Giải pháp cho từng tác nhân trên chuỗi giá trị thịt bò

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị thịt bò tại thành phố hà nội (Trang 79 - 83)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.2 Giải pháp cho từng tác nhân trên chuỗi giá trị thịt bò

4.2.2.1 Hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi thịt bò

Các hộ chăn nuôi cần được tập huấn quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò thịt đã được chuẩn hóa sẽ đảm bảo đúng chất lượng thịt, thể trọng con bò tăng cao hơn, các hộ chăn nuôi bò biết cách phòng chống rét, dự trữ thức ăn vào vụ đông, ủ chua thân và lá cây ngô… để khắc phục tình trạng trâu bò chết và thiếu thức ăn vào vụ đông. Đây là cơ sở để nâng cao giá bán cho các tác nhân khác

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 72

nâng cao thu nhập của hộ.

Hiện tại hầu hết các hộ chăn nuôi bò trong chuỗi giá trị đếu là hộ nghèo, 1 số it là hộ khá song tình trạng thiếu vốn cho sản xuất vẫn là phổ biến. Chính vì vậy cần có 1 cơ chế hỗ trợ vốn tín dụng cho hộ chăn nuôi để tạo điều kiện cho các hộ có đủ vốn để quanh vòng cũng như 1 số hộ có khả năng mở rộng quy mô chăn nuôi.

Công tác thú y phòng dịch bênh cũng là một khâu rất quan trọng trong chăn nuôi gia súc lớn. Cần tăng cường đào tạo và nâng cấp trang thiết bị cho các cơ sở thú y tại các xã, huyện.

Qua quá trình tìm hiểu thị trường, thông thường nhu cầu tiêu thụ thịt bò vào mùa đông của người tiêu dùng thường cao hơn, đặc biệt là vào dịp Tết nguyên đán. Do vậy mà giá thị bò trong thời điểm này thường cao hơn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất giải pháp cung cấp thông tin thị trường cho người chăn nuôi để họ chủ động và chuẩn bị thời điểm bán bò sao cho giá bán có lợi nhất cho họ. Tuy nhiên như đã phân tích ở trên, thường các hộ nghèo không chủ động được thời gian bán bò, do không chuẩn bị được nguồn thức ăn vào vụ đông, họ thiếu vốn, thời điểm họ cần sử dụng tiền lại thường ở sau vụ gặt, đầu vụ học hành của con, tức vào khoảng tháng 7,8,9 dương lịch trong năm. Do vậy sẽ là rất cần thiết để hướng dẫn hộ nghèo biết áp dụng QTKT ủ chua thức ăn, vay vốn sử dụng trong thời điểm cần thiết để họ có thể bán bò vào thời điểm giá cao.

4.2.2.2 Tổ chức lại hoạt động thu gom

Trong chuỗi giá trị thịt bò tại TP. Hà Nội tồn tại hai loại hình thu gom: thu gom nhỏ địa phương và thu gom lớn. Như đã phân tích về đặc điểm của từng loại tác nhân thu gom nhỏ có thể chính là các hộ dân trong xóm, xã họ mua lại bò của các hộ khác và dẫn ra chợ bán lại cho lò mổ hoặc thu gom lớn. Trong quá trình nghiên cứu cho thấy, thu gom nhỏ hoạt động tự phát, nhỏ lẻ và không thường xuyên, một tháng trung bình mua và bán được bốn con bò. Tuy nhiên mức độ lợi nhuận thu được lại lớn hơn rất nhiều so với chi phí bỏ ra. Do

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 73

vậy, chúng tôi đề xuất thành lập các Hiệp hội, khi người nông dân đã liên kết với nhau để bán bò thì thực chất loại hình thu gom nhỏ này sẽ có ít khả năng tham gia vào các các kênh phân phối. Tuy nhiên có một đặc điểm là, các tác nhân thu gom nhỏ này là các hộ rất có kinh nghiệm trong việc mua và bán bò. Vì vậy các hiệp hội có thể sử dụng kinh nghiệm của họ để bán bò cho cả nhóm. Đây cũng là một lợi thế mà các hiệp hội có thể phát huy trong các thương lượng giao dịch để tiến tới việc kí kết hợp đồng mua bán bò với các tác nhân khác trong chuỗi.

