Hiện trạng đa dạng sinh học ở VQG Xuân Thủy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến vườn quốc gia xuân thủy và đề xuất các định hướng ứng phó (Trang 30 - 41)

2.2.1.1. Đa dạng hệ sinh thái

VQG Xuân Thuỷ nằm trong vùng cửa sông Hồng với các sinh cảnh rõ nét: sinh cảnh vùng nước cửa sông ven bờ, vùng triều cửa sông và sinh cảnh các bãi bồi cửa sông. Có thể phân biệt các kiểu hệ sinh thái cơ bản trong các sinh cảnh của VQG Xuân Thuỷ như sau:

a) Bãi triều lầy có rừng ngập mặn

Được hình thành ở các vùng cửa sông, đặc biệt phát triển, với diện tích rộng lớn ở vùng cửa sông Hồng. Đặc trưng cơ bản của kiểu hệ sinh thái này là bãi triều có thảm rừng ngập mặn phát triển mạnh trên nền bùn nhuyễn, bùn cát. Bãi triều lầy có rừng ngập mặn phát triển tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc trưng của các vùng triều biển nhiệt đới. Loại sinh cảnh này thường ở khu triều giữa và triều cao, nơi có thời gian ngập nước khi triều cường trong ngày. Ở VQG Xuân Thuỷ, hệ sinh thái bãi triều có rừng ngập mặn chủ yếu ở Cồn Lu và một phần ở Cồn Ngạn giáp với sông Trà. Vùng phía tây nam VQG, tiếp giáp với đê Quốc gia là vùng rừng ngập mặn trồng mới. Khu vực RNM là môi trường thuận lợi cho nhiều nhóm hải sản ven biển phân bố, cư trú và phát triển.

b) Bãi triều lầy không có rừng ngập mặn

Các dạng bãi triều thẳng, bằng phẳng, ngập nước thường xuyên vào những ngày nước cường, chỉ được phơi cạn vào kỳ nước kém. Đặc điểm quan trọng của kiểu hệ sinh thái này là không có rừng ngập mặn che phủ, chỉ có thực vật nhỏ phân tán hoặc không có. Nền đáy có thể là cát bột, bùn cát, bùn sét tùy theo điều kiện động lực mạnh hoặc yếu của quá trình tương tác sông và biển. Do không có thực vật che phủ, trao đổi nước tốt, nên là môi trường phát triển hải sản tốt. Ở VQG Xuân Thuỷ, hệ sinh thái bãi triều không có rừng ngập mặn chủ yếu ở phía Tây - Nam và là khu vực nuôi ngao, vạng rộng lớn.

23 c) Các cồn cát ở vùng cửa sông

Được hình thành phổ biến ở vùng cửa sông Hồng, từ các nguồn bồi tích sông đưa ra được các dòng chảy ven bờ và sóng di chuyển về hai phía cửa sông, thường thấy ở các vùng cửa sông châu thổ, tạo nên các cồn cát chạy song song với bờ, chắn ở phía ngoài cửa sông. Có thể xem đây là một kiểu bãi bồi ở vùng cửa sông, được hình thành trong quá trình động lực sông - biển. Phía trong các cồn cát thường là các hệ lạch triều ngang hoặc các bãi triều lầy có thực vật ngập mặn. Nền đáy các cồn cát thường là bùn cát hoặc cát bùn, nhưng nhìn chung hàm lượng hữu cơ thấp, thành phần sinh vật kém phong phú.

Tại khu vực VQG Xuân Thuỷ: Cồn Xanh (cồn Mờ) là cồn nhỏ nhất có lớp cát mỏng và vẫn đang tiếp tục bồi đắp do phù xa từ sông Hồng đem lại, thường bị ngập khi thuỷ triều lên. Độ cao bãi cồn Xanh khoảng 0,5-0,9m, diện tích bãi nổi khi triều kiệt khoảng trên 200ha.

d) Đầm nuôi tôm

Đầm nuôi tôm ở khu vực VQG Xuân Thuỷ chủ yếu tập trung ở Cồn Ngạn. Hình thức nuôi thường là quảng canh cải tiến (đầm rộng từ vài ha trở lên, nguồn nước cấp, thoát theo chế độ thuỷ triều qua các cửa cống, bổ sung con giống).

