Mức thay đổi (%) lượng mưa
4.1. Tăng bể hấp thụ khí nhà kính
Cần tăng cường trồng rừng và tái trồng rừng, đầu tiên là tại các lưu vực sông, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ và phát triển các khu rừng ngập mặn. Cụ thể tại Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, ngoài việc bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng tự nhiên và rừng trồng như Trang cần tiếp tục trồng hỗn giao các loài đước, bần chua để lấn biển mà dự án của Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch đã thực hiện từ 1997 đến 2004. Thêm vào đó, cần có kế hoạch trồng một số loài cây ngập mặn chịu sóng, gió như mắm biển ở bờ ngoài Cồn Ngạn tạo ra dải rừng tiên phong mở rộng diện tích rừng ngập mặn. Bên cạnh đó, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ cũng cần đầu tư cho rừng phòng hộ và rừng đặc dụng nhằm ngăn cản gió bão, bảo vệ đê biển, phòng chống thiên tai cho cộng đồng dân cư, điều hoà khí hậu, góp phần cải thiện đời sống nhân dân.
Bảo vệ rừng tự nhiên và tiến đến đóng cửa rừng, không cho khai thác rừng tự nhiên. Nêu cao công tác bảo vệ rừng đặc biệt phòng chống cháy rừng đặc biệt vào mùa khô hoặc do sự bất cẩn của con người.
Đẩy mạnh chế biến gỗ và giới hạn việc sử dụng gỗ làm nguyên liệu ví dụ như có thể sản xuất giấy từ bã mía hoặc tái chế giấy từ giấy vụn.
Trong 200 năm qua, đại dương đã hấp thụ khoảng 50% lượng CO2 mà con người tạo ra, tuy nhiên với tốc độ phát thải CO2 ngày càng lớn, lớp nước trở nên bão hoà, lượng ion cacbonat trong đại dương ngày càng giảm nghĩa là đại dương đang dần mất đi khả năng hấp thụ loại khí nhà kính này. Theo Danny Harvey, trường Đại học Toronto, Canada, chúng ta có thể tăng khả năng hấp thụ CO2 của đại dương bằng cách sử dụng đá vôi do đá vôi ít hoà tan trong nước nên nó sẽ chìm sâu vào lòng đại dương
84
và hoà tan từ từ để giải phóng ion cacbonat. Sau đó, nhờ dòng đối lưu nước giàu cacbonat này sẽ được chuyển lên bề mặt và có thể hấp thụ nhiều CO2 hơn.