Sơ đồ các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị thịt bò tại thành phố hà nội (Trang 49 - 72)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.2 Sơ đồ các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị

So với những chuỗi giá trị khác thì chuỗi giá trị thịt bò ở Hà Nội đã hình thành trong thời gian dài nên việc xác định các tác nhân tham gia trong chuỗi rất rõ ràng, cụ thể về vai trò của mỗi tác nhân trong từng giai đoạn chuyển hóa của sản phẩm.

Sơ đồ 4.1: Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị

Người thu gom Người chăn nuôi Người giết mổ Người bán buôn Người bán lẻ Người tiêu dùng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 42

4.1.2.1 Người chăn nuôi bò

Do đặc tính của các sản phẩm nông nghiệp nên nông dân vừa là người sản xuất vừa là người cung cấp đầu vào cho quá trình hoạt động của chuỗi gia trị. Do vậy trong nội dung của báo cáo tôi không đề cập đến tác nhân cung cấp đầu vào. Người chăn nuôi là người khởi đầu cho một quá trình của chuỗi giá trị, đóng vai trò then chốt trong sự tồn tại của chuỗi giá trị, là người cung cấp đầu vào cho tác nhân thu gom và lò mổ. Quá trình mở rộng địa giới Hà Nội tạo nên vùng chăn nuôi tập trung bò cung cấp cho thị trường Hà Nội rộng hơn nhiều so với trước đây. Mặc dù vậy lượng bò cung cấp cho các lò mổ tại Hà Nội của hộ chăn nuôi bò ở Hà Nội cũng chỉ chiếm 20% nhu cầu về bò của các lò mổ. Vùng chăn nuôi nhiều bò ở Hà Nội như là Gia Lâm, Ba Vì, . . . nhưng các hộ chăn nuôi bò theo hướng bò sữa nên lượng bò bán thịt chiếm tỷ lệ nhỏ, còn lại các lái buôn và lò mổ phải mua từ các tỉnh khác như Cao Bằng, Thái Nguyên, Nghệ An, . . . và nhập khẩu. Hiện nay ở nước ta có các dạng chăn nuôi bò phổ biến như sau:

Chăn nuôi bò thịt quảng canh, tận dụng và sử dụng sức kéo:

Chăn nuôi theo hướng quảng canh, tận dụng và sử dụng sức kéo là phương thức chăn nuôi phổ biến cho hầu hết các hộ chăn nuôi bò của ta. Chăn nuôi của nước ta theo phương thức quảng canh đã hình thành từ lâu đời. Chăn nuôi bò địa phương là nghề truyền thống lâu đời của nhân dân ta với nghề văn minh lúa nước, bò là những con vật không thể thiếu của nhà nông. Trước kia máy móc chưa được áp dụng nhiều trong các khâu làm đất thì bò với người nông dân là tài sản quan trọng nhất trong việc sử dụng sức kéo. Các hộ nuôi bò với quy mô bình quân 1,5-1,6 con/hộ với phương thức chăn nuôi quảng canh và tận dụng. Trên 90% số bò nước ta chăn nuôi theo phương thức này, chăn nuôi bò để sử dụng sức kéo trong nông nghiệp và nông thôn có ý nghĩa

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 43

lớn và quan trọng. Các giống bò phổ biến của ta là bò Vàng địa phương hoặc bò lai Zêbu.

Chăn nuôi bò bán thâm canh:

Là phương thức chăn nuôi của các trang trại chăn nuôi bò vừa và nhỏ. Được phát triển mạnh trong những năm gần đây với nhu cầu tiêu thụ thịt bò ngày càng lớn của thị trường, hình thức chăn nuôi này phù hợp với điều kiện về tập quán chăn nuôi, điều kiện kinh tế, kỹ thuật của người dân. Phương thức này bò được chăn thả ngoài gò, bãi, ven đê, ven sông và các cánh đồng chờ thời vụ. Khi chăn thả về hoặc ban đêm bò được cung cấp khoảng 50% khẩu phần tại chuồng là cỏ cắt và các phụ phẩm nông nghiệp. Giống bò sử dụng trong phương thức chăn nuôi này thường là bò Lai Zêbu hoặc giống bò thịt Zêbu thuần nên thể trọng bò lớn hơn so với hình thức nuôi quảng canh.

