KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.3 Sơ đồ chuỗi giá trị thịt bò
Sơ đồ 4.2: Chuỗi giá trị thịt bò tại TP. Hà Nội
51% 19% 30% 30% 10% 40% 90% 30%
Lái buôn từ nơi khác Lái buôn ở Hà Nội
Người bán buôn Người bán lẻ tại chợ Nhà hàng, cơ sở chế biến Người tiêu dùng Lái buôn từ Cao
Bằng Lò Mổ ngoài Hà Nội Lò Mổ ở Hà Nội Chợ đầu mối Siêu thị Thịt bò nhập khẩu
Người chăn nuôi Hà Nội
Bò thịt nhập từ TQ
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 65
Chuỗi giá trị thịt bò tại Hà Nội đã được hình thành từ trước đó, mối liên hệ giữa các tác nhân rất chặt chẽ đảm bảo cho chuỗi hoạt động liên tục. Qua sơ đồ chuỗi giá trị ở trên cho ta thấy, nguồn cung cấp thịt bò tươi cho thị trường Hà Nội qua 3 kênh chính là:
Kênh 1: Lò mổ - Bán buôn – Bán lẻ - người tiêu dùng
Đây là kênh tiêu thụ thịt bò chủ yếu và phổ biến nhất hiện nay, khối lượng thịt bò tiêu thụ qua kênh này chiếm khoảng 50% khối lượng thịt bò tiêu thụ. Do tính linh hoạt của các tác nhân tham gia ở kênh hàng này nên thịt bò được đưa đến người tiêu dùng dưới nhiều hình thức khác nhau như: bán ở chợ, bán rong, . . . Và đặc biệt là sản phẩm luôn tươi nên đa số người tiêu dùng vẫn ưu tiên khi lựa chọn. Tuy nhiên việc quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở kênh hàng này cần làm chặt chẽ hơn.
Kênh 2: Nhập khẩu – Siêu thị - người tiêu dùng
Hình thức tiêu thụ theo kênh hàng này đang có xu hướng phát triển mạnh trong những năm gần đây, theo số liệu bên dưới cho ta thấy hình thức bán lẻ ở siêu thị đang ngày càng quan trọng hơn với người tiêu dùng ở các thành phố lớn. Đối với thịt bò thì hệ thống siêu thị là tác nhân quan trọng trong cung cấp thịt bò cho người tiêu dùng, chiếm 30% khối lượng tiêu thụ ở Hà Nội trong đó thịt bò nhập khẩu chiếm 20% còn lại là do các lò mổ có tư cách pháp nhân cung cấp. Việc quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở kênh này đem lại sự tin tưởng cho người tiêu dùng nhất bởi vậy giá bán ở kênh này cao hơn so với ở các kênh khác.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 66
Đồ thị 4.5: Số lượng hệ thống siêu thị ở Hà Nội và TPHCM, 1990-2005
Kênh 3: Bò thịt nhập từ Trung Quốc – Bán buôn chợ đầu mối – Cơ sở chế biến – người tiêu dùng
Khác với 2 kênh tiêu thụ trên thì ở kênh tiêu thụ này có sự tham gia của chợ đầu mối và cơ sở chế biến nên sản phẩm đến với người tiêu dùng khác so với sản phẩm tươi như ở kênh khác. Nguồn gốc thịt bò ở kênh tiêu thụ này cũng đa dạng và khó quản lý về chất lượng. Có thể nói chất lượng thịt bò ở đây thường kém hơn so với 2 kênh tiêu thụ trên cho nên giá bán thường thấp hơn. Khối lượng thịt bò tiêu thụ theo kênh này là 19% tổng khối lượng.
Hệ thống tiêu thụ thịt bò nhập khẩu được các công ty nhập khẩu cung cấp toàn bộ cho hệ thống các siêu thị như: Metro, Big C, Hapro Mart, . . . Còn phần lớn thịt bò (chiếm 51%) được bán cho người tiêu dùng thông qua hệ thống các tác nhân bán buôn, bán lẻ là từ các lò mổ ở Hà Nội và các tỉnh khác như Hưng Yên, Bắc Ninh, . . . cung cấp. Tác nhân đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị là tác nhân bán buôn, họ trực tiếp lấy hàng từ các lò mổ đem đi phân phối cho những người bán lẻ ở các chợ, phương tiện vận chuyển thường là xe máy hoặc xe ba gác để vận chuyển thịt bò từ lò mổ đến các chợ
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 67
cho người bán lẻ. Một kênh nữa cần phải quan tâm là chợ đầu mối, nơi cung cấp thịt bò chính cho các quán cơm, nhà hàng, ở đây quy tập nhiều nguồn cung cấp khác nhau từ các lò mổ bên ngoài Hà Nội cho đến nguồn hàng nhập từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch và kênh hàng này cung cấp một lượng thịt bò chiếm khoảng 13% tổng sản lượng hàng tháng của Hà Nội. Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng nguồn hàng tại chợ đầu mối cần được quản lý chặt chẽ về chất lượng và dịch bệnh bởi ở đây nguồn thịt bò không có xuất xứ rõ ràng, vận chuyển qua nhiều địa phương nên rất dễ lây lan dịch bệnh.