Quản lý và sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến vườn quốc gia xuân thủy và đề xuất các định hướng ứng phó (Trang 94 - 104)

Mức thay đổi (%) lượng mưa

4.4.1. Quản lý và sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản

Nhằm quản lý và sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản, một số hoạt động cần được thực hiện gồm có:

- Điều tra và đánh giá chi tiết thực trạng NLTS ở khu vực, dự báo tiềm năng, quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thuỷ sản (thiết lập bản đồ quản lý).

- Xây dựng quy chế khai thác hợp lý và khoa học NLTS với sự tham gia của cộng đồng địa phương.

- Tổ chức cấp giấy phép khai thác NLTS, xác định rõ: "Đối tượng được phép, thời gian, địa điểm, phương tiện khai thác, loài được khai thác và số lượng, chất lượng loài thuỷ sản được phép khai thác...".

Trong giấy phép cũng ghi rõ Quy chế khai thác hợp lý NLTS ở Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ. Người dân được cấp giấy phép phải đáp ứng các tiêu chuẩn của quy chế với số lượng hạn chế (được tính toán theo sức chứa sinh thái) và được sự chấp thuận của Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Thuỷ cùng với chính quyền địa phương. Trước khi nhận được giấy phép người dân phải ký cam kết thực hiện nghiêm túc Quy chế quản lý của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, trong đó có các điều kiện bắt buộc như: Chỉ được làm những việc theo quy định ở giấy phép, không được khai thác NLTS mang tính huỷ diệt, không được săn bẫy chim

87

thú và chặt phá cây rừng, không được có hành vi gây ô nhiễm và làm thay đổi cảnh quan môi trường.

Tổ chức kiểm tra và xử lý vi phạm đối với mọi đối tượng. Người không có giấy phép không được vào vùng lõi của Vườn Quốc gia, người có giấy phép mà vi phạm tuỳ theo lỗi nặng nhẹ có thể bị xử phạt hành chính hoặc tịch thu giấy phép, nếu vi phạm nhiều lần hoặc vi phạm lỗi nặng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật định.

Riêng hệ thống đầm tôm và vây vạng: Cần phải đóng mốc giới cố định để khoanh bảo vệ chặt chẽ vùng nuôi. Xác lập quy chế quản lý, chú trọng các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Chính quyền địa phương giúp Vườn Quốc gia quản lý mô hình: Phân định lô, xác định đối tượng nuôi, kiểm soát thực hiện, thu phí. Phối hợp lợi ích, thu phí phân bổ hài hoà theo thoả thuận bao gồm đại diện của Vườn Quốc gia, đại diện của chính quyền địa phương và đại diện cộng đồng nuôi trồng thuỷ sản.

Tổ chức thực hiện:

Việc khảo sát và quy hoạch khai thác hợp lý NLTS phải bắt đầu từ các nhà khoa học, các bước tiếp theo có thêm các nhà quản lý và đại diện cộng đồng dân địa phương. Phương án quy hoạch và quy chế khai thác hợp lý NLTS phải được thẩm định và phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

Việc cấp giấy phép và kiểm tra thực hiện có sự kết hợp chặt chẽ giữa Ban quản lý Vườn quốc gia và Chính quyền địa phương.

4.4.2. Quản lý khu du lịch bền vững

Định hướng ứng phó với biến đổi khí hậu trong quản lý khu du lịch bền vững bao gồm các hoạt động được đề xuất như sau:

o Tính toán sức chứa sinh thái thích hợp: Khảo sát tính toán sức chứa tổng hợp cho khu du lịch, tổ chức quan trắc và đánh giá thường xuyên tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên và sinh thái nhân văn. Từ đó đề ra những biện pháp điều chỉnh quản lý kịp thời nhằm giảm tối thiểu những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến mục tiêu bảo tồn của VQG.

88

o Xây dựng quy chế quản lý khu du lịch: Xác định phí vào Vườn, quy định với khách du lịch, quy định bảo vệ tài nguyên môi trường, quy định đối với các đơn vị tham gia hoạt động du lịch và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch sinh thái ở VQG. Xác định cơ chế phân phối lợi ích từ du lịch (cho VQG, ngân sách địa phương và cộng đồng).

o Thành lập Ban quản lý khu du lịch: Ban quản lý Khu DLST ở VQG Xuân Thuỷ gồm: đại diện của chính quyền địa phương, Ban quản lý VQG, một số ban ngành hữu quan và có thể bao gồm cả đại diện của cộng đồng địa phương.