e) Sông nhánh

Có hai sông nhánh ở khu vực VQG Xuân Thuỷ là sông Trà và sông Vọp chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Tàu, thuyền máy chỉ có thể đi lại trên các sông này vào thời điểm nước triều cường. Vào thời điểm nước triều kiệt, nhiều khu vực sông Trà bị cạn, mực nước thấp.

f) Lạch triều

Lạch triều là các dòng nước nhỏ, nông hình thành theo dạng xương cá dọc hai bên bờ sông, chức năng cấp thoát nước theo thuỷ triều cho sông Vọp và sông Trà. Kích thước và độ sâu lạch triều thay đổi theo chế độ thuỷ triều.

g) Vùng nước ven bờ ngoài Cồn Lu

Vùng nước ven bờ ngoài Cồn Lu được xác định chỉ tới độ sâu 6m khi triều kiệt. Sau khi có cơn bão năm 2012, vùng nước giữa Cồn Lu và Cồn Mờ bị bồi.

24 h) Vùng nước cửa sông Ba Lạt

Vùng nước cửa sông Ba Lạt được xác định từ điểm đầu của xã Giao Thiện tới vùng nước giữa mép đầu ngoài của Cồn Lu và Cồn Vành (Thái Bình).

i) Dải cát ven bờ ngoài cồn Lu

Dài cát trải dài suốt ven bờ ngoài Cồn Lu, đôi chỗ có rừng phi lao được trồng để phòng hộ ven biển, xen lẫn muống biển và trảng cây bụi.

j) Hệ sinh thái nông nghiệp (vườn nhà, ruộng lúa...)

Kiểu hệ sinh thái nông nghiệp, gồm ruộng lúa, khu dân cư với vườn nhà chủ yếu ở vùng giáp đê Quốc gia thuộc các xã Giao Thiện, Giao An.

Hình 2.2. Các hệ sinh thái ĐNN ở VQG Xuân Thủy

25

2.2.1.2. Đa dạng hệ thực vật

Qua khảo sát hệ thực vật vùng rừng ngập mặn (bao gồm các loài cây ngập mặn chủ yếu, các loài tham gia và các loài từ nội địa chuyển ra và mọc trên các bờ đê, bờ đầm) Vườn Quốc gia Xuân Thủy đã thống kê được tổng số 192 loài thuộc 145 chi của 60 họ thực vật phân bố tại 8 kiểu quần xã thực vật đặc thù cho các điều kiện sống khác nhau [24].

Trong chuyến điều tra hồi tháng 12/2012 của dự án JICA tại Vườn, ghi nhận sự phân bố của 115 loài thực vật bậc cao có mạch (bao gồm các loài cây ngập mặn chủ yếu, các loài tham gia vào rừng ngập mặn, các loài từ nội địa di cư đến và thích nghi với điều kiện tại VQG Xuân Thủy; không bao gồm các loài cây thuộc hệ sinh thái nông nghiệp hoặc khu dân cư trong vùng đệm). Tổng số 115 loài thực vật bậc cao thống kê được thuộc 101 chi, 41 họ. Trong đó, ngành dương xỉ Polypodiophyta có 7 loài, thuộc 7 chi, 5 họ; Lớp Hai lá mầm – Dicotyledones

có 80 loài, thuộc 70 chi, 30 họ; Lớp Một lá mầm – Monocotyledonescó 28 loài thuộc 24 chi, 6 họ thực vật.

Tại VQG Xuân Thủy có 07 loài chính trực tiếp tham gia vào rừng ngập mặn đó là loài Sú - Aegiceras corniculata (L.) Blanco, Bần chua - Sonneratia caseolaris(L.) Engl, Trang - Kandelia candel (L.) Druce, Đước - Rhizophora stylosa Griff., Ô rô - Acanthus illcifolius L., Ô rô - Acanthus ebracteatus Vahl., Dây cóc kèn - Derris trifoliata Lour.

