1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2.1.2.3. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinhdoanh của công ty:
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình là một đơn vị kế toán độc lập có đặc điểm sản xuất tập trung với quy mô sản xuất lớn,
Bồi vải, bồi giả da, mút Cắt Đóng dấu Thêu hoặc in May ghép mũi Tán ozê Thu hóa
Nguyên vật liệu Cán luyện cao su
Cán luyện tổ hợp Ép đế Đánh sờm Thu hóa Gò giầy Bôi keo Sửa giầy Thu hóa Lên đôi, xâu giây
hoạt động định hướng theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nên Công ty đã xây dựng bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng:
- Hệ thống trực tuyến bao gồm: Ban giám đốc công ty, giám đốc các xí nghiệp và các quản đốc phân xưởng.
- Hệ thống chức năng bao gồm: Các phòng chức năng của công ty,Các phòng ban quản lý, các xí nghiệp, phân xưởng
Đứng đầu Ban Giám đốc là Giám đốc công ty chịu trách nhiệm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, giám đốc trực tiếp chỉ đạo giám sát 3 phòng ban là phòng KD – XNK, phòng HCTC và phòng KTTC. Tiếp theo là trợ lý Giám đốc và 4 Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc và tham mưu điều hành các phòng ban còn lại. Nhiệm vụ và chức năng cơ bản của các phó giám đốc phòng ban, phân xưởng trong công ty được phân công như sau:
Phòng giám đốc kỹ thuật – công nghệ: điều hành hoạt động của trưởng phòng chế thử mẫu và trưởng phòng kỹ thuật công nghệ.
Phòng giám đốc sản xuất – chất lượng: phụ trách quản lý các trưởng phòng kỹ thuật vật tư, phòng quản lý chất lượng, phòng tiêu thụ và các quản đốc phân xưởng.
Phòng giám đốc thiết bị an toàn: phụ trách quản lý xưởng trưởng xưởng cơ năng và phòng bảo vệ.
Phòng giám đốc bảo hiểm xã hội – vệ sinh môi trường: phụ trách ban vệ sinh công nghiệp – vệ sinh môi trường và trạm y tế.
Ở dưới là các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham gia đề xuất với Ban Giám đốc công ty những chủ trương, biện pháp tăng cường công tác quản lý sản xuất kinh doanh và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong công ty theo quyền hạn và trách nhiệm của từng phòng ban, bao gồm.
- Phòng Chế thử mẫu: có nhiệm vụ sản xuất thử các kiểu mẫu, đưa ra các kiểu dáng giầy mới để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng hoặc thiết kế các kiểu mới theo yêu cầu của đơn đặt hàng.
- Phòng Kỹ thuật, công nghệ: Chịu trách nhiệm về phần kỹ thuật trong sản xuất sản phẩm dựa trên các kiểu mẫu do phòng chế mẫu cung cấp
- Phòng Quản lý chất lượng: Thực hiện chức năng kiểm tra từng quy trình sản xuất, cũng như chất lượng sản phẩm ở mỗi công đoạn nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
- Phòng Kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ đưa ra kế hoạch mua vật tư, kế hoạch giá thành sản phẩm, xây dựng định mức vật tư
- Phòng Tiêu thụ: Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng quí, phân tích các thông tin về thị trường tiêu thụ để có các quyết định hợp lý
- Phòng Hành chính – tổ chức: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc về việc tổ chức bộ máy, việc quản lý lao động. Bên cạnh đó phòng này còn có nhiệm vụ điều hành các mối quan hệ giữa các bộ phận trong và ngoài công ty.
- Phòng Kế toán - Tài chính: Phòng này có nhiệm vụ hạch toán chi phí kinh doanh của công ty và xác định nhu cầu về vốn, tình hình thực hiện và biến động các loại tài sản, vật liệu, sản phẩm trong công ty. Phòng kế toán tài chính có nghĩa vụ báo cáo các Báo cáo kết quả kinh doanh và một số báo cáo tài chính khác trước Ban Giám đốc và cơ quan thuế.
- Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tìm hiểu thông tin về khách hàng để có chiến lược kinh doanh mới. Phòng này còn thực hiện việc xuất khẩu sản phẩm và nhập các yếu tố sản xuất theo hợp đồng
- Phòng Cơ năng: Có nhiệm vụ bố trí điện nước, năng lượng phục vụ cho quá trình sản xuất. Thường xuyên kiểm tra đảm bảo an toàn tránh sự cố xảy ra, mặt khác tạo điều kiện phục vụ cho nhu cầu kịp thời không để xảy ra tình trạng gián đoạn sản xuất.
- Phòng Bảo vệ: Thực hiện việc kiểm tra, bảo vệ mọi tài sản thuộc sở hữu của công ty cũng như giữ gìn trật tự trị an nội bộ Công ty.
- Ban Vệ sinh môi trường: Thực hiện công tác vệ sinh môi trường trong toàn công ty, đảm bảo cho môi trường, cảnh quan công ty luôn sạch đẹp. Mặt khác đảm bảo vệ sinh đời sống cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Trạm Y tế: Thực hiện các biện pháp cụ thể để phòng khám chữa bệnh cho cán bộ, công nhân viên trong Công ty, thực hiện công tác Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Các phân xưởng chịu sự quản lý của phó giám đốc sản xuất. Đây là bộ phận trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, là đầu mối quan trọng trong việc xúc tiến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Các phòng ban có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau trong đó Phòng Kế toán tài chính là trung tâm đầu mối của tất cả các phòng ban khác trong Công ty.
