Ngƣời đƣợc bồi thƣờng

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm môi trường theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 70)

Người được bồi thường là người bị thiệt hại hoặc thân nhân của người bị thiệt hại, được xác định theo từng trường hợp cụ thể sau đây:

Nếu thiệt hại xảy ra do tài sản bị xâm hại thì người được bồi thường là người có tài sản bị thiệt hại.

Nếu thiệt hại xảy ra do sức khỏe bị xâm phạm thì người được bồi thường là bản thân nạn nhân, người đã bỏ ra các khoản chi phí để chăm sóc, phục hồi sức khỏe cho nạn nhân.

Nếu thiệt hại xảy ra do tính mạng bị xâm phạm thì người được bồi thường là người đã bỏ ra các khoản chi phí để điều trị trước khi nạn nhân chết, các khoản mai tang phí, thân nhân của nạn nhân được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần và tiền cấp dưỡng nếu họ là người mà nạn nhân có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống.

Qua quá trình nghiên cứu , theo dõi diễn biến mô ̣t số vụ việc liên quan tới hành vi xâm pha ̣m môi trường của Công ty TNHH Vedan , vụ ô nhiễm môi trường ở Thạch Sơn, Lâm Thao, Phú Thọ; Công ty TNHH San Miguel Pure Foods Việt Nam, vụ AB Mauri có thể nhận thấy rằng người đươ ̣c bồi thường ở đây chính là người nông dân nhưng thực tế khả năng tiến hành một vụ kiện mang tính tập thể, vì lợi ích chung của những người bị thiệt hại là không có nhiều hy vo ̣ng về hiê ̣u quả bồi thường . Luật hiện hành không ghi nhận loại kiện này, mà chỉ thừa nhận quyền kiện cáo theo luật chung về trách nhiệm dân sự: ai mất gì, thì phải nhân danh chính mình mà đòi lại. Giả sử tất cả nguyên đơn trong vụ Vedan đều ủy quyền cho một tổ chức nào đó, Hội Nông dân chẳng hạn, đứng đơn kiện thay mình, thì cũng không thể có một vụ kiện duy nhất: có bao nhiêu nguyên đơn, thì vẫn phải có chừng đó vụ kiện và người được ủy quyền phải đại diện cho từng nguyên đơn một, trong từng vụ. Chi phí xã hội cao do có nhiều vụ kiện cùng tính chất được lặp đi lặp lại một cách máy móc là không tránh khỏi.

Cũng theo luật chung, mỗi nguyên đơn phải chứng minh thiệt hại của riêng mình để được bồi thường trực tiếp, độc lập với yêu cầu bồi thường của nguyên đơn khác. Nhà chức trách công đã cam kết ủng hộ người bị thiệt hại

trong việc thiết lập căn cứ pháp lý khách quan cho yêu cầu bồi thường của họ. Nhưng hứa, thậm chí thật lòng muốn giữ đúng lời hứa, là một chuyện, thực hiện lại là chuyện khác. Trong khi đó, việc điều tra, giám định để xác định mối liên hệ nguyên nhân - hệ quả giữa hành vi xả chất thải và thiệt hại được ghi nhận là công tác kỹ thuật không hề đơn giản và rất tốn kém.

Theo quy định tại Điều 604, 624 BLDS 2005, Điều 4 Luật BVMT 2005 thì: cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, BLDS 2005 và Luật BVMT 2005 đều xác định chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là các tổ chức, cá nhân và các chủ thể khác có hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường.

Mô ̣t vấn đề đươ ̣c đă ̣t ra là cần phân biê ̣t người được bồi thường vớ i

người có quyền yêu cầu bồi thường. Về mặt lý thuyết, người được bồi thường đương nhiên là người có quyền yêu cầu bồi thường thiê ̣t ha ̣i . Trong thực tiễn, người có quyền yêu cầu bồi thường thiê ̣t ha ̣i có thể chia làm hai loa ̣i sau:

Thứ nhất là ngườ i có quyền yêu cầu BTTH về suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường.

Theo quy định tại Điều 17 Hiến pháp 1992, hầu hết các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các thành phần môi trường như đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời... đều thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý hoặc Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.

Theo quy định tại Điều 201 BLDS 2005 thì "Nhà nước Cộng hoà xã

hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước"[28].

Khoản 3 Điều 162 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: "Cơ quan, tổ chức

yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách" [30]. Do đó, về mặt nguyên tắc bảo vệ quyền sở hữu nói chung

(Điều 255 BLDS 2005), nhà nước với tư cách là chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi trái pháp luật gây ô nhiễm môi trường làm suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường BTTH.

Thứ hai, chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và lợi ích hợp pháp.

Theo quy định tại Điều 259 BLDS thì:

Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó; nếu không có sự chấm dứt tự nguyên thì có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan,tổ chức có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm [28].

Nếu hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu gây thiệt hại thì "Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi

Chương 3

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm môi trường theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)