Mức thay đổi (%) lượng mưa
3.3. Tác động và tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đến sinh kế cộng đồng vùng đệm
đồng vùng đệm
3.3.1. Các biểu hiện của tác động biến đổi khí hậu tới sinh kế cộng đồng
Với lợi thế về vị trí địa lý và tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái ĐNN, vùng ven biển VQG Xuân Thủy có vai trò quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của cộng đồng địa phương. Tài nguyên thiên nhiên trong khu vực đang mang lại nguồn thu nhập chính cho cộng đồng địa phương – những người có cuộc sống và sinh kế gắn với rừng. Tuy nhiên sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh kế kém bền vững cùng những tác động tiêu cực của thời tiết đã và đang làm cho cuộc sống của cộng đồng địa phương mấy năm gần đây trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra nhiều hơn, môi trường ô nhiễm, v.v.. đang ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sinh hoạt và sinh kế của cộng đồng địa phương nơi đây.
66
Biến đổi khí hậu không đồng nghĩa với thiên tai. Đó là hai hiện tượng tự nhiên song hành nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau; bởi trong nhiều trường hợp, thiên tai là hệ quả trực tiếp của BĐKH. Cộng đồng và các bên liên quan tại 05 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy cho rằng BĐKH tại khu vực được thể hiện qua các hiện tượng như: Sự thay đổi các quy luật thời tiết thất thường; nhiệt độ tăng và thay đổi thất thường; mưa to, lũ lụt, hạn hán không thể dự báo trước; cường độ và mức độ của các cơn bão biển gia tăng; mực nước biển dâng cao; xâm nhập mặn; và độ mặn của nước biển biến động đột ngột. Tuy nhiên mức độ biểu hiện và tác động của các yếu tố trên thì lại hoàn toàn không giống nhau, bảng thống kê sau sẽ cho thấy điều đó.
Bảng 3.7: Các biểu hiện của biến đổi khí hậu xảy ra ở khu vực vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Thủy trong 5 năm trở lại đây
Đơn vị: %
Những biểu hiện của BĐKH
Đồng ý (1) Không ý kiến (2) Phản đối (3) Không biết (4)
- Sự thay đổi các quy luật thời tiết
thông thường 99 1
- Nhiệt độ tăng và thay đổi thất thường 54 37 9 - Mưa to, lũ lụt, hạn hán không thể dự
báo trước 79 10 1 10
- Cường độ và mức độ của các cơn bão
biển gia tăng 58 23 19
- Mực nước biển tăng 58 21 21
- Sự xâm nhập mặn 68 19 13
- Độ mặn của nước biển biến đổi đột ngột 49 19 1 31
67
Qua thống kê ở Bảng 3.7 có thể thấy có tới 99% người dân được phỏng vấn cho rằng sự thay đổi của các quy luật thời tiết thông thường là biểu hiện chính của BĐKH, tiếp đến mới là sự gia tăng của mưa to, lũ lụt, hạn hán (79%) và xâm nhập mặn (68%). Trong khi đó chỉ có 58% người dân được hỏi cho rằng mực nước biển dâng cao và sự gia tăng về cường độ và mức độ của các cơn bão biển cũng là biểu hiện của BĐKH. Bên cạnh đó thì có tới 20 - 30% người được hỏi cho rằng họ không có ý kiến hoặc không biết rằng mực nước biển dâng cao và độ mặn của nước biển biến động đột ngột. Nguyên nhân của điều này là do trong những đối tượng được lựa chọn để phỏng vấn thì có các đối tượng là nông dân với sinh kế chính là canh tác lúa nước nên họ hầu như không quan tâm hoặc không cảm nhận được sự thay đổi này.
Qua đây cũng thấy được 99% người dân được phỏng vấn cho biết biểu hiện của BĐKH cho thấy mức độ, phạm vi và tính chất nghiêm trọng của vấn đề chưa thực sự lớn và mới chỉ dừng lại trong phạm vi hẹp (chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của họ). Tuy nhiên với các nhà quản lý, các bên liên quan tại địa phương thì biểu hiện của BĐKH là toàn diện hơn, rộng hơn và mức độ nghiêm trọng cũng lớn hơn.
