Đặc điểm tổ chức sản xuất:

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở công ty TNHH NN một thành viên Giày Thượng Đình (Trang 34)

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2.1.2.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất:

Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình tổ chức sản xuất theo các phân xưởng. Các phân xưởng này có mối quan hệ với nhau trong quá trình giao bán thành phẩm. Mỗi phân xưởng chỉ chịu trách nhiệm thực hiện một số bước trong quá trình sản xuất sản phẩm. Các bộ phận, phân xưởng tổ chức thành một dây chuyền khép kín để sản xuất từng loại sản

phẩm. Quá trình sản xuất sản phẩm được diễn ra liên tục từ khâu đưa vật liệu vào cho đến khi hoàn thiện sản phẩm. Hiện nay, công ty có 4 phân xưởng sản xuất chính:

- Phân xưởng bồi cắt: Đảm nhiệm 2 khâu đầu của quy trình công nghệ là bồi tráng và cắt vải bạt. Khi có lệnh sản xuất phát ra (cho một đơn đặt hàng nào đó), thì phân xưởng bồi cắt là phân xưởng đầu tiên thực hiện lệnh này. Nhân viên phân xưởng nhận lệnh sản xuất và lên kho nhận vật liệu tùy theo từng đơn đặt hàng tương ứng với lệnh sản xuất để các bộ phận như mũ, giầy, pho hậu, pho mũ, nẹp oze…. NVL của công đoạn này chủ yếu là vải bạt các màu, vải lót, mút xốp, mếch, bìa catton…NVL được chuyển đến máy bồi, máy bồi có chức năng kết dính các NVL này với nhau bằng một lớp keo dính, vải được bồi trên máy với nhiệt độ lò sấy từ 180 – 200 0 C và được bồi ở 3 lớp là lớp mặt, lớp lót và lớp giữa. Các tấm vải sau khi được bồi xong thì chuyển cho bộ phận cắt. Tùy theo loại, kích cỡ, mẫu mã mà các chi tiết của giầy được pha cắt cho phù hợp. Sau khi cắt xong, sản phẩm của phân xưởng được chuyển sang phân xưởng may để lắp ráp mũ giầy.

- Phân xưởng may: nhận sản phẩm từ phân xưởng cắt và phụ liệu từ kho và sẽ may các chi tiết thành mũ giầy hoàn chỉnh. NVL chủ yếu ở công đoạn này là: vải; các loại phụ liệu như: chỉ, ođê, dây trang trí, chun… Quá trình may ở công đoạn này phải trải qua nhiều thao tác kỹ thuật liên tiếp như: can góc, may nẹp, kẻ chỉ… Bán thành phẩm hoàn thành ở phân xưởng này là mũ giầy. Việc tổ chức sản xuất ở phân xưởng may chia ra làm nhiều tổ, mỗi tổ làm một vài loại giầy. Trong tổ, mỗi công nhân đảm nhận một thao tác kỹ thuật như bồi keo, may…

- Phân xưởng cán: Có nhiệm vụ chế biến các hóa chất, sản xuất đế giầy bằng

cao su. NVL của phân xưởng là cao su, các hóa chất như Benzen, xăng công nghiệp, các loại bột màu… Bán thành phẩm ở công đoạn này là các đế giầy và được chuyển đến phân xưởng gò để lắp ráp giầy.

- Phân xưởng gò: Đảm nhiệm khâu cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất giầy, sản phẩm của khâu này là từng đôi giầy hoàn chỉnh. Nguyên vật liệu của phân xưởng gò là mũi giầy nhận của phân xưởng may và đế giầy của phân xưởng cán. Ngoài ra phân xưởng còn nhận các loại dây giầy, dây gai, dây xăng, giấy lót giây… Mũi giầy và đế giầy được chuyển đến bộ phận

quét keo, sau đó qua dàn nhiệt, công nhân phân xưởng gò sẽ gò hình giầy theo phom giầy. Tiếp đến là công đoạn dán đế, dán viền sau đó được đưa vào bộ phận lưu hóa để hấp ở nhiệt độ thích hợp khoảng 1300C trong vòng 3 – 4 giờ nhằm đảm bảo độ bền của giầy. Sau khi giầy lưu hóa xong sẽ được chuyển đến bộ phận đóng gói để xâu dây và đóng hộp.

Ngoài các phân xưởng chính trên, còn có một phân xưởng sản xuất phụ phục vụ sản xuất đó là phân xưởng cơ năng, chịu trách nhiệm cung cấp điện, lắp đặt sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, cung cấp hơi nóng, áp lực.

Sản phẩm của công ty có chu kỳ ngắn, quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục nhưng ổn định và thuộc loại sản xuất với khối lượng lớn. Trên dây chuyền có thể sản xuất giầy hàng loạt với các mã giầy khác nhau theo đơn đặt hàng hoặc theo thiết kế của công ty. Ở mỗi giai đoạn sản xuất đều hình thành bán thành phẩm nhưng chỉ có thành phẩm mới được bán ra ngoài. Quá trình sản xuất giầy có thể được khái quát qua mô hình sau:

Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất giầy vải

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở công ty TNHH NN một thành viên Giày Thượng Đình (Trang 34)