4.4.3. Chính sách sử dụng không khéo và bền vững tài nguyên đất ngập nước

ởở khu vực vùng lõi của Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ

Các mô hình nuôi tôm và vạng có trước khi thành lập Khu bảo tồn cần được lập quy chế quản lý theo hướng sử dụng khôn khéo và bền vững. Người dân canh tác ở đây phải được đặt dưới sự kiểm soát của Vườn quốc gia và Chính quyền địa phương (theo cơ chế đồng quản lý), đồng thời họ phải cam kết thực hiện nghiêm chỉnh quy chế về quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường.

Các hoạt động khác cũng phải tuân thủ Quy chế bảo tồn thiên nhiên của Vườn Quốc gia và Quy chế sử dụng khôn khéo, bền vững tài nguyên đất ngập nước ở Khu Ramsar Xuân Thuỷ.

Nếu thực thi tốt chính sách này sẽ đáp ứng được lợi ích trước mắt của cộng đồng địa phương đồng thời đảm bảo lợi ích lâu dài của quốc gia và quốc tế. Khu Ramsar Xuân Thuỷ cũng sẽ là địa danh đóng góp cho quốc gia về việc đi tiên phong trong xây dựng và thực thi chính sách sử dụng khôn khéo tài nguyên đất ngập nước, đúng như khuyến cáo của Công ước quốc tế Ramsar.

4.4.4. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho cộng đồng dân vùng đệm của

Vườn quốc gia Xuân Thuỷ

Vườn quốc gia xây dựng dự án vùng đệm để tạo cơ chế chính sách thích hợp, tích cực hỗ trợ phát triển KT – XH vùng đệm. Từng bước tạo thu nhập thay thế cho cộng đồng ở tại chỗ, giảm dần sức ép về khai thác tài nguyên từ vùng đệm lên vùng lõi.

89

Hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình và các hoạt động phát triển có thiên hướng thân thiện với môi trường, nhằm từng bước tạo dựng ý thức bảo vệ môi trường và phát triển bền vững KT – XH của địa phương.

4.4.5. Chính sách về bảo vệ an ninh quốc phòng

Đây là khu vực Biên phòng nên việc bảo vệ tài nguyên môi trường gắn liền với công tác an ninh quốc phòng ở vùng biên giới. Cần tăng cường năng lực quản lý bảo vệ cho các lực lượng vũ trang ở khu vực (Biên phòng, Bộ đội, Công an) và các đơn vị quản lý tài nguyên (Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, Ban quản lý dự án Cồn Ngạn, UBND các xã thuộc vùng đệm của VQG Xuân Thuỷ)

Xây dựng cơ chế chính sách thích hợp để động viên quần chúng nhân dân tích cực tham gia vào hoạt động quản lý bảo vệ an ninh biên giới, nhằm từng bước thiết lập trật tự về mọi mặt ở khu vực. Góp phần đảm bảo giữ vững an ninh quốc phòng tuyến biển.

4.4.6. Chính sách về quản lý khu dân cư

Theo Quy chế quản lý rừng đặc dụng của Chính phủ: Cấm di dân vào vùng đệm và vùng lõi của Vườn quốc gia. Vì vậy, kế hoạch dãn dân ra vùng đệm chỉ có thể thực hiện trên cơ sở vùng đã quy hoạch dân cư, không mở rộng khu dân cư ra khu vực đã bị hạn chế.

Khu dân cư ở ngoài đê Ngự Hàn, là khu dân cư mới, cần phải được bổ sung quy hoạch theo hướng: xây dựng nhiều mô hình phát triển sản xuất thích hợp và hiệu quả, kết hợp giữ vững môi trường sinh thái, tạo dựng những cảnh quan tự nhiên hấp dẫn. Đồng thời xây dựng và tôn tạo cảnh quan môi trường để thu hút khách du lịch.

Vùng đệm là vùng dân cư áp sát khu vực VQG, từ đây xuất phát các hoạt động về kinh tế – xã hội, trực tiếp tạo ra sức ép mọi mặt lên VQG. Với vai trò và tầm quan trọng lớn lao như vậy, nên cần phải hết sức quan tâm đến vấn đề vùng đệm. Bởi lẽ đây chính là vấn đề sống còn của khu Ramsar.

Khu Ramsar Xuân Thuỷ là VQG đất ngập nước có hệ sinh thái mở, và một nền kinh tế cũng mở, hết sức sôi động và phức tạp.

