Pháp luật Việt Nam quy định về trách nhiệm bồi thƣờng do xâm phạm môi trƣờng

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm môi trường theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 41)

xâm phạm môi trƣờng

Trong lịch sử phát triển của Việt Nam, có các nhà nước phong kiến không chịu bất kỳ loại trách nhiệm pháp lý nào đối với người dân của họ. Về chính trị, đó là nhà nước theo chế độ quân chủ chuyên chế, người đứng đầu nhà nước là Vua, có quyền quyết định tối cao về các vấn đề quân sự, chính trị, kinh tế và tôn giáo. Quyền lực của nhà nước cũng chính là quyền lực của nhà vua và không có giới hạn xác định. Trong chế độ này, nhà nước không phải chịu bất kỳ trách nhiệm gì về những quyết sách do mình đặt ra, thần dân không có quyền gì ngoài sự phục tùng và phụng sự nhà nước.

Đến thời kỳ Pháp thuộc (1858 - 1945), thực dân Pháp áp dụng đồng thời hai chế độ cai trị là chế độ cai trị hà khắc của Nhà nước phong kiến và chế độ thực dân. Theo đó, xã hội dân sự không được thừa nhận, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước vì thế cũng không được quy định, trong khi trách nhiệm dân sự khác cũng đã được quy định cụ thể tại các Bộ dân luật Bắc kỳ (1931), Trung kỳ (1936), Nam kỳ (1883).

Năm 1945, Cách mạng Tháng 8 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, các quyền của công dân được xác lập và bảo đảm. Về chính trị, đó là nhà nước của dân, do dân, vì dân; về quan hệ pháp luật trong quan hệ dân sự với người dân (cá nhân, tổ chức) thì Nhà nước là một bên chủ thể bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cũng chưa được quy định như là một chế định trong pháp luật. Bắt đầu từ Hiến pháp năm 1959, tiếp đến, ngày 23 tháng 3 năm 1972 Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư số 173/UBTP hướng dẫn xét xử về BTTH ngoài hợp đồng. Theo Thông tư này, để xác định một chủ thể có phải chịu trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng hay không cần phải căn cứ vào bốn yếu tố: Phải có thiệt hại xảy ra, phải có hành vi trái pháp luật, phải có quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật, phải có lỗi của người gây thiệt hại. Đặc biệt, Thông tư đã quy định trách nhiệm bồi thường của pháp nhân khi công nhân, viên chức hay người đại diện hợp pháp của xí nghiệp, cơ quan trong khi thi hành nhiệm vụ mà gây thiệt hại cho người khác thì cơ quan, xí nghiệp phải BTTH theo chế độ trách nhiệm dân sự, rồi sau đó, có quyền đòi hỏi họ hoàn trả việc bồi thường đó theo quan hệ lao động. Tuy nhiên, trường hợp công nhân, viên chức hoặc đại diện hợp pháp của xí nghiệp, cơ quan lợi dụng nhiệm vụ và do hành vi không liên quan chặt chẽ đến công tác được phân công, rõ ràng để mưu lợi ích riêng, mà gây thiệt hại cho người khác, thì cá nhân họ phải chịu trách nhiệm BTTH.

Hiến pháp năm 1980, tiếp tục khẳng định quyền được bồi thường của người bị thiệt hại tại Điều 73, Điều 72 và Điều 74 Hiến pháp 1992 (sửa đổi,

bổ sung năm 2001). Thể chế hóa các quy định về BTTH trong Hiến pháp năm 1992, Bộ luật dân sự năm 1995 đã dành một chương quy định trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (chương V). Hơn nữa, Bộ luật này còn quy định hai điều về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước là Điều 623 quy định bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước gây ra và Điều 624 quy định bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Theo đó, cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại khi công chức, viên chức, người tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền gây thiệt hại trong khi thi hành công vụ.

BLDS 2005 tiếp tục kế thừa các quy định về BTTH do cán bộ, công chức và người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra trong BLDS năm 1995. Cụ thể, Điều 619 quy định về BTTH do cán bộ, công chức gây ra:

Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức phải bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức của mình gây ra trong khi thi hành công vụ. Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có trách nhiệm yêu cầu cán bộ, công chức phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật, nếu cán bộ, công chức có lỗi trong khi thi hành công vụ [27].

Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; tăng cường trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong giải quyết các công việc của công dân; tiến tới xây dựng một cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính có hiệu quả được quy định tại Điều 6 và Điều 8.

Luật BVMT 1993 được ban hành nhằm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái. Đạo luật này

đưa ra những nguyên tắc về bảo vệ môi trường. Luật BVMT 1993 có các quy định về phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường. Nó quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường. Đạo luật này cũng xác lập những cơ sở pháp lý của trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Trong các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường có hai văn bản dưới hình thức thông tư có các quy định liên quan đến BTTH do hành vi làm ô nhiễm môi trường. Đó là Thông tư số 2370-TT/Mtg ngày 22-12-1995 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Hướng dẫn tạm thời về khắc phục sự cố chảy xăng dầu và Thông tư số 2262/TT-MTg ngày 29-12-1995 Hướng dẫn về khắc phục sự cố tràn dầu. Nhưng để tránh tình trạng người có thẩm quyền lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, Điều 51 và Điều 52 của Luật quy định: người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của pháp luật về môi trường, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời còn phải BTTH, khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

Tiếp tục phát huy những quy định pháp luật về BTTH được quy định trong Luật BVMT 1993, Điều 127 Luật BVMT năm 2005 quy định:

Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, công dân, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật [29].