Chăn nuôi bò thâm canh:

Chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, thâm canh là một nghề rất mới mẻ đối với nông dân ở Hà Nội và các tỉnh khác. Chăn nuôi bò thâm canh đòi hỏi dân trí và kinh tế cao cho nên hình thức chăn nuôi này chưa phát triển mạnh ở nước ta, có khoảng 0,5% hộ chăn nuôi có quy mô trang trại lớn trên 100 bò trở lên với phương thức chăn nuôi thâm canh để nuôi bò sinh sản cho sản xuất con giống hoặc vỗ béo bò thịt. Phương thức chăn nuôi này chủ yếu là bò lai, bò ngoại chuyên thịt, bò được nuôi trên đồng cỏ thâm canh luân phiên hoặc nuôi nhốt tại chuồng với khẩu phần ăn hoàn chỉnh và chuồng nuôi hiện đại.

Về phương diện kinh tế, chăn nuôi bò thịt hiện này đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số loại gia súc khác, theo ước tính của hộ nông dân thu được kết quả như sau:

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 44

Bảng 4.2 : Phân tích kinh tế chăn nuôi bò thịt

STT Chỉ tiêu ĐVT Quy mô

nhỏ (*)

Quy mô vừa (**)

1 Chi Phí (VC) Ng.đ 9.090 9.208

1.1 Giống Ng.đ 8.000 8.000

1.2 Khối lượng nuôi Kg 88 92

1.3 Thú y Ng.đ 10 8

1.4 Thức ăn Ng.đ 1.080 1.200

2 Lao động Công 225 135

3 Thời gian nuôi Tháng 20 18

4 Khối lượng bán Kg 200 180 5 Giá bán/kg thịt xô Kg 90 90 6 Doanh thu Ng.đ 18.000 16.200 7 Thu nhập ròng Ng.đ 8.910 6.992 8 Thu nhập ròng/tháng Ng.đ 445,5 388,4 9 Thu nhập ròng/ công lđ Ng.đ 39,6 51,8

* quy mô nhỏ: 3 con/hộ trở xuống; ** quy mô vừa: 4 con/hộ trở lên

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2011

Xu hướng phát triển chăn nuôi bò hiện nay đang được phát triển mạnh ở một số địa phương như Nghệ An, Thái Nguyên, Thanh Hóa, . . . và chủ yếu các hộ phát triển theo mô hình quy mô nhỏ và quy mô vừa, do đó chúng tôi chỉ đưa hiệu quả kinh tế của hai mô hình chăn nuôi này vào nội dung của báo cáo. Qua bảng số liệu trên thì về mặt hiệu quả kinh tế với hộ chăn nuôi nhỏ thì sau 20 tháng sẽ cho thu nhập 8.910.000 đồng trong khi đó với hộ chăn nuôi vừa thì thu nhập sau 18 tháng là 6.992.000 đồng. Tuy nhiên nếu tính lợi nhuận trong một lần xuất chuồng thì hộ chăn nuôi vừa có thu nhập cao hơn hẳn bởi số lượng bình quân của hộ chăn nuôi vừa là 6 con/hộ trong khi của hộ chăn nuôi nhỏ là 3 con/hộ. Mặc dù các chỉ tiêu về lợi nhuận/con, thu nhập ròng/tháng của hộ chăn nuôi nhỏ cao hơn hộ chăn nuôi vừa nhưng ở chỉ tiêu

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 45

thu nhập ròng/công lao động của hộ chăn nuôi vừa là 59.800 đồng trong khi đó của hộ chăn nuôi nhỏ chỉ là 39.600 đồng.

4.1.2.2 Người thu gom

Đây là tác nhân trung gian trong chuỗi giá trị thịt bò, đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là nguồn cung cấp bò chính cho các lò mổ hoạt động. Trong chuỗi giá trị thịt bò tại Hà Nội thì có cả tác nhân bên trong và bên ngoài cùng tham gia hoạt động trong chuỗi. Qua điều tra tác nhân thu gom (lái buôn) ở Hà Nội thu mua bò từ Cao Bằng, các tỉnh khác như Nghệ An, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc,... là nguồn cung cấp bò chính, chiếm khoảng 70% số lượng bò cung ứng cho các lò mổ ở Hà Nội và phần còn lại mua hộ nông dân của hộ nông dân chăn nuôi bò ở Hà Nội. Tác nhân thu gom ở Hà Nội là người quyết định đến hoạt động của các lò mổ, bởi số lượng bò được mổ từ các lò mổ Hà Nội có đên 90% là do tác nhân này cung cấp. Một lượng nhỏ chiếm khoảng 10% do các lái buôn từ các tỉnh trực tiếp cung ứng cho các lò mổ, đặc điểm của bò từ Cao Bằng vận chuyển về Hà Nội là có đến 50% có xuất xứ từ Trung Quốc, các lái buôn ở Cao Bằng mua bò từ vùng giáp biên giữa Việt Nam và Trung Quốc về nuôi vỗ béo khoảng hai tuần sau đó mới xuất bán để tránh sự kiểm tra của các cơ quan chức năng về việc nhập không có giấy tờ. Phương thức để người thu gom mua bò của người chăn nuôi là “cân bằng mắt”, đây là hình thức ước chừng khối lượng bò để trả giá. Với hình thức mua bán này thì người bị thiệt thường là nông dân vì lái buôn có rất nhiều kinh nghiệm trong việc ước chừng khối lượng của bò.

