Đánh giá tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến vườn quốc gia xuân thủy và đề xuất các định hướng ứng phó (Trang 55)

Mức thay đổi (%) lượng mưa

3.2. Đánh giá tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy

Vườn Quốc gia Xuân Thủy

3.2.1. Tác động sinh địa lý đến hệ sinh thái Vườn Quốc gia Xuân Thủy

Các tác động sinh địa lý (mất đất, tăng lũ lụt, xói mòn bờ biển, nhiễm mặn) gây ra ảnh hưởng đến hệ sinh thái VQG Xuân Thuỷ, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - xã hội của người dân nơi đây. Đánh giá định tính các tác động tiềm năng của nước biển dâng đến hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội tại VQG Xuân Thuỷ có thể thể hiện bằng bảng ma trận sau:

48

Bảng 3.2. Ma trận tác động của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ

Mất đất Tăng lũ lụt Xói mòn

bờ biển Nhiễm mặn

Tăng mực nước ngầm

Thay đổi quá trình sinh học Thảm thực vật và sinh cảnh sống x x x x Động thực vật nổi x Động vật đáy x Côn trùng x Cá, lưỡng cư, bò sát x x x Chim x Thú x Trồng trọt x x x x Chăn nuôi x x Thủy sản x x x x Công nghiệp (sản xuất muối) x x Dịch vụ, du lịch x x x x Cơ sở hạ tầng x x Giao thông x x x

Giaá trị văn hóa x x x

Sức khỏe con người x x x

Nguồn nước x x x x

Định cư của con người x x x x

H ệ t hốn g t n hiê n H ệ t hốn g k in h t ế - hội

Tác động của nước biển dâng

(Nguồn: Thống kê từ điều tra phỏng vấn sâu)

a. Mất đất:

Có thể nói khu vực đất ngập nước, mà trường hợp cụ thể là ở VQG Xuân Thủy, là những vùng dễ bị tổn thương nhất khi nước biển dâng. Đường ranh giới bên ngoài khu vực này sẽ bị xói mòn và những khu vực ngập nước mới sẽ được hình thành vào sâu bên trong do vùng đất khô ráo trước đó đã bị ngập lụt bởi mực nước biển cao hơn. Tuy nhiên, một thực tế là số vùng đất ngập nước mới hình thành này lại nhỏ hơn rất nhiều so với số vùng đất ngập nước đã bị mất đi. Những vùng đất ngập nước thuỷ triều có thể được nhận thấy ở giữa mực nước biển và thuỷ triều cao nhất trong một vòng trăng hàng tháng. Vì vậy, những khu vực có chu kỳ thủy triều ngắn là dễ tổn thương nhất. Tại Việt Nam, những vùng đất ngập nước chịu tác động và đe doạ bởi nước biển dâng có thể lên đến 17.000km2, trong đó khoảng 60% là những vùng đất ngập nước ven biển. Phần lớn những khu vực bị đe doạ sẽ ở rừng đước ở Minh Hải - Vũng Tàu và khu vực Ramsar Xuân Thuỷ tại cửa sông Hồng vì những vùng này không thể chuyển vào sâu trong đất liền (Phạm Văn Huấn, 1996).

49

Mất diện tích đất ngập nước có nghĩa một diện tích rừng ngập mặn cũng như các khu vực bãi bồi phù sa bị mất. Ramsar Xuân Thuỷ được coi là “ga chim”, các loài chim thường đến đây kiếm ăn trên các bãi bồi phù sa. Vì vậy, nếu diện tích này bị mất đi, chim không có chỗ trú ngụ và kiếm ăn, số lượng chim đến VQG Xuân Thuỷ sẽ giảm.