Hộp 4.1: Ý kiến của cộng đồng, các bên liên quan về biểu hiện của BĐKH
- Ông Đỗ Văn Nam – hộ NTTS ở xã Giao Thiện cho hay “Trước kia, NTTS là nguồn thu nhập chính của gia đình tôi và người dân trong thôn. Tuy nhiên trong mấy năm trở lại đây thì bão gió, độ mặn của nước biển tăng cao cùng nước biển dâng đã khiến cho hoạt động NTTS của gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn. Bờ vùng phục vụ cho việc nuôi tôm của gia đình thường xuyên bị ngập nước khi có triều cường, gia đình đã phải đầu tư rất nhiều chi phí để cải tạo và nâng cao bờ vùng. Bão diễn ra thất thường với cường độ mạnh khiến cho chúng tôi nhiều khi mất trắng” .
- Bà Trần Thị Dung, 59 tuổi, làm nghề trồng lúa ở Giao Thiện cho hay “1 sào lúa chỉ có 2 thùng thóc thôi các bác ạ! Nước mặn xâm nhập vào sâu lắm rồi! Lúa không thể chín được hoặc nếu có chín thì không có bông. Năm nào chùng tôi cũng tiến hành thau chua rửa mặn nhưng không ăn thua gì!! Khổ lắm các anh các chị ạ!”.
68
Bên cạnh những thông tin thu thập được từ việc phỏng vấn và tham vấn cộng đồng, các bên liên quan tại địa phương thì biểu hiện của BĐKH tại khu vực còn được thể hiện thông qua những con số thống kê về nhiệt độ, thời tiết của các trạm khí tượng đặt tại khu vực khảo sát đánh giá. Kết quả nghiên cứu ở trạm quan trắc của VQG Xuân Thủy (trạm quan sát của đại học Nông nghiệp I - Hà Nội) cho thấy nhiệt độ không khí cao được xác định vào tháng 12 năm 2012 là 20,6oC cao hơn khoảng 1,5oC so với nhiệt động trung bình của tháng 12 năm 2001. Tương tự như vậy nghiên cứu cũng chỉ ra nhiệt độ cao bất thường vào tháng 10 và 11 năm 2006, khoảng 1,5 đến 2,2oC cao hơn so với nhiệt độ trung bình của tháng 10 và 11 trong vòng 8 năm từ 2001 - 2008.
Tóm lại, qua các buổi tham vấn ý kiến của cộng đồng, các nhà quản lý địa phương và thông qua quá trình điều tra thu thập số liệu, nhóm khảo sát đánh giá đã xác định được một số biểu hiện chỉnh của BĐKH tại 05 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy từ giai đoạn 1990 đến nay.
Khi nhiệt độ cao hơn cùng các yếu tố bất lợi khác, nghề nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực cũng gánh chịu nhiều hậu quả đáng kể như: dịch bệnh phát sinh nhiều, bãi triều đã được khoanh nuôi ban đầu do thay đổi mực nước triều dâng đã không còn phù hợp với điều kiện thiết yếu để nuôi trồng thuỷ sản truyền thống nữa. Kết quả năng xuất nuôi trồng sụt giảm, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp.
3.3.2. Nhận thức của cộng đồng về tình trạng gia tăng các hiện tượng thời
tiết, thiên tai và biến đổi khí hậu ở khu vực Vườn quốc gia Xuân Thủy
Trong đợt khảo sát đánh giá nhận thức của cộng đồng, các bên liên quan về nguyên nhân gây ra BĐKH chủ yếu xét trên khía cạnh con người với các hoạt động thường nhật trong sản xuất và sinh hoạt. Kết quả cụ thể về nhận thức của cộng đồng như sau.