Các thu gom này thường đánh cả chuyến xe lên các tỉnh Cao Bằng, Nghệ An, . . và gom bò về các điểm như Bãi Đô, Mai Động,…Ở các tỉnh thì các thu gom đã có mối quan hệ lâu dài với các thu gom ở huyện. Thường khi có bò thì các thu gom sẽ gọi cho các điểm thu gom khác của mình để gom một lần, cứ khoảng 2 - 3 ngày đi một chuyến nhưng không chỉ có vận chuyển bò mà còn gom cả trâu về Hà Nội.

Vào thời điểm các tháng gần tết thì vận chuyển khoảng 20 - 25 chuyến/tháng. Còn vào thời điểm khác thì tháng khoảng 10 - 15

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 46

chuyến/tháng. Đối với những thu gom này thì khi nguồn bò trong nước khan hiếm họ có mối hàng ở Thái Lan, Lào, Trung Quốc có thể chuyển về, tuy nhiên việc vận chuyển một chuyến hàng từ các nước vào nội địa thường qua đường tiểu ngạch và thu gom phải trả chi phí “làm luật” cho mỗi chuyến từ 15 – 20 triệu đồng.

Khi thu gom thì các lái buôn sẽ dựa vào một số tiêu chí để cấu thành giá cũng như phân loại bò sau này về các lò mổ.

Bảng 4.3: Một số yêu cầu và tiêu chí đánh giá chất lượng của người thu gom

Thu gom Yêu cầu

Thu gom 1 Thu gom 2 Thu gom 3 Thu gom 4 Thu gom 5

Giống Bò cóc chất lượng tốt Giống địa phương chất lượng tốt hơn Giống bò cóc chất lượng thịt ngon hơn bò Lai - - Tuổi 2-5 3-5 3-4 Mua tất các loại 3-6 Nguồn gốc - Bò các xã vùng cao ngon Bò các xã vùng Cao ngon hơn vùng thấp - - Tình trạng bò (khỏe, ốm…) Không gầy ốm đau Không bệnh tật Không đau ốm Không đau ốm Bò khỏe, Không gầy Không bệnh tật Hình dáng Bò béo, mông to, thân hình đẹp Thích bò to và béo để đưa về Hà Nội To nhỏ mua hết, thích béo Bò béo to khỏe Bò béo to. đep

Vẻ bên ngoài Lông mượt Nhìn răng - Mông to Lông mượt

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 47

Các thu gom được lựa chọn theo các tiêu chí, thu gom xã, thu gom huyện, thu gom Hà Nội, . . . và theo số lượng bò thu gom trong tháng được code như sau: Thu gom 1: thu gom lớn ở Hà Nội, thu gom 2: thu gom cấp huyện, . . .

Do mục đích việc bán bò khác nhau nên các tiêu chí chọn bò có sự khác nhau giữa các thu gom có điểm khác nhau. Nếu bò được bán làm giống các thu gom ưu tiên chọn thân hình đẹp, cao to. Còn đối với các thu gom bán bò mục đích thịt thì cũng có sự khác nhau giữa thu gom bán bò cho các lò mổ Hà Nội và lò mổ địa phương. Đối việc bán bò cho lò mổ địa phương thì chỉ cần bò khỏe, béo. Còn đối với bò vè Hà Nội yêu cầu to cao , trọng lượng thịt xẻ khoảng 1.5-1.8 tạ thịt.

Đồ thị 4.1: Mức độ quan tâm của người thu gom khi đi mua bò

Qua đồ thị 4.2 ta thấy được ưu tiên và quan tâm đầu tiên là hình dáng bên ngoài của bò, vẻ bề ngoài của bò: lông mượt,…các thu gom dựa vào đó đánh giá chất lượng của con bò cũng như định giá cho bò.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 48

Ưu tiên thứ 2 là tình trạng sức khỏe của bò: các thu gom quan tâm đến việc bò khỏe hay ốm, giá bán của bò bị ốm chỉ bằng 50% so với giá của bò khỏe mạnh nhưng khi tiêu thụ được thì thu gom thường có lãi cao hơn so nhưng người thu gom thường phải chi phí giao dịch cho cơ quan chức năng khi bị phát hiện.