Bên cạnh đó, nước biển dâng làm giảm diện tích trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, người dân năm xã giáp VQG Xuân Thuỷ có thể phải di rời đến nơi ở mới, gây ra áp lực lên nguồn tài nguyên tại các khu vực lân cận.

b. Tăng lũ lụt

Cộng đồng dân cư sống tại 5 xã vùng đệm Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải sẽ càng dễ bị tổn thương hơn khi có bão lũ. Nước biển dâng càng cao thì phạm vi ảnh hưởng của bão lũ càng vào sâu trong đất liền. Theo dữ liệu thu nhận được từ Trạm Khí tượng thuỷ văn, số lượng các cơn lốc nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam đã tăng lên kể từ những năm 1950. Khi những cơn bão kéo đến, mực nước biển có thể dâng lên 5 - 6m và sóng mạnh có thể làm vỡ đê biển và làm biến dạng bờ biển rất lớn.

Lũ lụt sẽ tàn phá các ruộng lúa và đầm nuôi tôm, ảnh hưởng đến trồng trọt, thủy sản. Bên cạnh đó, lũ lụt còn phá hủy cơ sở hạ tầng, đường xá, nhà cửa…gây khó khăn cho ngành du lịch và các ngành dịch vụ khác. Tuy nhiên, tác động lớn nhất của lũ là có thể cướp đi tính mạng con người, sau mùa lũ là lúc nhiều loài bệnh truyền nhiễm phát tán, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

50

Hình 3.10: Bằng chứng về tác động của nước biển dâng tại khu vực nhà Môi trường

Để phòng chống nguy cơ lũ lụt, trong các năm 2005 và 2006, tỉnh Nam Định đã phải đầu tư cho Giao Thuỷ nâng cấp gần 6km đê biển kiên cố hoá đê. Năm 2008, chính phủ đã đầu tư cho Giao Thuỷ hơn 100 tỷ đồng để khắc phục đoạn đê sung yếu. Tại VQG Xuân Thuỷ, do nước biển dâng nên Ban Quản lý VQG Xuân Thuỷ đã phải chi thêm 3 tỷ để tôn cao đường tuần tra trên đê Vành Lược lên 1,5m (ban đầu là 1m).

51

Hình 3.11: Thay đổi độ cao đê Vành Lược do tác động của mực nước biển dâng

c. Xói mòn bờ biển

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Địa lý Việt Nam (2004), sự xói mòn và bồi đắp xảy ra phổ biến ở tất cả các vùng cửa sông và đường bờ biển. Xói mòn bờ biển là do tổng hợp của rất nhiều yếu tố được chia thành hai nhóm chính. Thứ nhất, cát thường di chuyển dọc theo bờ biển, khiến một số khu vực thì bị xói mòn trong khi một số khu vực khác thì được bồi đắp. Thứ hai, nước biển dâng khiến hầu như tất cả các bờ biển đều bị xói mòn.

Vùng bờ biền bị xói mòn dài nhất là 60km ở Gánh Hao tại Đông bằng sông Mê Kông và dài thứ hai là 30 km tại Vạn Lý (tỉnh Nam Định), đồng bằng sông Hồng. Bờ biển Vạn Lý đang bị xói mòn với tốc độ 10-15m/năm trong suốt nửa cuối của thế kỷ, tốc độ xói mòn bờ biển trung bình tăng từ 8,6m/năm trong giai đoạn 1965-1990 đến 14,5m/năm giai đoạn 1991-2000. Hình sau thể hiện sự thay đổi đường bờ biển tại Nam Định giai đoạn 1905-1992.

52

Hình 3.12: Sự thay đổi đường bờ biển tại tỉnh Nam Địnhgiai đoạn 1905 - 1992

(Nguồn: Phan Thị Thuý Hạnh, Masahide Furukawa, Tác động của nước biển dâng đến vùng bờ biển tại Việt Nam)

Xói mòn bờ biển sẽ làm ảnh hưởng đến doanh thu của ngành du lịch do nhiều bãi biển đẹp bị biến mất. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở hạ tầng xây sát bờ biển cũng chịu thiệt hại do tác động của hiện tượng này.