69
Bảng 3.8: Nhận thức của cộng đồng về một số giả thuyết nguyên nhân gây gia tăng các thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan ở khu vực trong 5 năm gần đây
Đơn vị: %
Những nguyên nhân của thiên tai
Đồng ý (1) Không ý kiến (2) Phản đối (3) Không biết (4)
- Vườn Quốc gia Xuân Thủy nằm trong
khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai 80 5 5 10 - Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước
biển dâng 84 2 2 12
- Sử dụng ô tô, xe máy làm thải khói 89 3 0 8
- Phá và đốt rừng 89 6 0 5
- Sử dụng quá nhiều điện tại hộ gia đình 16 49 3 32 - Nuôi gia súc trong các trang trại 30 34 17 19 - Trồng lúa theo phương pháp truyền thống 16 31 27 26
- Làm ô nhiễm môi trường 84 10 0 6
- Tăng dân số 63 13 2 22
(Nguồn: Kết quả điều tra tham vấn cộng đồng)
Qua bảng trên cho thấy nhận thức về các giả thuyết nguyên nhân gây ra BĐKH, phần lớn cộng đồng địa phương đều cho rằng vị trí địa lý của khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy, cũng như việc mực nước biển đang có xu hướng dâng cao, khói thải của ô tô, xe máy; phá và đốt rừng; ô nhiễm môi trường là những nguyên nhân chính gây ra BĐKH. Một bộ phận không nhỏ khi được phỏng vấn cho rằng tăng dân số cũng là một trong những tác nhân lớn gây ra những thay đổi về môi trường, một bộ phận khác lại cho rằng trồng lúa nước theo phương pháp truyền thống không phải là nguyên nhân gây ra hiện tượng BĐKH. Cùng với nhận thức của mình, cộng đồng cũng đã từng bước thay đổi hành vi, cuộc sống, sinh hoạt và sinh kế theo hướng bền vững và thân thiện với môi trường hơn. Các phong trào, các hoạt động thu gom rác thải đã được xây dựng tại từng thôn xóm, người dân sẵn sàng đóng góp kinh phí và bỏ ngày công lao động của mình ra để giúp cho đường làng ngõ xóm được sạch sẽ hơn và khang trang hơn. Đây là tín hiệu vui không chỉ đối với địa phương mà còn đối với các cấp, các ngành và các nhà quản lý trong việc từng bước nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH.
70
Bảng 3.9: Hồ sơ thiên tai thống kê tại 5 xã vùng đệm
Năm Thảm họa Tác động Cơ chế ứng phó
1961 Bão - Mất mùa trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, tài sản. Năm 1972, cơn bão phá vỡ 300m đê, 90% mất nhà. - Cá nổ mắt chết, cá bị thất thoát hết.
- 10 ngày sau bão nước mới tiêu hết
Vì là cuối nguồn nên:
- Rác thải tập trung gây ô nhiễm
- Người chết (8 người chết năm 1996)
- Thuyền bè hư hỏng, mất thuyền
- Nhà xiêu vẹo, tốc mái, mất chòi
- Di dân
- Thông tin đại chúng của Trung ơng (chương tình dự báo thời tiết)
- Chị đạo của các cấp
- Lãnh đạo kiên quyết trong ứng phó thiên tai - Diễn tập phòng chống thiên tai - Thành lập đội xung kích - Chằng chống nhà cửa, dự trữ nước, khí đốt, di dân 1963 Bão 1972 Bão 1983- 1986 Bão 1996 Bão 2005 Áp thấp 1995- nay Lốc - Cuốn bay nóc nhà - Kinh nghiệm cảnh báo sớm Rồng cuốn Mưa kèm Sấm Sét - Năm bão kèm sấm sét năm 2010 đã đánh chết 2 người và hư hỏng nhiều tài sản, nhà cửa
Rét đậm -- Chết mạ, lúa (70%) Chết gia súc gia cầm (15-20%)
- Che đậy nilon cho mạ, lúa
Hạn hán Sương
muối - Hư hỏng, thối rau màu, lúa cháy lá
- Đảm báo nước tưới và che phủ nilon cho hoa màu Dịch bệnh - Hải sản bị chết - Váng bùn ảnh hưởng 70% năng suất - Phun thuốc - Tập huấn khoa học kỹ thuật 2012 Bão, ngập úng - 100% diện tích lúa - Ao cá mất - Đường xá bị sạt lở, hư hỏng
- Phụ thuộc thủy triều
71
Bảng 3.10: Mức độ tác động của biến đổi khí hậu đối với đời sống cộng đồng dân cư vùng đệm Đơn vị: % Mức độ tác động của BĐKH Đồng ý (1) Không ý kiến (2) Phản đối (3) Không biết (4)
- Ngày càng mất mùa do sự biến động không dự báo được của các hiện tượng thời tiết
90 9 1
- Mực nước biển tăng khiến cho cư dân ven biển mất nhà cửa, tài sản
32 47 5 16
- Tăng tỉ lệ mắc bệnh do khô nóng 13 44 16 27 - Tăng mức độ nghiêm trọng của bão, lũ
lụt hay hạn hán
38 40 22
- Tăng mức độ của dịch bệnh do nước ô nhiễm
41 27 32
- Giảm chất lượng của nước sạch 47 13 40
- Giảm sự đa dạng và trữ lượng thủy sản 96 1 3
(Nguồn: Kết quả điều tra tham vấn cộng đồng)
Trong quá trình phỏng vấn, thu thập số liệu và thảo luận có sự tham gia của cộng đồng (PRA), rất nhiều ý kiến của cộng đồng, các bên liên quan về những tác động của BĐKH đã và đang gây ra tại địa phương được ghi nhận. Có thể thấy rằng, những tác động của BĐKH kết hợp với những áp lực hiện tại về phát triển kinh tế xã hội đã và đang làm cho cộng đồng địa phương nơi đây chịu nhiều thiệt hại nặng nề.