Truyền thống khai thác tài nguyên vùng bãi bồi của địa phương được đẩy lên thành cao trào khi đưa sản phẩm hải sản xuất khẩu, đem lại siêu lợi nhuận

90

cho nền kinh tế biển. Bởi vậy sức ép về khai thác tài nguyên từ vùng đệm lên khu vực VQG ngày càng gay gắt là một tất yếu khách quan.

Áp lực về chặt phá rừng và săn bẫy chim thú đã có phần giảm do có sự kiểm soát tốt hơn của ban quản lý VQG. Tuy nhiên vẫn phải thường xuyên quan tâm ngăn ngừa để tránh bùng phát trở lại theo trào lưu vô chính phủ hiện tại của việc khai thác nguồn lợi hải sản.

Sức ép lớn nhất đối với khu vực VQG hiện nay là tình trạng khai thác nguồn lợi thuỷ sản quá mức đến cạn kiệt, tạo nguy cơ phá vỡ cân bằng sinh thái tự nhiên. Đây là một bài toán lớn cần phải có một lời giải thoả đáng.

4.4.7. Các công nghệ sản xuất ở các xã vùng đệm đã và đang trực tiếp tạo ra

nạn ô nhiễm môi trường và làm suy giảm các chức năng quan trọng của hệ sinh thái đất ngập nước ở Vườn Quốc gia.

Các chính sách liên quan về bảo tồn và phát triển các vùng đất ngập nước nhiều nhưng vấn mang tính quan điểm, các văn bản chồng chéo nhau một vấn đề nhắc lại nhiều trong các văn bản. Chính sách hỗ trợ phát triển cho người dân vùng đệm chưa nhiều.

Cần tiến hành một cuộc điều tra xã hội học đối với dân cư vùng đệm VQG Xuân Thủy đối với vấn đề nhận thức của người dân về khai thác, sử dụng và bảo tồn tài nguyên ĐNN, về đa dạng sinh học VQG Xuân Thủy để có thêm thông tin thực tế làm cơ sở cho việc xây dựng các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững và bảo tồn tài nguyên ĐNN của VQG Xuân Thủy.

4.4.8. Biện pháp thích ứng đối với từng lĩnh vực

Du lịch ở vùng cửa sông ven biển khu vực Vườn quốc gia Xuân Thuỷ cũng chịu tác động của biến đổi khí hậu tương tự như các loại hình sinh kế khác ở vùng triều. Tài nguyên đa dạng sinh học, các công trình xây dựng và các mô hình sinh kế của cộng đồng địa phương hiện hữu trên vùng triều đều là các nhân tố đầu vào thiết yếu cho yêu cầu phát triển mô hình du lịch sinh thái ở khu vực. Để ứng phó hữu hiệu với biến đôi khí hậu ở vùng nhạy cảm thuộc hệ sinh thái đất ngập nước cửa sông ven biển khu vực Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, tôi xin dự kiến sẽ đưa ra các biện pháp cụ thể sau:

91

a. Đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học là mục tiêu sống còn của hoạt động du lịch sinh thái. Bởi vậy các biện pháp thích nghi với biến đổi khí hậu ở khu bảo tồn cần được cân nhắc kỹ và thực hiện chu đáo nhằm đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.

Những khu rừng Phi lao bị chết đứng hàng loạt cần được khoanh vùng theo dõi diễn biến; Chỉ tiến hành phục hồi rừng khi điều kiện cho phép. Đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn cần xúc tiến các loài cây có sinh khối lớn hơn (như: Bần, Đắng, Mắm…) trên các lập địa thích hợp để tăng cường khả năng phòng hộ của rừng ngập mặn và đảm bảo cân bằng sinh thái cho khu vực.

Việc bảo vệ các loài động vật hoang dã cũng cần được quan tâm nhiều hơn; Đặc biệt cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền giáo dục môi trường kết hợp với ngăn chặn xử lý triệt để các hành vi xâm hại tài nguyên chim thú cùng các loài động vật hoang dã quý hiếm khác; Nhằm đảm bảo cho các loài sinh vật có được điều kiện tồn tại tốt nhất và phát triển lâu bền ngay tại vùng cửa sông ven biển thuộc địa phận quản lý của Vườn Quốc gia.