Bên cạnh đó, một số loài cây rừng ngập mặn được du nhập từ một số vùng khác nhau trong và ngoài nước về trồng thử nghiệm tại VQG Xuân Thủy, chúng dần thích nghi, sinh trưởng tại Vườn và Trung tâm nghiên cứu rừng ngập mặn, đó là: Cóc vàng - Lumnitzera racemosa Willd., Vẹt dù - Bruguiera gymnorrhiza

(L.) Lamk., Vẹt tách - Bruguiera parviflora (Roxb.) Wight. & Arn. ex Griff., Vẹt đen - Bruguiera sexangula (Lour.) Poir., Bần không cánh (Bần Mianma) -

Sonneratia apetala Buch.-Ham., Mắm - Avicennia marina (Forssk.) Vierh., Dừa nước - Nypa fruticans Wurmb…

Các đặc điểm và phân bố của kiểu quần hợp thực vật chủ yếu và quần hợp rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy được thống kê chi tiết ở Bảng 2.1 và 2.2.

26

2.2.1.3. Đa dạng sinh học hệ động vật

a) Khu hệ động vật không xương sống cỡ lớn ở đáy

Tổng hợp các công trình nghiên cứu từ trước đến nay và kết quả của chuyến khảo sát tháng 12/2012, đã thống kê được 350 loài động vật đáy thuộc 6 ngành (Annelida, Arthropoda, Brachiopoda, Cnidaria, Mollusca, Sipuncula), 11 lớp, 38 bộ, 106 họ, 206 giống. Trong đó, số lượng loài bắt gặp trong đợt khảo sát (tháng 12 năm 2012) là 110 loài. Hầu hết các loài động vật KXS cỡ lớn ở đáy ở khu vực là những loài nhiệt đới phân bố rộng ở ven biển phía tây Thái Bình Dương.

So sánh thành phần động vật đáy thu được về bậc loài, bậc giống và bậc họ thì nghành Chân khớp (Arthropoda) có số lượng phong phú nhất (với 153 loài, 84 giống, 38 họ được ghi nhận trong khu vực nghiên cứu), tiếp đến là ngành Thân mềm (Mollusca) (147 loài, 81 giống, 42 họ), nghành Giun đốt (Annelida) với đại diện là lớp Giun nhiều tơ- Polychaeta (47 loài, 38 giống, 23 họ), 3 ngành còn lại là ngành Tay cuốn (Brachiopoda), nghành Cnidaria và nghành Sá sùng (Sipuncula) chỉ có một loài duy nhất.

27

Bảng 2.1: Các kiểu quần hợp thực vật chủ yếu tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy

STT Kiểu quần hợp Phân bố Đặc điểm Loài tham gia Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu

1 Quần hợp rừng trồng Phi lao Casuarina equisetifolia L. Cồn cát phía ngoài rừng ngập mặn,

giáp với biển như cồn Lu và một số nơi khác

- Độ tuổi tương đối đồng đều - Chiều cao từ 4,5 - 7,5m - Đường kính ngang ngực từ 3,5 - 9,5cm

- Mật độ cá thể trung bình là 0,4475 cá thể/m2

Thành phần các loài tham gia tương đối đa dạng.

'- Các loài cây gỗ nhỏ phổ biến như Bàng - Terminalia catappa L., Tra - Hibiscus tiliaceus L., Tra lâm vồ - Thespesia populnea (L.), ...

- Các loài cây bụi như Vạng hôi - Clerodendrum inerme (L.) Gaertn., Ngũ sắc - Lantana camara L., Dứa gỗ - Pandanus tectorius Parkinson ex Du …

- Các loài cây thảo chủ yếu là Ráng biển - Acrostichum aureum L.,

Trong các kiểu quần xã này, loài ưu thế là Phi lao bị ảnh hưởng di chịu tác động rất mạnh của gió bão, gây ra tình trạng cây bị đổ nghiêng và gãy ngọn. 2 Quần hợp ưu thế Cỏ ngạn - Scirpus kimsonensis N.K. Khoi, Cỏ lông công - Sporolobus virginicus (L.) Kunth. Hình thành chủ yếu ở khu vực của Ba Lạt,

nơi các bãi bùn đang hình thành, các loài thực vật phần lớn thời gian bị ngập nước

San đôi - Paspalum distichum L., san nước nước - Paspalum scrobiculatum L. Do đây là vùng đất mới, nên tại một số vị trí tiếp giáp với rừng ngập mặn xuất hiện một số loài cây rừng ngập mặn tái sinh như: Sú - Aegiceras corniculatum (L.) Blanco, Trang -

Kandelia candel (L.) Druce.