4.2.2.3 Hoàn thiện công nghệ và hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm giết mổ

Tác nhân lò mổ (chế biến) hiện đang là mắt xích quan trọng nhất trong chuỗi giá trị sản phẩm thịt bò tại TP. Hà Nội. Thực tế các sản phẩm từ con bò muốn đưa đến người tiêu dùng cuối cùng đều phải được giết mổ, sơ chế. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, trang thiết bị phục vụ cho quá trình giết mổ, sơ chế, bảo quản thịt bò còn ở dạng đơn giản, chưa áp dụng quy trình kiểm soát và quản lý chất lượng trong chế biến, điều này sẽ hạn chế khả năng mở rộng và phát triển thị trường của sản phẩm thịt bò. Bởi trong giai đoạn chê biến sản phẩm tươi sống như thịt bò này thì chất lượng và cách thức bảo quản là yếu tố quyết định tới việc tồn tại và phát triển ngành hàng.

Bên cạnh việc áp dụng quy trình quản lý và kiểm soát chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm các lò mổ cũng cần quan tâm tới việc bao gói sản phẩm, tính toán công suất của lò mổ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng.

Cần thúc đẩy thành lập nhiều cơ sở giết mổ được trang bị trang thiết bị hiện đại, có quy mô để đảm bảo việc giết mổ được thường xuyên, chuyên nghiệp, đồng bộ với tốc độ phát triển của cả ngành hàng đồng thời đảm bảo được VSATTP. Các cơ sở giết mổ nếu muốn tham gia vào kênh hàng chất lượng cao phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn “cơ sở giết mổ an toàn” và bản thân lao động làm việc tại các cơ sở này cũng phải được đào tạo và nhận thức được kiến thức về VSATTP.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 74

4.2.2.4 Đẩy mạnh giao dịch hợp đồng, phát huy vai trò của tác nhân bán buôn

Người bán buôn là một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị. Đối với sản phẩm thịt bò, do đặc thù sản phẩm mà thông thường tác nhân lò mổ sẽ kiêm luôn vai trò này. Đây cũng là một thuận lợi để kiểm soát chất lượng sản phẩm. Bởi vì trách nhiệm của lò mổ lúc này sẽ tăng lên, cam kết bán thịt đúng chất lượng, đúng nguồn gốc, đảm bảo VSATTP có cơ hội được thực hiện triệt để nhất. Sự kiêm nhiệm này đã thu ngắn bớt trung gian trong chuỗi, giảm được chi phí trong toàn chuỗi, vì vậy mà việc phân bổ lại lợi nhuận, chi phí cho từng tác nhân trong chuỗi thuận lợi hơn.

Trong tương lai khi thị trường sản phẩm thịt bò được mở rộng hơn, quy mô hoạt động của tác nhân này cũng sẽ lớn lên, xuất hiện sự tham gia nhiều của các công ty chuyên kinh doanh, thương mại, đặc biệt trong vai trò phân phối sản phẩm tới các thị trường trong cả nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, hình thức mua bán, trao đổi thương mại hiện nay chủ yếu dựa trên hình thức hợp đồng miệng, trao đổi thông tin đặt hàng qua điện thoại, để kiếm soát được chất lượng sản phẩm và giá cả của sản phẩm, tác nhân này cần đẩy mạnh việc giao dịch thông qua các hợp đồng thương mại, có tính pháp lý và ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên tham gia. Hơn thế nữa, việc sử dụng hợp đồng thương mại trong phân phối còn tăng cường tính minh bạch và chuyên nghiệp của người bán buôn, phát huy vai trò của trung tâm của trung gian phân phối khi hội nhập thị trường quốc tế.

4.2.2.5 Nâng cao kiến thức về marketing và dịch vụ sau bán hàng

Là tác nhân trực tiếp tiếp xúc với người tiêu dùng, người bán lẻ cần trang bị cho mình kiến thức nhất định hệ thống sản xuất của họ, kiến thức về chuỗi giá trị và marketing, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới, tham gia nhiều diễn đàn hợp tác phát triển kinh tế xã hội. Thị trường sản phẩm thịt bò chất lượng cao của TP. Hà Nội sẽ có nhiều cơ hội mở rộng và phát triển ngoài phạm vi biên giới, lãnh thổ.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 75

PHẦN V

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị thịt bò tại thành phố hà nội (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)