và thiệt hại xảy ra
Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ phổ biến giữa các vật và hiện tượng. bằng cặp phạm trù này triết học duy vật biện chứng đã chỉ ra rằng trong quá trình phát sinh và phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên cũng như trong xã hội thì giữa chúng luôn có mối quan hệ nội tại, tất yếu. Tuy nhiên, xác định mối tương quan nhân quả trong quá trình phát sinh, phát triển của các sự vật, hiện tượng khác là một vấn đề hết sức phức tạp bởi một sự vật, hiện tượng xuất hiện có thể là kết quả của một sự vật hiện tượng khác nhưng cũng có thể là kết quả của nhiều sự vật, hiện tượng trong đó, vai trò, ý nghĩa của mỗi sự vật hiện tượng đối với sự xuất hiện của sự vật, hiện tượng mới là hoàn toàn khác nhau. Có sự vật, hiện tượng là nguyên nhân trực tiếp nhưng cũng có những sự vật, hiện tượng là nguyên nhân gián tiếp. Dựa vào mối liên hệ này, khoa học pháp lý nói chung và khoa học pháp luật dân sự nói riêng xác định rằng: chỉ những thiệt hại nào được coi là hậu quả (kết quả) tất yếu, không thể tránh khỏi của hành vi trái pháp luật thì người gây thiệt hại đó mới phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Trách nhiệm BTTH chỉ có thể được áp dụng khi xác định chính xác hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại. Thiệt hại thực tế xảy ra là kết quả của hành vi vi phạm pháp luật. Hoặc nói một cách khác, hành vi vi phạm pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Trong quá trình xác định trách nhiệm BTTH do làm ô nhiễm môi trường cần làm sáng tỏ mối quan hệ này.
Là một loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, trách nhiệm BTTH do làm ô nhiễm môi trường có một số điểm khác với trách nhiệm phát sinh từ nghĩa vụ hợp đồng như sau:
- Cơ sở của trách nhiệm BTTH trong lĩnh vực môi trường là các quy định của pháp luật về hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật của chủ thể, không cần có sự thoả thuận trước của các bên.
- Trong trách nhiệm BTTH do làm ô nhiễm môi trường việc thực hiện BTTH sẽ làm chấm dứt nghĩa vụ còn trong nghĩa vụ hợp đồng thì việc BTTH không làm cho người có nghĩa vụ được giải phóng khỏi trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ một cách thực tế như giao vật, thực hiện công việc…
- Trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực môi trường chỉ có trách nhiệm BTTH chứ không có hình thức phạt vi phạm.
- Trong trách nhiệm BTTH do làm ô nhiễm môi trường có trường hợp không có lỗi vẫn phải chụi trách nhiệm, nếu pháp luật có quy định.
Như vậy, khi đủ bốn điều kiện trên thì sẽ phát sinh trách nhiệm BTTH do xâm phạm môi trường. Pháp luật về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở nước ta còn nhiều hạn chế và bất cập. Các quy định về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực này mới chỉ dừng lại ở quy định chung mang tính nguyên tắc.