Giải pháp chung cho chuỗi giá trị thịt bò

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị thịt bò tại thành phố hà nội (Trang 78 - 79)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.1 Giải pháp chung cho chuỗi giá trị thịt bò

4.2.1.1 Thúc đẩy hoạt động kiểm soát thị trường, phát huy vai trò của Nhà nước

Các giao dịch thương mại hiện nay trong chuỗi hoạt động một cách tự phát do nhu cầu của một số tác nhân tham gia trong chuỗi. Tất cả các giao dịch này đều chưa theo một nguyên tắc, thể chế, hợp đồng bằng văn bản nào. Vì vậy, để thúc đẩy chuỗi giá trị cần có một cơ chế minh bạch và sự ràng buộc rõ ràng về trách nhiệm, tài chính giữa các bên tham gia trong chuỗi.

Đầu tư các hoạt động dịch vụ hỗ trợ phát triển thị trường, kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn tại các cơ sở giết mổ, minh bạch thông tin về sản phẩm, nguồn gốc, chất lượng. Nghiên cứu, cải thiện các hình thức bảo quản, bao gói sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm thịt.

Tăng cường các hoạt động cung cấp dịch vụ, thông tin thị trường cho các tác nhân tham gia chuỗi sản phẩm. Phát huy vai trò của các hiệp hội, tổ chức nông dân, tạo dựng lợi thế cạnh tranh của sản phẩm của Thành phố Hà Nội với các tỉnh khác.

Đẩy mạnh công tác truyền thông, tập huấn cho các tác nhân và cộng đồng về các kiến thức thị trường, những tác động và rủi ro trong cạnh tranh

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 71

của các sản phẩm trên thị trường, thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ của các tác nhân tham gia chuỗi không chỉ về mặt thông tin trao đổi mà còn là các hình thức, biện pháp để gia tăng gia trị sản phẩm và tự bảo vệ mình trong sự tranh trên thị trường.

Cần có giải pháp phát triển toàn chuỗi thông qua việc quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm với phương châm: chia sẻ trách nhiệm của các tác nhân “từ trang trại đến bàn ăn”. Từ người sản xuất những nguyên liệu đầu tiên cho đến người tiêu dùng, đều có một vai trò quan trọng trong việc bảo quản thực phẩm, mỗi tác nhân đều phải đảm bảo sự an toàn tối đa cho sản phẩm của mình. Vì vậy, cần có quy đinh rõ ràng của Nhà nước về trách nhiệm của từng tác nhân đối với sản phẩm của mình.

4.2.1.2 Xây dựng kênh phân phối chủ lực và quản lý thương hiệu qua kênh

Cần xây dựng được các kênh phân phối chủ lực, bền vững về cả tài chính, thông tin, trách nhiệm của từng tác nhân trong chuỗi giá trị thịt bò tại TP. Hà Nội. Đối với các kênh phân phối khác cần tập trung quản lý ở các khâu giết mổ và bán lẻ bởi đến các tác nhân hình thái sản phẩm đã biến đổi (từ con bò sang thịt). Có như vậy thì mới hạn chế được việc gian lận thông tin cũng như chất lượng sản phẩm gây tổn hại đến thương hiệu uy tín sản phẩm và ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng.

Song song với các quá trình trên, cần xác định được thị trường mục tiêu mà sản phẩm thịt bò cần hướng tới. Từ đó thông qua kênh phân phối chủ lực để đẩy mạnh sự phát triển của toàn chuỗi, nâng cao thu nhập của các tác nhân.

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị thịt bò tại thành phố hà nội (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)