b. Đối với các công trình xây dựng

Những công trình xây dựng mới cần phải khảo sát chính xác và dự báo mực nước biển dâng cho khoảng thời gian tối thiểu từ 15 - 20 năm tới để thiết lập chiều cao các công trình cho phù hợp, tránh tình trạng vừa mới xây dựng xong đã phải tôn nền vì ngập nước khi gặp triều cường. Các công trình đã xây dựng nếu bị ngập nước cần có biện pháp xử lý thích hợp: Một số công trình đã khấu hao cơ bản lớn cần phải được thanh lý để xây dựng lại cho thoát ngập và đảm bảo mỹ quan cũng như tiện ích trong sử dụng. Các công trình còn có khả năng sử dụng cần phải nghiên cứu biện pháp khắc phục cụ thể như: tôn nền, gia cường các vật liệu chịu lực tốt hơn đồng thời thường xuyên duy tu bảo trì để công trình không gặp phải sự cố đáng tiếc khi chống chọi với điều kiện nước biển ngày càng dâng cao cùng với những diễn biến về thiên tai ngày càng khôn lường ở khu vực.

c. Đối với các sinh kế của cộng đồng

Các nghề nuôi trồng và khai thác thuỷ sản ở vùng triều cần có biện pháp thích ứng nhanh với sự thay đổi thường xuyên và mau lẹ của môi trường.

92

- Đối với nghề nuôi tôm: phải chuyển hẳn sang hướng nuôi tôm sinh thái, vừa giữ rừng vừa nuôi tổng hợp các loài thuỷ sản tự nhiên ở khu vực. Mặt khác các công trình xây dựng như: “làm nhà, xây cống và đắp các bờ đầm để nuôi tôm…” cũng phải được tôn tạo cho tương thích để tránh bị nước thuỷ triều tràn bờ và ngập nhà đầm như đã từng xảy ra trong những năm vừa qua.

- Đối với nghề nuôi ngao: song song với công việc cải tạo bãi cho phù hợp vẫn cần phải có quy hoạch nuôi khoa học. Chỉ tiến hành nuôi ngao thương phẩm trên các bãi bồi có độ ngập nước vừa phải và có tỷ lệ cát lẫn phù sa phù hợp với sinh thái của loài ngao. Khi nhiệt độ bình quân nóng hơn cùng các yếu tố gây ô nhiễm khác sẽ trực tiếp tạo nên các đợt dịch bệnh gây chết ngao hàng loạt. Cần có biện pháp quan trắc phòng ngừa và xử lý kịp thời để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra. Các công trình phục vụ nuôi ngao như bả lưới vây và nhà chòi cũng phải được gia cố và nâng cao để thoát ngập khi gặp triều cường. Các vây bả cũng phải được tính toán sao cho không gây cản trở dòng chảy và quá trình trao đổi chất ở khu vực.

- Đối với nghề khai thác nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên: Các công cụ phục vụ cho công việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên như lưới, vây bả, nhà chòi và đăng đáy cần phải được nâng cấp cho tương thích với chiều cao ngày càng lớn của mực nước biển. Các nghề khai thác nguồn lợi thuỷ sản tự do cũng gánh chịu những hậu quả tương tự như những nghề khác ở vùng triều và rủi ro ngày càng khôn lường khiến cho người dân địa phương vừa phải cảnh giác cao độ vừa phải thích nghi nhanh chóng với những sự thay đổi bất thường của thiên tai với tần suất ngày càng dày thêm.

Những sự thay đổi về điều kiện tự nhiên do hệ quả từ biến đổi khí hậu đem lại như: nhiệt độ nóng hơn, ô nhiễm môi trường nặng nề hơn… cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến công nghệ nuôi trồng và khai thác nguồn lợi thuỷ sản dựa nhiều vào điều kiện tự nhiên của cộng đồng dân địa phương ở khu vực.

- Đối với hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái: Đây cũng là một sinh kế đặc thù ở khu vực đất ngập nước cửa sông ven biển. Bởi vậy cũng cần phải xác lập một cơ chế thích ứng hiệu quả, việc chuẩn bị cho khách đi du lịch phải hết sức chu đáo. Phải nắm chắc lịch con nước và tình hình thời tiết, đồng thời tìm hiểu kỹ các luồng lạch để hướng dẫn khách đi thăm an toàn và đạt được hiệu quả mong đợi.

93

KẾT LUẬN

Từ các kết quả thu được của Luận văn, có thể nêu lên một số kết luận sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến vườn quốc gia xuân thủy và đề xuất các định hướng ứng phó (Trang 94 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)