BLTTHS 2003 đã có những quy định cụ thể hóa các quy định tại Điều 72 của Hiến pháp năm 1992 về BTTH trong lĩnh vực tư pháp, hình sự, nhằm đảm bảo quyền được bồi thường của người bị thiệt hại, người bị oan do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự gây ra. Điều 29 BLTTHS 2003 quy định:

Người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra có quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi. Cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự đã làm oan phải bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi cho người bị oan; người đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật [25].

Điều 30 quy định:

Người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra có quyền được bồi thường thiệt hại. Cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự phải bồi thường cho người bị thiệt hại; người đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật [25].

Trong BLDS năm 1995 trách nhiệm BTTH do hành vi làm ô nhiễm môi trường đã được đề cập. Trước hết, đó là điều 628 với quy định: "cá nhân,

pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại, thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, trừ trường hợp người bị thiệt hại có lỗi" [27]. Tại Điều 268 BLDS 1995 cũng có quy định: "khi sử dụng, bảo quản, từ bỏ tài sản của mình, chủ sở hữu phải tuân theo các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường, nếu làm ô nhiễm môi trường thì chủ sở hữu có trách nhiệm chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại" [27].

Gần đây nhất, theo quy đi ̣nh của BLDS 2005, thì trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vê ̣ môi trường bao gồm :

- Trách nhiệm chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường đươ ̣c quy đi ̣nh ta ̣i Điều 263 BLDS năm 2005: "Khi sử dụng, bảo quản, từ bỏ tài

sản của mình, chủ sở hữu phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại" [28].

- Trách nhiệ m BTTH do hành vi gây sự cố môi trường , suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường do chủ thể gây ra dù có lỗi hay không có lỗi đều phải BTTH đươ ̣c quy đi ̣nh ta ̣i Điều 624 BLDS năm 2005: "Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi" [28].

Ngoài các căn cứ pháp lý nói trên, trách nhiệm BTTH do gây ô nhiễm môi trường còn được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác như Bộ luật Hàng hải 1990 (các điều 195, 196), Luật Khoáng sản 1996 (các điều 64, 65), Luật Tài nguyên nước 1998 (điều 71)…

Các quy định trên đây về BTTH trong lĩnh vực môi trường mới dừng lại ở quy định chung mang tính nguyên tắc. Đây sẽ là khó khăn lớn đối với các cơ quan tư pháp khi xem xét, giải quyết các yêu cầu BTTH do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên. Mặc dù vậy, các quy định đó bước đầu đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc truy cứu trách nhiệm dân sự đối với các chủ thể có hành vi làm ô nhiễm môi trường, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia Việt Nam.

Với tư cách là đạo luật quy định việc bảo vệ môi trường, Luật BVMT 2005 (có hiệu lực thi hành (từ ngày 01/7/2006) được coi là hạt nhân của hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường, là nguồn cơ bản nhất của pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam, thể chế hóa quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về bảo vệ môi trường. Ngoài những nội dung chủ yếu điều chỉnh về phương thức quản lý hoạt động môi trường thì Luật bảo vệ môi trường 2005 có quy định bổ sung về BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường.

Song song với Luật BVMT 2005, tương ứng với từng thành tố của môi trường, chúng ta lại có các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong các văn bản pháp luật chuyên ngành khác. Trước hết phải kể đến Luật đất đai năm 2003, quy định về việc quản lý, sử dụng và bảo vệ đất đai trên nguyên tắc khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Theo đó người sử dụng đất có nghĩa vụ là tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan. Nếu người nào sử dụng đất không đúng mục đích, có các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai như hủy hoại đất đai, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Luật tài nguyên nước năm 1998, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Luật dầu khí năm 1993 (sửa đổi, bổ sung năm 2000, 2008), Luật Khoáng sản năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2005) Luật Khoáng sản năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2005), Bộ luật Hàng hải năm 2005, Luật Thủy sản, Luật Di sản văn hóa năm 2001 (được sửa đổi bổ sung năm 2009), Luật đê điều năm 2006, Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2001, Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001… là những văn bản liên quan đề cập tới trách nhiệm bảo vệ môi trường và trách nhiệm BTTH khi có hành vi xâm phạm môi trường.

Đặc biệt, với tư cách là nguồn luật chủ yếu của các ngành luật khác thì BLDS 2005 có đề cập đến trách nhiệm BTTH khi có hành vi xâm phạm môi trường, được quy định tại Điều 624, cụ thể như sau: "Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi" [28].

Ngoài ra với vai trò là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hội chủ nghĩa, góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế, bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi trường xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã dành hẳn chương XVII để quy định các tội phạm về môi trường, từ Điều 182 đến Điều 191a. Qua đó, pháp luật hình sự đã góp phần tích cực loại bỏ những yếu tố gây cản trở cho tiến trình đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Bên cạnh việc tích cực ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường, Việt Nam đã từng bước tham gia vào các Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Trong đó phải kể đến: Công ước về Luật biển; Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn; Công ước về kiểm soát, vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và tiêu hủy chúng (Công ước BASEL); Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (Công ước CITES); Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước (Công ước RAMSAR); Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tầu biển (Công ước MARPOL); Công ước về đa dạng sinh học… Việc phê chuẩn các Công ước này là cơ sở tiền đề quan trọng cho sự hội nhập của pháp luật Việt Nam với những tiêu chuẩn và quy phạm phổ biến của pháp luật quốc tế; điều chỉnh hoạt động của con người tác động vào tự nhiên, gây ảnh hưởng đến môi trường.

Chương 2

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm môi trường theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 41)