưa năm bình quân nhiều năm ở đây đạt khoảng 1.650 mm. Mỗi năm trung bình có khoảng trên dưới 150 ngày có mưa. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu tác động đến hệ sinh thái Vườn Quốc gia Xuân Thủy và đời sống của cộng đồng dân cư vùng đệm, thể hiện qua các tác động sinh địa lý như: mất đất, tăng lũ lụt, bão lốc, xói mòn bờ biển và nhiễm mặn. Các lạch Vọp và lạch Trà ngày càng được bồi tụ và dòng bị thu hẹp dần. Các dòng sông này có xu thế bị bồi lấp hẳn, do đó sẽ nối liền các cồn cát với đất liền.

Rừng ngập mặn đại trà như Trang và Sú có chiều cao hạn chế từ 2 – 4m khó lòng thích ứng được với những trận triều cường nước có thể dâng lên dến 4,5m, chức năng phòng hộ và cung cấp môi sinh đã suy giảm. Cây bần chua ở vùng cửa sông đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ và độ mặn. Những năm gần đây, mật độ bần chua đã suy giảm rõ rệt do nhiệt độ giảm nhiều và kéo

dài vào mùa đông. Một số loài động thực vật thủy sinh cũng chịu tác động của sự thay đổi mực nước biển khiến cho tập tính và sinh trưởng không ổn định. Nhiều loài chim cư trú như cò mỏ thìa, ngỗng trời, sâm cầm hay cà kheo giảm hẳn sự xuất hiện, nguyên nhân do mực nước biển dâng cao chiếm mất những mô đất cao là nơi dừng chân của chúng khi tới mùa di trú.

Một số định hướng ứng phó dành cho VQG Xuân Thủy được đề xuất nhằm giảm tốc độ dâng lên của mực nước biển và tăng các bể hấp thụ khí nhà kính. Các kế hoạch trồng rừng và tái trồng rừng ngập mặn cùng với các chương trình quản lý bền vững nguồn lợi thủy sản các biện pháp công trình cứng, công trình mềm … được đề nghị quan tâm nhằm đảm bảo lợi ích trước mắt của cộng đồng địa phương và lợi ích lâu dài cho khu Ramsar Xuân Thủy.

Từ khoá: đa dạng sinh học, cộng đồng, rừng ngập mặn, biến đổi khí hậu, khí nhà kính, ứng phó, giải pháp, lợi ích

Thesis title: Study on Assessment of Climate Change Impacts on Xuan Thuy National Park and proposal for the response direction”

Summary:

Xuan Thuy National Park (XTNP) has been known as a region with very high biodiversity. XTNP is characterized by the types of mangrove communities as community dominated of Kandelia candel (L.) Druce; community dominated of Aegiceras corniculata (L.) Blanco; community of Aegiceras corniculata, Kandelia candel and Sonneratia caseolaris (L.) Engl; etc. XTNP is the wetland with abundant bird fauna, particularly stork beak spoon – the featured migratory bird of this Park. It has also been recorded for 45 individuals appeared during the investigation in December 2012.

The index of temperature, precipitation, humidity and total sunshine hours on the range of Nam Dinh province in the last 20 years statistics have obvious changed. Over a decade, the average temperature has increased by 0.10C and the annual average temperature increased 0.60C in the past 20 years. The average rainfall in many years here reaches about 1,650mm. There is a average of approximately 150 rainy days each year. Also, the rainfall is unevenly distributed. The manifestations of climate change impact on ecosystems in XTNP and the community life in buffer zone, represented by the biogeographic effects such as loss of land, increased flooding, tornadoes , coastal erosion and

salinity. The Vop and Tra rivers are increasingly accreted and narrowed. The rivers tend to be filled completely, thereby linking the mainland and dunes. Mangroves of Kandelia candel (L.) Druce and Aegiceras corniculata have limited height from 2 - 4m so that they are difficult to adapt to the high tidal up to 4.5 m, their protective function and provide habitat have been declined.

Sonneratia caseolaris in estuaries are particularly sensitive to the changes in the temperature and salinity. In recent years, the density of Sonneratia caseolaris

has declined significantly because of reduced and prolonged temperature in winter. Some species of aquatic plants also are affected by the changes in sea level caused their behavioral and growth are unstable. Many resident birds such as stork beak spoon, geese, and poultry or stilts ginseng reduced the occurrence, caused by rising sea levels that occupy the high mounds for them to stay in the migration season.

Some response directions for Xuan Thuy National Park are proposed to reduce the rate of sea level rise and to increase the number of the Greenhouse Gas (GHG) sinks. The plan of reforestation and mangrove planting program along with the sustainable management of fisheries resources are recommended to ensure the immediate interests of the local community and long-term benefits for the Ramsar, Xuan Thuy National Park.

Keywords: biodiversity, community, mangrove, climate change, greenhouse gas (GHG), response, solution, benefit

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến vườn quốc gia xuân thủy và đề xuất các định hướng ứng phó (Trang 118 - 120)