KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.4 Phân tích chi phí và lợi nhuận trong chuỗi giá trị thịt bò
4.1.4.1. Phân tích tài chính giữa các tác nhân trong chuỗi
Lợi nhuận là mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất với mỗi tác nhân khi tham gia trong chuỗi giá trị. Việc nghiên cứu chuỗi giá trị sẽ cho chúng ta thấy được lợi ích của mỗi tác nhân như thế nào trong từng giai đoạn của sản phẩm. Qua đồ thị dưới cho ta thấy: Lợi nhuận thu được của các tác nhân trên 1 kg thịt bò ở tác nhân bán lẻ cao nhất, tăng 23.000 đồng/kg, tiếp đến là tác nhân bán buôn tăng 14.500 đồng/kg, thấp nhất là tác nhân lái buôn tăng 2.000 đồng/kg. Tuy nhiên lợi nhuận tính trong 1 ngày của các tác nhân không theo quan hệ tỷ lệ thuận với mức chênh lệch về giá phụ thuộc nhiều vào khối lượng thịt bò buôn bán trong ngày. Tác nhân lò mổ có lợi nhuận cao nhất trong chuỗi giá trị là 4.227.500đ/ngày, tiếp đến là tác nhân lái buôn là 3.750.000đồng/ngày, bán buôn là 2.105.000đồng/ngày và cuối cùng là tác nhân bán lẻ là 890.000đồng/ngày mặc dù đây là tác nhân có sự chênh lệch về giá bán cao nhưng khối lượng bán trong ngày ít, chỉ 40kg. Như vậy có thể nói tác nhân lò mổ là người có lợi nhuận cao nhất so với các tác nhân khác trong chuỗi giá trị nhưng phải bỏ ra chi phí và lượng vốn cũng rất lớn.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 68
Bảng 4.16: Phân tích kinh tế giữa các tác nhân
Chỉ tiêu ĐVT Người lái
buôn Lò mổ Người bán buôn Người bán lẻ Giá mua Ng.đ 58 60 65,5 80 Giá bán Ng.đ 60 65,5 80 103 Khối lượng/ngày Kg 1900 800 150 40 Chi phí khác/ngày Ng.đ 50 172,5 70 30 Chi phí mua hàng/ngày Ng.đ 110.200 48.000 9.825 3.200 Doanh thu/ngày Ng.đ 114.000 52.400 12.000 4.120 Thu nhập ròng/ngày Ng.đ 3.750 4.227,5 2105 890
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2011
Đồ thị 4.6: Giá trị tăng thêm trên chuỗi thịt bò của các tác nhân tính trên 1kg
4.1.4.2 Phân bổ lợi ích giữa các tác nhân
Việc phân bổ lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi thể hiện tính công bằng và sự tăng lên của giá trị sản phẩm qua các tác nhân. Qua sơ đồ bên dưới cho ta thấy được giá trị của sản phẩm tăng lên từ người nông dân đến người tiêu dùng là 45.000 đồng/kg, trong đó tác nhân người bán lẻ được hưởng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 69
23.000 đồng/kg cao tương ứng với 51% mức giá trị tăng lên, tiếp đến là tác nhân bán buôn được 14.500 đồng/kg.
Sơ đồ 4.3: Giá trị chia sẻ cho các tác nhân từ giá trị tăng lên
ĐVT: Nghìn đồng
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2011
Lợi ích mỗi tác nhân nhận được trong 1kg thịt bò được chia sẻ dựa trên sự tham gia và nắm giữ vai trò hoạt động của chuỗi. Trên đồ thị cho ta thấy sự phân chia lợi ích giữa các tác nhân có sự cân bằng tương đối, nhưng xét ở tổng mức lợi nhuận trong 1 ngày thì có sự chênh lệch lớn giữa các tác nhân.
Đồ thị 4.7: Chia sẻ lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi
Giá trị là thứ có thể xác định bằng nhiều cách như sẽ nêu ở phần trên về chi phí và lợi nhuận. Cách mô tả dòng tiền đơn giản nhất là nhìn vào giá trị được tạo thêm ở mỗi bước của cả chuỗi giá trị. Trừ khoản chênh lệch đi sẽ
Người chăn nuôi Người thu gom Lò mổ Người bán lẻ Người bán buôn Người tiêu dùng 58 65.5 80 103 103 3 5.5 14,5 23 2 60
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 70
biết được khái quát về khoản thu được ở mỗi giai đoạn khác nhau. Từ biểu đồ trên cho ta thấy được người bán lẻ là tác nhân được hưởng lợi nhiều nhất khi giá trị trên đơn vị thịt bò tăng lên, chiếm 50%, tiếp đến là bán buôn với 34% và thấp nhất là lái buôn chỉ 4%. Giá trị tăng lên từ giá mua của nông dân cho đến giá mà người tiêu dùng phải trả tăng lên 45.000 đồng/kg.