d. Nhiễm mặn

Một trong những yếu tố quyết định quan trọng nhất đến sự phát triển và phân bố của rừng ngập mặn đó là độ mặn. Tại những nơi nồng độ muối nằm trong khoảng 20% đến 35% rừng ngập mặn chỉ có thể phát triển tốt. Nếu nồng độ muối quá cao lên tới 40 - 80% sẽ làm giảm số lượng loài cũng như kích thước của chúng, và đặc biệt tại những nơi nồng độ muối đến 90%, chỉ có rất ít loài có thể tồn tại nhưng chúng cũng phát triển rất chậm. Tuy nhiên, tại nơi độ mặn quá thấp rừng ngập mặn tự nhiên cũng không thể tồn tại. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển, rừng ngập mặn còn cần một lượng nước sạch nhất định. Nước sạch từ sông, kênh rạch và nước mưa pha loãng độ mặn của nước biển, tạo nên nước lợ thích hợp cho nhiều loài trong các giai đoạn phát triển của chúng.

53

Khi nước biển dâng và thay đổi dòng chảy của các con sông, sự phân bố độ mặn và lượng nước sạch tại Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ sẽ thay đổi, tác động đến sự phát triển bình thường của các khu rừng ngập mặn. Hệ sinh thái rừng ngập mặn sẽ phản ứng biểu hiện qua việc thay đổi trong năng suất, mở rộng khu vực hay đa dạng sinh học hoặc bằng cách di chuyển đến nơi khác. Những thay đồi này có khả năng thay đổi số lượng cá, tôm, cua và các loài khác sống trong rừng ngập mặn. Hệ sinh thái rừng ngập mặn là môi trường sống của nhiều loài động thực vật vì vậy một diện tích rừng bị mất cũng sẽ tác động đến vòng đời và môi trường sống của rất nhiều loài khác.

Ngoài hệ sinh thái rừng ngập mặn, tại Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, khoảng 2ha rừng phi lao ở Cồn Lu đã bị chết đứng do ngập nước và nhiễm mặn.

Hình 3.13: Rừng Phi lao cồn Lu chết do ngập nước và nhiễm mặn

Bên cạnh ảnh hưởng đến hệ sinh thái, nhiễm mặn sẽ tác động đến cuộc sống của người dân trong vùng. Người dân sẽ phải đi xa hơn để tiếp cận nguồn nước ngọt, thiếu lượng nước cần thiết cho công việc trồng trọt cũng như chịu thiệt hại lớn trong ngành thủy sản do nhiều loài không sống được trong môi trường nước mặn.

54

Hình 3.14: Đê Ngự Hàn – Công trình quốc gia phòng chống biến đổi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Nam Định

3.2.2. Đánh giá mức độ xói lở - bồi tụ tại vùng cửa sông Ba Lạt

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS nhằm đánh giá sự biến động tài nguyên vùng bờ khu vực VQG Xuân Thủy thời kỳ 1989 - 2007 do Sở TN và MT tỉnh Nam Định thực hiện năm 2010, đã cho thấy những thay đổi lớn về đất đai khu vực này.

a. Giai đoạn 1989 – 2003

Bồi tụ được thấy rõ ở khu vực phía trong của các dải cồn cát kéo dài ở hai bên của cửa sông, và khu vực Cồn Lu với tốc độ bồi tụ trung bình 60,72 m/năm. Song song với quá trình bồi tụ là quá trình xói lở cũng diễn ra ở phía Đông của cồn Lu, đẩy các dải cát kéo dài của hai cồn dịch về phía đất liền tạo ra vòng cung lớn và chia cắt dải cát thành các bãi bồi nhỏ, tốc độ xói lở là: 21,25m/năm.