Ưu tiên thứ 3 là tuổi của bò, tuổi bò ảnh hưởng đến chất lượng thịt, bò non quá thì không ngọt, bò già quá thì thịt dai, ưu tiên bò trong khoảng 3-5 tuổi thì chất lượng bò ngon nhất.

Ưu tiên thứ 4 và thứ 5 là nguồn gốc của bò, và giống bò. Vì hầu như ở các vùng chăn nuôi bò mang tính bán thâm canh thì chủ yếu người dân nuôi giống bò Cóc địa phương nên thường các thu gom sẽ quan tâm đến yếu tố nuôi ở đâu. Theo đánh giá của các thu gom thì bò nuôi ở các vùng cao, sử dụng thức ăn tự nhiên sẽ cho chất lượng thịt tốt hơn các vùng nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp.

Bảng 4.4: Thông tin chung của người thu gom

STT Diễn giải Giá trị Tỷ lệ

(%)

1 Tuổi của người được phỏng vấn bình quân (năm) 42

2 Thời gian làm nghề thu gom trâu bò (năm) 6,5

3 Chi phí tăng thêm trên 1 đơn vị sản phẩm (1.000đ) 3

4 Giá trị tăng thêm trên đơn vị sản phẩm (1.000đ) 10

5 Lợi nhuận thu đuợc trên đơn vị sản phẩm (1.000đ) 7

Nam 5 100

6 Giới tính của người được phỏng vấn

Nữ 0 0

Thu gom nhỏ 4-6

7 Tổng số lượng bò thu mua bình

quân/tháng (con) Thu gom lớn 10

Thu gom nhỏ 1,3

8 Chi phí tăng thêm trên 1 đơn vị sản

phẩm (1.000đ) Thu gom lớn 2

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 49

Chi phí tăng thêm bình quân của nhóm tác nhân này tương đối thấp (chỉ 3.000đ/kg) trong đó, chi phí đơn vị của nhóm tác nhân thu gom nhỏ trung bình là 1.300đ/kg và nhóm tác nhân thu gom lớn là 2.000đ/kg. Tuy nhiên phần lợi nhuận thu được trên 1kg thịt bò lại khá cao, trung bình là 7.000đ/kg. Gía trị tăng thêm của sản phẩm qua tác nhân thu gom là 10.000đ/kg.

4.1.2.3 Người giết mổ

Không giống như hoạt động của các lò mổ ở nơi khác, các lò mổ ở Hà Nội chỉ chuyên vào việc giết mổ chứ không tham gia nhiều vào quá trình bán lẻ tới người tiêu dùng. Tác nhân lò mổ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thịt bò cho thị trường Hà Nội, chỉ tính riêng các lò mổ tại Hà Nội hàng tháng đưa ra thị trường một khối lượng thịt bò ước tính khoảng 415 tấn, tương ứng với 40% tổng khối lượng thịt bò tiêu thụ của Hà Nội. Phần lớn lượng thịt bò được bán cho các tác nhân bán buôn đến thu mua, phần còn lại được bán cho siêu thị (10%) và bán cho người bán lẻ khoảng 8%. Bình quân một lò mổ giết mổ 10 con bò mỗi ngày cung cấp cho thị trường 1,5 tấn thịt các loại.

Yêu cầu bò nhập về các lò mổ Hà Nội phải có khối lượng thịt xe khoảng bình quân 140-180 kg thịt. Đây là tiêu chí mà thu gom có thể ước lượng bằng mắt trước khi mua từ người chăn nuôi nên với mỗi lò mổ với các yêu cầu khác nhau thì thu gom có thể cung cấp đúng loại bò mà lò mổ đưa ra, và giá bán sẽ ảnh hưởng một phần từ các tiêu chí đó.

Với mỗi lò mổ sẽ có các thị trường đầu ra xác định nên họ sẽ đưa ra các tiêu chí khi nhập bò để đáp ứng được chất lượng thịt cho khách hàng, đối với lò mổ có tỷ lệ thịt cung cấp cho cửa hàng thực phẩm chất lượng, siêu thị, nhà hàng uy tín thì đầu vào lò mổ sẽ yêu cầu cao như: nguồn thức ăn, độ tuổi của bò, . . . Qua bảng số liệu dưới thì ta thấy được với lò mổ Minh Thái có yêu

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị thịt bò tại thành phố hà nội (Trang 49 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)