72
Bảng 3.11: Tổng hợp ý kiến của cộng đồng, các bên liên quan về các tác động và xu hướng do BĐKH gây ra tại 05 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy
Ngành/lĩnh vực
chịu tác động Các tác động do BĐKH gây ra
Hoạt động sản xuất nông nghiệp
- Mất đất canh tác, giảm năng suất do xâm nhập mặn;
- Các dịch bệnh phát sinh (vàng lùn xoắn lá, vàng lùn sọc đen, rầy nâu, rầy trắng v v...) do nhiệt độ tăng cao, độ ẩm lớn;
- Thiếu nguồn nước phục vụ cho hoạt động tưới tiêu;
- Các hiện tượng thời tiết cực đoan như: rét đậm rét hại, bão, lụt, sương muối, mưa axit, v.v. làm cho cây trồng và vật nuôi bị chết hàng loạt.
Hoạt động Nuôi trồng thủy sản
- Nhiệt độ thay đổi là điều kiện phát sinh của nhiều loài dịch bệnh xảy ra cho các loài nuôi. Nhiệt độ tăng cao làm cho sức khỏe của các loài nuôi, môi trường nước bị xấu đi, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài vi sinh vật gây hại. Trong những năm gần đây do môi trường nuôi bị suy thoái kết hợp với sự thay đổi khắc nghiệt của thời tiết đã gây ra hiện tượng tôm sú và ngao chết hàng loạt ở hầu hết các đầm và vây như bệnh do nhóm vi khuẩn Vibrio gây ra, bệnh do virus (MBV, HPV và BP). Các bệnh này thông thường xảy ra và lan truyền rất nhanh và rộng, khó chữa nên mức độ gây rủi ro rất lớn. (theo ý kiến của Ông Điều – Cán bộ thôn xã Giao Thiện); - Mực nước biển dâng cao khiến cho chi phí trong hoạt động NTTS tăng cao vì phải tôn cao và cải tạo bờ đầm, nhà xưởng, v.v;
- Sự suy giảm nguồn tài nguyên cũng làm cho thu nhập trong hoạt động NTTS giảm sút;
- Khô hạn, lũ lụt và mưa bão xảy ra thất thường làm cho nhiều ao, đầm nuôi đã được chuẩn bị bao đê kiên cố, cao để chống nước dâng cao vào mùa mưa, nhưng không thể chống được lũ lụt và bão; - Mưa lớn và tập trung cộng với lụt làm cho độ mặn của nguồn nước thay đổi cũng làm cho các loài nuôi bị chết hàng loạt.
73 Hoạt động khai thác
thủy sản
- Nhiệt độ tăng cao khiến cho nhiều loài không thích nghi được và chết dẫn tới nguồn lợi thủy sản trong KTTS bị giảm sút;
- Nước biển dâng cao khiến cho diện tích KTTS bị thu hẹp;
- Hiện tượng thời tiết cực đoan như: bão, gông, lốc xoáy, sóng thần v.v khiến cho hoạt động KTTS trở nên nguy hiểm.
Đất đai thổ nhưỡng
- Triều cường lên xuống thất thường, mực nước biển dâng cao làm mất dần diện tích bãi bồi và gây sạc lở bờ biển, bờ sông, gây nhiễm mặn nguồn nước và gây ra tình trạng khan hiếm nước ngọt thường xuyên hơn;
- Đất vốn đã bị thoái hoá do quá lạm dụng phân vô cơ, hiện tượng khô hạn, rửa trôi do mưa tăng sẽ dẫn tới tình trạng thoái hoá đất trầm trọng hơn; - Nhiệt độ nóng lên làm quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn, đất bị mất nước trở nên khô cằn, các quá trình chuyển hoá trong đất khó xảy ra;
- Sự xâm lấn của nước mặn khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp không còn khả năng canh tác và bị bỏ