55

Bảng 3.3: Biến động đất đai khu vực VQG Xuân Thuỷ giai đoạn 1989-2003

Bồi tụ Xói lở Diện tích (m2) Tốc độ (m/năm) Diện tích (m2) Tốc độ (m/năm) Bãi Trong 278,25 19,88 Cồn Lu 850,11 60,72 297,53 21,25 Cồn Mờ 376,60 26,90 Tổng 1.504,96 107,50 297,53 21,25

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, 2010)

Các cồn chắn trước cửa sông liên tục được bồi tụ cao lên và mở rộng ra phía biển, đồng thời tiếp tục hình thành một thế hệ cồn chắn mới phía trước cửa sông là cồn Mờ (hay cồn Xanh). Năm 1994 cồn Mờ bắt đầu nổi lên mặt nước. Bờ phía ngoài cồn Lu là một cung lồi ra phía biển thường xuyên chịu tác động mạnh của sóng nên bị xói lở, đặc biệt vào thời kỳ có bão.

Phần đuôi của các cồn có dạng kéo dài về hai phía cửa sông Vọp và sông Trà do dòng dọc bờ vận chuyển các dòng bồi tích. Đuôi cồn lu di chuyển về phía Tây thu nhỏ sông Vọp, sông Trà. Sự phát triển của các cồn cát ngoài tạo ra một vùng nước yên tĩnh ở phía trong, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tích tụ các vật liệu mịn do sông mang ra. Trong thời gian này các hoạt động khai thác vùng đất mới bồi diễn ra mạnh ở khu vực Cồn Lu và Cồn Mờ. việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản (đặc biệt là nuôi ngao thương phẩm phía cuối Cồn Lu) và hoạt động khai thác vạng giống tại khu vực đất bồi mới nổi tại Cồn Lu và phía ngoài Cồn Mờ. Nhờ có các dải cồn cát kéo dài mà bờ biển của các xã Giao Thiện, Giao An và Giao Lạc được bồi tụ và dần dần đi vào ổn định.

56

Hình 3.15: Bản đồ bồi tụ- xói lở cửa Ba Lạt giai đoạn 1989 - 2003

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, 2010)

b. Giai đoạn 2003 – 2007

Trong giai đoạn này, tuy diện tích bị xói lở ít hơn so với bồi tụ (2003 là 708 m) nhưng có thể thấy rằng khu vực bị xói lở kéo dài gần như hết chiều dài bờ ngoài cồn Lu. Nguyên nhân của hiện tượng sói lở đồng bộ này có thể kể đến là sóng đánh và cơn bão số 6 năm 2005 đã phá huỷ toàn bộ diện tích rừng phi lao phòng hộ phía cuối đuôi Cồn Lu thuộc xã Giao Hải và Giao Xuân. Khi mất rừng thì tốc độ xói lở sẽ càng cao. So sánh với giai đoạn trước, tốc độ gấp 2,5 lần mặc dù thời gian ngắn hơn nhiều (4 năm và 14 năm).

Cồn Ngạn và cồn Lu không có nhiều sự thay đổi về đường bờ. Sự thay đổi chỉ thể hiện rõ ở phần đuôi kéo dài của các cồn cát về hai đầu cửa sông, quá trình xói lở diễn ra ở phía ngoài các dải cát này và bồi tụ mạnh ở phía trong các cồn (phía nam bãi Trong và đuôi Lu). Tại thời kỳ này những khu vực được nổi cao đã

57

được nhân dân địa phương tận dụng vào việc nuôi ngao thương phẩm. Và đây cũng chính là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của nghề nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực.

Cồn Mờ được phát triển rộng hơn và cũng bị dịch chuyển dần về phía Tây Nam giống như cồn Lu. Nhìn chung tốc độ bồi tụ của khu vực vẫn cao hơn 1989 - 2003.

Bảng 3.4: Biến động đất đai VQG Xuân Thuỷ giai đoạn 2003 - 2007

Bồi tụ Xói lở Diện tích (m2) Tốc độ (m/năm) Diện tích (m2) Tốc độ (m/năm) Bãi Trong 289,56 72,39 Cồn Ngạn 10,63 0,65 Cồn Lu 300,33 75,08 106,3 26,57 Cồn Mờ 159,00 39,75 86,2 21,55 Tổng 748,89 187,22 203,13 48,77

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, 2010)

c. Giai đoạn 1989 – 2007

Từ năm 1989 tới năm 2007, khu vực VQG Xuân Thuỷ có biến động lớn. Hai quá trình xói lở và bồi tụ diễn ra mạnh mẽ và song song với nhau làm cho đường bờ của khu vực bị thay đổi liên tục.