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ 2.2 (trang bên)
2.1.2.4.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty: 2.1.2.4.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán:
Hiện nay, Công ty đang tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung. Phòng Kế toán – Tài chính của công ty được trang bị 5 máy tính và 2 máy in. Kế toán phụ trách phần hành nào thì đảm nhận luôn việc nhâp, xử lý dữ liệu và trang in bảng biểu luôn phần hành đó. Do đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán nên toàn bộ công việc kế toán từ việc lập chứng từ, ghi sổ chi tiết đến tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính đều được thực hiện tại phòng kế toán của Công ty. Công ty chỉ bố trí bộ phận thống kê ở mỗi phân xưởng để làm nhiệm vụ ghi chép những thông tin kinh tế ban đầu về NVL, sản phẩm, tiền lương sau đó định kỳ hoặc cuối tháng bộ phận này sẽ lập báo cáo theo từng chỉ tiêu gửi về phòng kế toán để các nhân viên kế toán ở đây tiến hành xử lý số liệu và lập các sổ sách, báo cáo cần thiết.
Phòng kế toán có 12 người, trong đó có 1 Kế toán trưởng, 2 kế toán phó kiêm kế toán tổng hợp, 1 thủ quỹ và 8 nhân viên kế toán còn lại thực hiện mọi nghiệp vụ kế toán phát sinh trong ngày.
Sơ đồ 2.2: Bộ máy tổ chức công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình Giám đốc Phó giám đốc Kỹ thuật – công nghệ Phó giám đốc sản xuất-chất lượng Phó giám đốc thiết bị và an toàn Phó giám đốc BHXH - VSMT Phòng chế thử mẫu Phòng kỹ thuật công nghệ Phòng kế hoạch vật tư Phòng quản lý chất lượng Phòng tiêu thụ Phòng Hành chính- Tổ chức Phòng Kinh doanh- XNK Phòng Kế toán- Tài chính Phòng bảo vệ Ban vệ sinh CN và MT Trạm y tế Phân xưởng cơ năng Phân xưởng cắt 1 Phân xưởng cắt 2 Phân xưởng cán Phân xưởng may giầy vải Phân xưởng may giầy thể thao Phân xưởng gò, bao gói giầy vải Phân xưởng gò, bao gói giầy thể thao
Kế toán trưởng: điều hành bộ máy kế toán thực thi theo đúng chế độ
hiện hành, vào các sổ tài khoản, xét duyệt các báo cáo của công ty trước khi gửi lên giám đốc đồng thời là người đề xuất với giám đốc về các chính sách tài chính, các chiến lược kinh doanh nhưng cũng phải chịu trách nhiệm trước ban giám đốc, các bên hữu quan về các số liệu mà kế toán cung cấp.
Kế toán phó: giúp việc và thay mặt kế toán trưởng giải quyết các công
việc khi kế toán trưởng đi vắng, chịu trách nhiệm với kế toán trưởng phần việc được phân công. Ngoài ra trực tiếp làm kế toán thành phẩm và tiêu thụ, kế toán các khoản thanh toán ngân sách với nhà nước.
Các kế toán viên: phụ trách từng phần hành cụ thể được giao, nhập số
liệu, tính toán, ghi chép phản ánh các nghiệp vụ phát sinh vào tài khoản liên quan và chịu sự quản lý trực tiếp của Kế toán trưởng .
- Kế toán vật tư: gồm 4 nhân viên có nhiệm vụ là theo dõi tình hình nhập – xuất, đối chiếu phiếu xuất kho cho từng phân xưởng với bảng định mức vật tư, cấp, phát hiện và đề xuất biện pháp xử lý đối với lãnh đạo những trường hợp vật tư nhập kho không đảm bảo chất lượng.
- Kế toán TSCĐ - CCDC: có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động của TSCĐ hàng tháng và tiến hành trích khấu hao TSCĐ phân bổ cho từng đối tượng liên quan. Theo dõi và hạch toán công việc nhập xuất và sử dụng CCDC, hàng tháng theo dõi nguồn vốn của TSCĐ, và các công việc có liên quan như thanh lý nhà xưởng, TSCĐ. Phát hiện và đề xuất biện pháp xử lý với cấp trên về các loại vật tư ứ đọng, TSCĐ tồn kho.
- Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ tính lương và các khoản phụ cấp của từng người ở từng bộ phận, phòng ban sau đó lập bảng tổng hợp tiền lương từng phân xưởng và toàn công ty.
- Kế toán tiền gửi ngân hàng, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: căn cứ vào các chứng từ thanh toán, hợp đồng kinh tế đã phê duyệt, lập ủy nhiệm chi, chuyển tiền thanh toán với khách hàng. Hạch toán các chứng từ ngân hàng, theo dõi các khoản thu chi và số dư trên tài khoản tiền gửi, tiền vay giúp lãnh đạo cân đối tình hình tài chính của công ty. Hàng tháng tập hợp và phân bổ các chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng, tính giá SV: T¹ ThÞ §«ng 41 Líp: CQ43/21.04
thành thực tế cho sản phẩm hoàn thành và kết chuyển chi phí của các đơn đặt hàng sang tháng sau. Lập biểu tính giá thành thực tế và so sánh với giá bán.
- Kế toán thanh toán: theo dõi chi tiết tình hình thanh toán công nợ với từng đơn vị bán hàng trong và ngoài nước
- Kế toán BHXH, quỹ tiền mặt: có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ trước khi lập phiếu thu, chi; tính và trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ cho toàn bộ CNV trong Công ty theo đúng quy định.
- Thủ quỹ: hàng ngày căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi đã được phụ trách phòng xem xét kỹ (phiếu chi phải được giám đốc phê duyệt) kế toán thực hiện việc thu, chi đối với khách hàng và cuối ngày kế toán sẽ vào sổ tổng hợp thu chi tồn quỹ. Chi tiền với các tổ sản xuất tại các phân xưởng vào các kỳ lương.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty:
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo
: Quan hệ cung cấp thông tin