ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hộ
3.1.2.1 Phân bổ và sử dụng đất đai
Đất đai là tài nguyên quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là ở một đô thị lớn – Hà Nội. Đất đai bị giới hạn về số lượng, trước ngày 1/8/2008 tổng diện tích đất của Hà Nội chỉ là 92,1 nghìn ha. Sau ngày 1/8/2008, thủ đô Hà Nội đã mở rộng gấp 3,6 diện tích cũ, bao gồm: thành phố Hà Nội hiện tại, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn (Hòa Bình). Tổng diện tích của thủ đô mới là 334,5 nghìn ha, tương đương 3.324,92 km2.
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất đai của TP. Hà Nội
Năm 2009 Năm 2010 Chỉ tiêu DT (nghìn ha) CC (%) DT (nghìn ha) CC (%) Tổng diện tích 311,9 100 334,5 100
Đất sản xuất nông nghiệp 146,4 46,94 153,2 45,80
Đất lâm nghiệp 21 6,73 24,1 7,20
Đất chuyên dụng 61,9 19,85 68,6 20,51
Đất ở 82,6 26,48 88,6 26,49
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 30
Đối với nông nghiệp đất đai là nguồn tài nguyên đặc biệt và không thể thay thế trong sản xuất. Trước và sau mở rộng Hà Nội đều sử dụng trên 40% diện tích đất để sản xuất đất nông nghiệp. Đây chủ yếu là đất nông nghiệp ở các huyện ngoại thành (18 huyện và 1 thị xã Sơn Tây) do không có điều kiện phát triển công nghiệp và dich vụ như các quận nội thành(10 quận).
Trên 30% diện tích đất của Hà Nội được sử dụng để làm đất ở và đất chuyên dụng. Mật độ nhà ở trong khu vực nội thành đông đúc hơn nhiều so với ngoại thành. Nhiều trụ sở hành chính nhà nước, các đại sứ quán,… và các văn phòng đại diện của các công ty được đặt trong khu vực nội thành.
Diện tích đất lâm nghiệp của Hà Nội rất nhỏ chủ yếu tập trung ở một số huyện ngoại thành thuộc Hà Tây cũ.
3.1.2.2 Dân số và lao động
Lao động là nguồn tài nguyên quan trọng không kém gì đất đai. Nguồn lao động của Hà Nội được xem là đông đảo về số lượng và có trình độ cao về chất lượng. Cái gốc của lao động là dân số. Tình hình biến động dân số của Hà Nội được thể hiện dưới bảng số liệu sau:
Bảng 3.2 Biến động dân số của TP. Hà Nội, 2008-2010
ĐVT: Nghìn người
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Tổng dân số 6.381,8 6.472,2 6.564,3
Nam 3.124,9 3.187,6 3.252,2
Chia theo giới
tính Nữ 3.256,9 3.284,6 3.312,1
Thành thị 2.596,2 2.641,6 2.686,8
Chia theo nơi
cư trú Nông thôn 3.785,6 3.830,6 3.877,5
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011
Theo bài phát biểu hưởng ứng của cục thống kê Hà Nội nhân ngày dân số thế giới 11/7/1010, Hà Nội được đánh giá là thành phố đông dân thứ hai trong cả nước, sau thành phố Hồ Chí Minh. Tốc độ tăng dân số của Hà Nội
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 31
vào khoảng 2,11%/năm (bao gồm cả tăng do di dân) mức tăng này cao hơn so với mức tăng bình quân của cả nước (1,2%), cao hơn hai lần mức tăng của vùng Đồng bằng sông Hồng (0,9%).
Mật độ dân số chung toàn thành phố là 1.926 người/km2, (cao hơn 7,4 lần mật độ dân số cả nước 256 người/km2) và phân bố không đều giữa các quận, huyện, thị xã. Nơi có mật độ dân số cao nhất là quận Đống Đa 36.550 người/km2, quận Hai Bà Trưng 29.368 người/km2; nơi có mật độ dân sốthấp nhất là huyện Ba Vì 576 người/km2.