Thời gian gần đây xảy ra hiện tượng các cây rừng ngập mặn tái sinh bị chết.

Nguyên nhân được người dân địa phương cho rằng có thể do cát xâm lấn.

3

Quần hợp ưu thế Rau muống biển - Ipomoea pescaprae L.;

Cỏ lông chông - Spinifex littoreus (Burm. f.) Merr; Cỏ gà - Cynodon dactylon (L.) Pers.

Chủ yếu gặp ở các bãi cát phía ngoài rừng trồng Phi lao ở Cồn Lu hoặc các bãi cát mới, trên các bãi bồi dọc theo một số nhánh sông Trà phía Cồn Lu.

Thành phần loài cũng như số lượng các cá thể trong

các quần thể trong quần hợp là rất thấp so với một số kiểu quần hợp khác

Thành phần loài là các loài thân cỏ, bò lan trên mặt đất, chịu được hạn và độ mặn cao như Rau muống biển - Ipomoea pescaprae L., Cỏ lông chông - Spinifex littoreus (Burm. f.) Merr.,

Cỏ gà - Cynodon dactylon (L.) Pers., Từ bi - Vitex rotundifolia L. f…

Tại các kiểu quần hợp này, các loài hiện ít bị ảnh hưởng bởi tác động của các nhân tố thời tiết hoặc khí hậu. 4 Quần hợp các loài thực vật trên các bờ đê, bờ đầm trong vùng lõi và vùng đệm

-Phía dưới chân đê, nơi chịu tác động của triều cường là các loài cây thích nghi với điều kiện chịu mặn.

- Trên sườn đê, là sự hỗn giao của các loài cây bản địa.

- Giá - Excoecaria agallocha L., Vạng hôi - Clerodendrum inerme (L.) Gaertn., Từ bi biển - Vitex triifolia L., Sài hồ - Pluchea indica L., Cóc kèn - Derris trifoliata Lour...

- Sam biển - Sesuvium portulacastrum L.., Muối biển - Suaeda maritima (L.) Dum., Dây lức - Phyla nodiflora (L.) Greene… - Họ Amaranthaceae, họ Solanaceae, họ Asteraceae, họ

Leguminosae, họ Verbenaceae...

Tại các kiểu quần hợp này, thành phần loài thường có sự tăng dần lên do sự phát tán và di cư từ nội địa. Các loài hiện ít bị ảnh hưởng bởi tác động của các nhân tố thời tiết hoặc khí hậu. 5 Quần hợp Lác nước - Cyperus malaccensis Lam., Cỏ ống - Panicum repens L., Sậy -

Phramites karka (Retz.) Trin. ex Steud.

Bờ đầm

Kiểu quần hợp này trước đó là rừng ngập mặn, chúng hình thành sau các đầm nuôi thủy sản hình thành một vài năm. Sau khi các bờ đầm được đắp, giữ lại nước chiều, một số cây ngập mặn bị chết.

Các loài Lác nước - Cyperus malaccensis Lam.,

Cỏ ống - Panicum repens L., Sậy - Phramites karka (Retz.) Trin. ex Steud.

Hiện nay do người dân đã áp dụng hình thức nuôi trồng quản canh, nên kiểu quần xã này chỉ còn lại rất ít ven các bờ đầm và một vài điểm trong đầm.

28

Bảng 2.2: Các kiểu quần hợp rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy

STT Kiểu quần hợp Phân bố Đặc điểm Loài tham gia Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu và nước biển dâng

1

Quần hợp ưu thế Trang - Kandelia candel (L.) Druce. Kiểu quần hợp này phân bố trong vùng lõi VQG khu vực Cồn Lu

Các cá thể loài ưu thế phân bố tương đối đều; tuổi, chiều cao và đường kính các cá thể tương đối đều nhau. Chiều cao các cá thể Trang từ 1,4 - 4,1m (trung bình khoảng 2,7m); đường kính từ 3,8 - 8,0cm (trung bình khoảng 6cm), mật độ của Trang trong kiểu quần xã này khoảng 400/400 = 1cây/m2.

Loài tham gia nhưng không chiếm ưu thế là Sú. Chiều cao Sú trong quần xã từ 1 - 2m; đường kính từ 3,5 - 6cm, chủ yếu là 3,5 - 3,8cm.

Trong quần hợp này, một số cây Trang và Sú ngọn bị khô và gãy. Các cá thể Trang và sú bị rụng cành non và lá. Do đó mức độ che phủ của tầng tán bị giảm còn khoảng 50 - 60%. 2 Quần hợp ưu thế Sú - Aegiceras corniculata (L.) Blanco Kiểu quần hợp này phân bố trong vùng lõi VQG khu vực Cồn Lu

Các cá thể loài ưu thế phân bố tương đối đều; tuổi, chiều cao và đường kính các cá thể tương đối đều nhau. Chiều cao các cá thể Sú từ 2,9 - 3,8m (trung bình 3,35m); đường kính từ 3,1 - 5,6cm (trung bình 3,8cm), mật độ trung bình các cá thể Sú là: 1116/400 = 2,79 cây/m2.

Bên cạnh Sú, trong kiểu quần xã này, loài tham gia nhưng không chiếm ưu thế là Trang - Kandelia candel (L.) Druce. Cũng giống như Sú, các cá thể Trang trong quần xã cũng có độ tuổi, chiều cao và đường kính tương đối đều nhau. Chiều cao các cá thể Trang 3-3,8 m, đường kính thân từ 4 - 10cm.

Trong hệ sinh thái này, các cá thể Sú xảy ra hiện tượng cành non và lá phía ngọn bị rụng. Do đó mức độ che phủ của tầng tán bị giảm chỉ còn khoảng 40 - 50%. 3 Quần hợp Sú – Aegiceras corniculata, Trang – Kandelia candel và Bần - Sonneratia caseolaris (L.) Engl. Kiểu quần hợp này phân bố trong vùng lõi VQG khu vực Cồn Lu

Các cá thể trong các quần thể Sú, Trang và Bần có độ tuổi, chiều cao và đường kính tương đối đều nhau.

Các cá thể Sú trong kiểu quần hợp này không phân bố đều mà mọc thành từng cụm nhỏ. Quần thể Trang, các cá thể có chiều cao 1,5 - 3m, đường kính thân hầu hết <4cm, các cá thể Trang trong quần thể phân bố ngẫu nhiên.

Quần thể Bần mật độ trung bình là 20/400 = 0,05 cây/m2. Chiều cao của các thể Bần từ 4 - 5,5m, đường kính thân từ 10 - 17,5cm. Cũng giống như Trang, các cá thể Bần phân bố ngẫu nhiên. Mật độ cây gỗ trong kiểu quần xã này là 6,675 cây/m2.

Dưới tán chỉ bắt gặp một loài duy nhất là Ô rô – Acanthus illicifolius L. mọc rải rác với số lượng không đáng kể.

Toàn bộ các cá thể Bần trưởng thành trong kiểu quần xã đều bị gãy cành hoặc gãy ngọn do cành và một phần thân bị chết khô. 4 Quần hợp Sú – Aegiceras corniculata, Trang – Kandelia candel, Đước -

Rhizophora stylosa Griff

và Bần - Sonneratia caseolaris (L.) Engl. Kiểu quần hợp này phân bố trong vùng lõi VQG khu vực Cồn Lu

Đây là kiểu quần xã rừng ngập mặn có nhiều loài cây gỗ rừng ngập mặn tham gia nhất tại VQG Xuân Thủy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến vườn quốc gia xuân thủy và đề xuất các định hướng ứng phó (Trang 30 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)