Lựa chọn kịch bản biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến vườn quốc gia xuân thủy và đề xuất các định hướng ứng phó (Trang 45 - 47)

3.1.1. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam

Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam bao gồm các tiêu chí lựa chọn sau:

(1) Mức độ tin cậy của kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu; (2) Độ chi tiết của kịch bản biến đổi khí hậu;

(3) Tính kế thừa;

(4) Tính thời sự của kịch bản; (5) Tính phù hợp địa phương;

(6) Tính đầy đủ của các kịch bản; và (7) Khả năng chủ động cập nhật.

Các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam được xây dựng theo các kịch bản phát thải khí nhà kính toàn cầu, bao gồm: kịch bản phát thải thấp (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2, A1B), kịch bản phát thải cao (A2, A1FI).

Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam năm 2011 được cập nhật và công bố vào đầu năm 2012, các yếu tố của kịch bản được đem so sánh với thời kỳ 1980 – 1999 bao gồm: mức tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa trung bình, các cực trị khí hậu, mực nước biển dâng cho các khu vực ven biển.

a. Về nhiệt độ

Nhiệt độ mùa đông có thể tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta. Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng nhanh hơn so với các vùng khí hậu phía Nam.

Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 khoảng từ 1,6 đến 2,2oC trên phần lớn diện tích của Việt Nam. Nhiệt độ phía Bắc tăng nhanh hơn phía Nam.

38

Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm tăng 2 - 3oC trên phần lớn diện tích cả nước. Khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có nhiệt độ trung bình tăng nhanh hơn so với những nơi khác.

Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có mức tăng phổ biến 2,5 - 3,7oC.

b. Về lượng mưa

Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm tăng phổ biến khoảng 6%, riêng khu vực Tây Nguyên có mức tăng ít hơn.

Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có mức tăng phổ biến 2 - 7%.

Theo kịch bản phát thải cao (A2): Lượng mưa vào cuối thế kỷ 21 tăng trên hầu hết lãnh thổ nước ta với mức tăng phổ biến khoảng 2 - 10%.

c. Một số cực trị khí hậu:

Theo kịch bản phát thải trung bình, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ thấp nhất trung bình tăng 2,2 - 3,0oC; nhiệt độ cao nhất trung bình tăng 2,0 - 3,2oC trên phạm vi cả nước. Nơi có dấu hiệu tang nhiều hơn là phía Đông Bắc Bộ và Nam Tây Nguyên.

Số ngày có nhiệt độ cao nhất trên 35oC tăng từ 15 đến 30 ngày trên phần lớn cả nước theo kịch bản phát thải trung bình.

Trong tương lai, xu thế chung là lượng mưa ngày lớn nhất tăng ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và giảm ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.

d. Kịch bản Nước biển dâng

Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, trung bình toàn dải ven biển Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 49 - 64cm.

Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, trung bình toàn dải ven biển Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 57 - 73cm, khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang là nơi có mực nước biển tăng nhiều hơn so với các khu vực khác.

Theo kịch bản phát thải cao (A1FI): Vào cuối thể ký 21, trung bình toàn dải ven biển Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 78 - 95cm, mực nước biển ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang có thể dâng tối đa đến 105cm.

39

3.1.2. Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho tỉnh Nam Định

Nam Định có vị trí địa lý thuộc phía nam Đồng bằng Bắc Bộ do đó kịch bản BĐKH của Nam Định sẽ áp dụng kịch bản BĐKH đối với khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Dựa vào kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam năm 2011, các yếu tố trong kịch bản được đánh giá lần lượt đối với tỉnh Nam Định so với giai đoạn 1980 - 1999.

a. Nhiệt độ

Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở Nam Định tăng khoảng từ 2,7oC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0.5 0.8 0.8 1.1 1.4 1.7 2 2.3 2.5 2.7 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 2010 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 2110

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến vườn quốc gia xuân thủy và đề xuất các định hướng ứng phó (Trang 45 - 47)