Tỷ trọng dân số ở khu vực thành thị là 40,8%, bằng 10,37% dân số thành thị của cả nước. Tỷ lệ tăng dân số khu vực thành thị bình quân mỗi năm trong thời kỳ 1999-2009 là 3,76%; trong khi đó tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 1,12%. Tỷ số giới tính biểu thị bằng số nam trên 100 nữ của dân số Hà Nội là 97/100, thấp hơn so với cả nước (98,1/100)
Với tình hình dân số như trên có thể thấy lực lượng dân số tham gia vào lao động phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của thành phố rất đông đúc. Hiện tại dân số trong độ tuổi lao động của thành phố Hà Nội đang có 4,29 triệu người, trong đó 97,6% biết đọc biết viết; 22,1% tốt nghiệp phổ thông cơ sở; 46,7% tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Những tỷ lệ này đều cao hơn bình quân của cả nước với tứ tự là 93,5%, 21,9% và 26,4%. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật có 26,9% số người 15 tuổi trở lên đã được đào tạo; trong đó có 3,6% số người có bằng sơ cấp; 7,5% có bằng trung cấp; 2,5% có bằng cao đẳng và 13,3% có bằng đại học trở lên. Những con số này cao gấp đôi bình quân của cả nước (13,3%) và cao hơn cả tỷ lệ số người 15 tuổi trở lên đã được đào tạo của TP Hồ Chí Minh (20,0%). Trong 4,29 triệu người 15 tuổi trở lên, đã có 3,2 triệu người, bằng 75,0% đang tham gia hoạt động ở các ngành kinh tế; 25% số người còn lại là học sinh, sinh viên, những người nội trợ, những người không có khả năng lao động và không có nhu cầu làm việc.
Dân số đông đúc, trình độ lao động cao là điều kiện cho một thị trường nông sản chất lượng cao đầy tiềm năng có thể phát triển.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 32
3.1.2.3 Cơ sở hạ tầng
Hà Nội là thủ đô của cả nước, là trung tâm kinh tế lớn thứ 2 trong nước, sau thành phố Hồ Chí Minh vì vậy mà Hà Nội có một hạ tầng cơ sở đồ sộ xứng tầm với các vị thế trên.
• Về giáo dục, y tế và văn hóa
Bảng 3.3: Cơ sở hạ tầng về giáo dục, y tế, văn hóa của Hà Nội
Chỉ tiêu ĐV 2008 2009 2010
- Trường học
Mẫu giáo Trường 767 804 826
Tiểu học Trường 674 677 681 THCS Trường 584 581 582 THPT Trường 182 186 188 - Cơ sở khám chữa bệnh Bệnh viện BV 36 41 48 Phòng khám PK 46 29 34
Trạm y tế xã, phường, cơ quan, xí nghiệp Trạm 577 575 576
- Thư viện TV 32 32 32
- Số đơn vị nghệ thuật ĐV 6 6 6
- Số rạp hát Rạp 3 5 5
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011
• Về giao thông
Là thành phố thủ đô và có vị trí ở khu vực trung tâm của miền Bắc, bên cạnh con sông Hồng, giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt. Giao thông đường không, ngoài sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm khoảng 35 km, thành phố còn có sân bay Gia Lâm ở phía Đông,
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 33
thuộc quận Long Biên. Từng là sân bay chính của Hà Nội những năm 1970, hiện sân bay Gia Lâm chỉ phục vụ cho các chuyến bay dịch vụ của trực thăng, gồm cả dịch vụ du lịch. Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt trong nước và một tuyến liên vận sang Bắc Kinh, Trung Quốc, đi nhiều nước châu Âu. Các bến xe Phía Nam, Gia Lâm, Lương Yên, Nước Ngầm, Mỹ Đình là nơi các xe chở khách liên tỉnh tỏa đi khắp quốc gia theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc – Nam, quốc lộ 2 đi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Cao Bằng, quốc lộ 5A đi Hải Phòng, Quảng Ninh, quốc lộ 6 đi Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, quốc lộ 32 đi Phú Thọ... Giao thông đường thủy, Hà Nội cũng là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì và bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại.