II Hàng hóa, dịch vụ bán ra
18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu
3.3.3 Về công tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm:
Do có sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài, công ty nên có một số chính sách ưu đãi để tăng sức hút với khách hàng như chiết khấu hàng bán và giảm giá hàng bán với những khách hàng thanh toán trước thời hạn. Việc này làm giảm các khoản phải thu của công ty, hạn chế việc chiếm dụng vốn. Với khách hàng mua với số lượng lớn công ty nên giảm bớt cho họ, thúc đẩy họ mua nhiều hơn và sẽ có thêm nhiều khách hàng mới nên thường xuyên mở những chương trình khuyến mại, quảng cáo, triển lãm.
Mở rộng hơn nữa thị trường nông thôn bằng những sản phẩm có mẫu mã thích hợp, chất lượng cao, giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiền của nông dân Việt Nam.
Đối với thị trường xuất khẩu: tập trung mọi nguồn lực cho công tác phát triển và sản xuất mẫu thỏa mãn mọi yêu cầu cho các khách hàng về chất lượng thời gian; xây dựng mối quan hệ bền vững với tất cả các khách hàng và áp dụng chính sách giá linh hoạt tại từng thời điểm để ký thêm đơn đặt hàng. Đẩy mạnh việc triển khai xuất khẩu sang các thị trường mới chịu ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế với sự đa dạng về phẩm cấp sản phẩm.
Đối với thị trường nội địa: đẩy mạnh đầu tư cho công tác phát triển thị trường nội địa, mở thêm các đại lý mới. Thực hiện biện pháp để kích thích tiêu thụ sản phẩm tại các cửa hàng, đại lý như điều chỉnh linh hoạt giá bán, thưởng doanh thu cao; tăng cường đầu tư các điều kiện vật chất để sản xuất
các sản phẩm mới kiểu dáng đẹp, chất lượng tốt đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa; tiếp tục liên hệ với các công ty trong nước trong việc ký kết các hợp đồng gia công thành phẩm tạo thêm việc làm cho công ty và nhà máy Hà Nam.