Hiện tượng xói lở bờ biển xảy ra chủ yếu ở phía Đông các cồn trên chiều dài tới 20km, khu vực xói lở này chỉ mang tính chất cục bộ ở phạm vi đầu và cuối cồn Lu. Nhìn chung tốc độ xói lở giữa các cồn là khác nhau. Tốc độ bồi tụ và xói lở tại Cồn Lu diễn ra mạnh hơn tốc độ bồi tụ và xói lở tại Cồn Ngạn và Cồn Mờ. Trong khi đó, bãi trong chỉ có bồi (ko xói) vì ở bên trong, được bảo vệ bởi cồn lu, ko chịu tác động của sóng. Nói chung bãi trong là vùng đất tương đối ổn định, chỉ có dài thêm về phía tây (mạn Giao Hải).

58

Bảng 3.5: Diện tích đất đai bồi xói cửa Ba Lạt trong giai đoạn 1989 - 2007

Cửa Ba Lạt Giai đoạn 1989-2007

Diện tích (ha) Tốc độ (ha/năm)

Bãi Trong Bồi tụ 567,81 31,54

Xói lở Cồn Ngạn Bồi tụ Xói lở 10,63 2,65 Cồn Lu Bồi Tụ 1.150,44 63,91 Xói lở 403,83 22.43 Cồn Mờ Bồi Tụ 535,60 29,70 Xói lở 86,20 21,50

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, 2010)

Bảng chỉ ra từ năm 1989 - 2007 khu vực VQG Xuân Thuỷ luôn luôn được bồi đắp, tốc độ bồi tụ giai đoạn 2003 - 2007 nhanh hơn giai đoạn 1989 - 2003 là 1,36 lần. Một trong những tác động chính là người dân đã nhận thức được vai trò quan trọng của rừng ngập mặn cùng với các chính sách bảo vệ khai thác hợp lý hơn rừng ngập mặn, khôi phục lại diện tích rừng đã bị chặt phá tạo điều kiện thuận lợi để lắng đọng trầm tích, giảm năng lượng sóng tới bờ. Vùng bồi tụ mạnh ở phía trong các cồn (đặc biệt là đuôi cồn Lu và bãi Trong) đã được khai thác và sử dụng vào nuôi trồng thủy sản nước lợ.

Khu vực cửa sông phát triển quá lồi so với đường bờ cơ bản nên dòng chảy (Vọp và Trà) bị thu hẹp dần; do đó các hướng sóng chính luôn tập trung năng lượng cao và có tác động phá hủy rất mạnh. Tuy nhiên, sự có mặt của thảm rừng ngập mặn ở cả hai bên dòng sông góp phần hạn chế tác động của sóng (giảm xói lở và đồng thời đẩy mạnh quá trình bồi tụ).

59

Hình 3.16: Bản đồ bồi tụ - xói lở cửa Ba Lạt giai đoạn 1989-2007

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, 2010)

d. Đánh giá xu thế biến động

Kết quả từ nghiên cứu đánh giá biến động của VQG Xuân Thủy đã chỉ ra những biến đổi rất rõ nét trong gần 20 năm qua và từ đó phản ánh một số xu hướng tiềm năng của các cồn (bãi triều nổi) và các lạch sông chính trong khu vực. Khi các bãi cát nổi của cồn Mờ phát triển rộng dần, kéo dài về phía Tây Nam và nhô cao lên khỏi mặt nước thì sẽ tạo thành một cánh cung bảo vệ các cồn Lu và cồn Ngạn (cũng giống như thế của cồn Lu đang bảo vệ bãi Trong và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến vườn quốc gia xuân thủy và đề xuất các định hướng ứng phó (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)