5.1 Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm thịt bò tại TP. Hà Nội chúng tôi có được những kết luận sau:
1. Nghiên cứu đã hệ thống hoá được cơ sở lý luận về các nghiên cứu chuỗi giá trị trong các lĩnh vực khác nhau, các học thuyết, cách tiếp cận, các bằng chứng thực tiễn điển hình về chuỗi giá trị trên Thế giới và Việt Nam. Trong thời gian gần đây, ở Việt Nam dưới sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, nghiên cứu về chuỗi giá trị được triển khai khá phổ biến trong lĩnh vực nông nghiệp, các tiếp cận được quan tâm như một công cụ giúp quản lý chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
2. Đánh giá thực trạng phát triển của tập quán chăn nuôi bò, hiện trạng phát triển đàn bò tại TP. Hà Nội và sản phẩm thịt bò tại đây.
3. Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm thịt bò tại TP. Hà Nội cho thấy, mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi được hình thành theo quan hệ văn hoá, cộng đồng, chưa thực sự có gắn kết chặt chẽ, thiếu trách nhiệm, cam kết trong các giao dịch thương mại, hợp đồng theo hình thức văn bản. Điều này làm giảm năng lực và khả năng cạnh tranh của sản phẩm và các tác nhân tham gia thị trường. Bên cạnh đó, sự liên kết giữa các tác nhân, mắt xích trong chuỗi không dựa theo nguyên tắc, các hợp đồng mà chủ yếu là hình thức tự phát là rào cản làm giảm khả năng tăng giá trị của sản phẩm trong chuỗi giá trị.
4. Để tháo gỡ khó khăn, giải quyết tính không ổn định, giảm thiểu rủi ro và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm thịt bò tại TP. Hà Nội, trong thời gian tới cần thực hiện các giải pháp sau bằng các hoạt động thiết thực, cụ thể:
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 76
chẽ giữa các hộ chăn nuôi bò; Tăng cường các hoạt động hỗ trợ, phát huy vai trò của quản lý nhà nước trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến và lưu thông thịt bò đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn ATVSTP; Xây dựng các kênh phân phối chủ lực tạo ra sự khác biệt của sản phẩm với các sản phẩm cùng loại khác và tổ chức xây dựng, quản lý và bảo vệ nhãn hiệu qua kênh phân phối; Tổ chức lại hoạt động thu gom; Hoàn thiện công nghệ và hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm; Đẩy mạnh hình thức văn bản trong giao dịch hợp đồng thương mại; Nâng cao kiến thức về marketing và chất lượng dịch vụ sau bán hàng.
5.2 Kiến nghị
Sau khi nghiên cứu chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau: Phát triển sản xuất, mở rộng quy mô thị trường, xây dựng nhãn hiệu, tìm kiếm thị trường mục tiêu và xây dựng kênh phân phối chủ lực cho sản phẩm thịt bò của TP. Hà Nội; Phát triển và quản lý hiệu quả toàn bộ chuỗi giá trị, phân bổ hợp lý chi phí và lợi nhuận của các tác nhân tham gia trong chuỗi là vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu luồng sản phẩm dịch chuyển giữa các mắt xích, dòng thông tin trao đổi luân chuyển trong chuỗi chúng tôi đưa ra hai nhóm kiến nghị sau:
• Đối với các tác nhân tham gia trong chuỗi
Bản thân các hộ chăn nuôi cần có sự chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, chủ động tìm hiểu về kiến thức khoa học kỹ thuật, quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò thịt và bò vỗ béo, các hộ đã được trang bị kiến thức cần chuyển giao cho các hộ khác, phát triển sinh kế cộng đồng. Bên cạnh đó hộ chăn nuôi cũng cần biết kiến thức về thị trường để phát triển thương hiệu thịt bò của địa phương mình, đảm bảo ổn định lợi ích tài chính khi tham gia chuỗi giá trị, tránh những rủi ro, thiệt thòi.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 77
các lò mổ phải được xây dựng, trang bị hiện đại, đảm bảo VSATTP, các nhà bán lẻ cam kết bán hàng đúng chất lượng, đúng nguồn gốc, đảm bảo VSATTP. Đồng thời các tác nhân kinh doanh cần trang bị cho mình lượng kiến thức nhất định về marketing, các hoạt động dịch vụ sau bán hàng. Hơn nữa, đây cũng là yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trong quá trình hội nhập và phát triển thị truờng.
• Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Cần có chiến lược xây dụng vùng chăn nuôi ổn định, có quy mô, chất lượng cao; cần có chính sách hỗ trợ để nhân rộng mô hình NST chăn nuôi ra toàn vùng, có chính sách hỗ trợ về vốn chăn nuôi cho các hộ chăn nuôi.
Tiếp tục hỗ trợ khâu marketing cho sản phẩm thịt bò qua các phương tiện truyền thông; hội chợ triển lãm,…
Tổ chức hội nghị tác nhân ngành hàng nhằm gắn kết giữa những người chăn nuôi với lò mổ và với các nhà phân phối. Khuyến khích các hình thức liên kết, sự tham gia của các đơn vị, doanh nghiệp tham gia vào quá trình thương mại hoá sản phẩm, phát triển sản phẩm trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Bên cạnh đó cũng cần ban hành các văn bản nghiêm ngặt trong vấn đề vận chuyển, lưu thông động vật sống để tránh tình trạng lây lan dịch bệnh giữa các vùng và hoạt động nhập lậu động vật từ nước ngoài mà ở đây là Trung Quốc. Kiểm soát các lò mổ trên địa bàn và xử lý nghiêm với những lò mổ không đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, gây mất vệ sinh.
Quy hoạch khu giết mổ riêng theo từng quận, huyện trên địa bàn thành phố Liên kết thị trường, hỗ trợ người chăn nuôi về kỹ thuật phòng chống dịch bệnh, đồng thời kiểm soát được lượng bò chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội.
Xây dựng nhóm nông dân tập thể để mặc cả giá với thu mua tốt hơn, có thể làm việc trực tiếp với các lò mổ.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 78