Trên cơ sở các nghiên cứu nêu trên , tác giả mạnh dạn đề xuất hướng nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật BTTH do làm ô nhiễm môi trường về các nội dung sau đây:
Thứ nhất, cần quy định về chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường trong
trường hợp thiệt hại là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường.
Thứ hai, xác định nguyên tắc phân chia trách nhiệm khi có nhiều
người cùng có hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây thiệt hại. Theo đó, khi có nhiều người cùng có hành vi xâm phạm môi trường thì tất cả phải bị
truy cứu theo pháp luật và cùng có trách nhiệm BTTH theo đúng mức độ hành vi gây thiệt hại của mình.
Thứ ba, cần quy định cụ thể về xác định thiệt hại đối với từng thành phần
môi trường.
Về mức độ thiệt hại đối với từng thành phần môi trường, BLDS 2005 và Luật BVMT hiện hành đã căn cứ vào các mức độ ô nhiễm, suy thoái môi trường trên cơ sở tiêu chuẩn môi trường để xác định mức độ thiệt hại từng thành phần môi trường, giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường nhưng Luật lại chưa lượng giá được các mức độ ô nhiễm môi trường một cách cụ thể. Do vậy cần sớm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Ví dụ hiện nay chúng ta đang quy định các cấp độ suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường tương ứng với các cấp độ ô nhiễm ở Điều 92 Luật BVMT 2005. Chúng ta có thể lượng giá các mức độ suy thoái bằng cách tính các chi phí bỏ ra để xử lý các chất ô nhiễm trong từng thành phần môi trường cho phù hợp với tiêu chuẩn môi trường ban đầu cộng với chi phí phục hồi hiện trạng môi trường liên quan.
Hơn nữa, việc quy định mức độ thiệt hại ở 3 cấp độ như Luật là quá nhiều điều đó dẫn đến những khó khăn và tốn kém cho việc xác định các cấp độ ô nhiễm, suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường.
Tác giả cho rằng để việc BTTH mang tính khả thi, thiệt hại do hành vi xâm phạm môi trường được tính để đòi bồi thường chỉ nên gồm 2 cấp độ là suy giảm nghiêm trọng và suy giảm đặc biệt nghiêm trọng, như vậy sẽ hợp lý hơn.
Một là, không phải thiệt hại nào xảy ra là đều gây thiệt hại mà có những
thiệt hại rất nhỏ chưa đặt ra trách nhiệm BTTH và đương nhiên khi đó cũng không đặt ra vấn đề xác định thiệt hại mà những thiệt hại nhỏ đó có thể áp dụng các biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường là được.
Hai là, để tiến hành xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường không phải
là vấn đề đơn giản, thậm chí rất phức tạp và tốn kém cả về người, về của, về khoa học và công nghệ. Nếu những thiệt hại nhỏ cũng tiến hành thiệt hại thì bên cạnh
việc mất thời gian của các bên tham gia mà kết quả xác định thiệt hại trong những trường hợp này không có nhiều ý nghĩa. Do vậy nếu không quy định Có suy giảm là một cấp độ của suy giảm chức năng tính hữu ích của môi trường thì chỉ còn 2 mức là rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Điều đó sẽ góp phần giảm nâng cao hiệu quả trong việc xác định thiệt hại đối với sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường và góp phần làm giảm chi phí xã hội cho những cuộc điều tra, xác định mức độ suy giảm chức năng và tính hữu ích của môi trường.
Thứ ba, hoàn thiện các quy định pháp luật về các căn cứ để xác định mức
độ thiệt hại. Cần làm rõ các vùng, các trung tâm hay khu vực bị ô nhiễm, thiệt hại và khu vực cận kề thiệt hại. Để làm rõ được căn cứ xác định mức độ thiệt hại, bên cạnh việc xác định phạm vi, giới hạn khu vực ô nhiễm còn căn cứ vào số lượng thành phần môi trường, loại hình sinh thái, giống loài bị suy giảm và mức độ thiệt hại của từng loài.
Thực tế cho thấy một hành vi làm ô nhiễm môi trường có thể gây thiệt hại cùng một lúc, hai hay nhiều thành phần môi trường. Mức độ thiệt hại đối với môi trường trong trường hợp này sẽ phụ thuộc vào số lượng nhiều hay ít các yếu tốt môi trường bị suy giảm. Số lượng các thành phần môi trường bị xâm hại càng lớn thì thiệt hại sẽ càng cao, hay đối với hệ sinh thái thì mức độ thiệt hại đối với môi trường càng lớn. Trong trường hợp này, Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm sẽ là một trong những cơ sở pháp lý giúp cho việc xác định mức độ thiệt hại đối với môi trường được dễ dàng hơn.
Ngoài ra, cần chú ý tới vấn đề tính toán chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường, tính toán chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại. Đối với tính toán thiệt hại thông qua chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại được hiểu là thiệt hại gây ra cho môi trường được tính bằng tổng chi phí cho các nguồn gây ô nhiễm để đạt ở mức được thải ra môi trường mà không gây ô nhiễm. Khi cơ sở đầu tư để xử lý chất thải thì sẽ không gây ô nhiễm môi trường, và tất nhiên sẽ không gây thiệt hại đối với môi trường. Như vậy, nếu môi trường
bị ô nhiễm, số thiệt hại ít nhất sẽ bằng tổng số chi phí để lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, xử lý nước thải để giữ cho môi trường ở mức bằng hoặc dưới mức tiêu chuẩn về chất lượng môi trường. Còn đối với tính toán thiệt hại môi trường thông qua chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường được hiểu là bên gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường một khoản bằng chi phí bỏ ra để xử lý ô nhiễm,để loại bỏ các yếu tố độc hại có trong thành phần môi trường như chi phí để xử lý cải tọa đất bị ô nhiễm, để phục hồi độ phì nhiêu của đất, chi phí để nạo vét kênh rạch, sông, hồ, làm sạch môi trường...
Căn cứ này được cho là khá khả thi nhưng lại chưa được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật để tiến hành áp dụng trong thực tiễn. Do vậy cần cụ thể hóa vấn đề này các căn cứ này trong việc áp dụng xác định thiệt hại với từng thành phần môi trường.
Về cách thức xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường, cần dựa trên cơ sở tính toán nồng độ, khối lượng các chất gây ô nhiễm trên tổng lượng thải, công suất của cơ sở gây ô nhiếm trong một ngày. Từ đó tính ra chi phí để xử lý các chất gây ô nhiễm đó đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường cộng với các chi phí ít nhất đủ để phục hồi hiện trạng môi trường đó chính là số tiền được BTTH. Còn nếu doanh nghiệp hoặc chủ thể gây ô nhiễm cho rằng họ không phải lúc nào cũng hoạt động và xả thải hết công suất hoặc gây ra thiệt hại cho ô nhiễm môi trường như trên thì họ phải chứng minh.
Bên cạnh hoàn thiện pháp luật về nội dung chúng ta cũng cần quan tâm đến pháp luật về tố tụng mà cụ thể ở đây là quy định về nghĩa vụ chứng minh. Theo Điều 79 BLTTDS hiện hành thì người nào có đơn yêu cầu thì người đó phải có nghĩa vụ chứng minh và người nào phản bác yêu cầu thì cũng phải chứng minh ngược lại. Theo tác giả, BLTTDS nên sửa đổi các quy định về nghĩa vụ chứng minh của người khởi kiện theo hướng người khởi kiện chỉ phải chứng minh thiệt hại của mình mà không bắt buộc phải có nghĩa vụ chứng minh rằng thiệt hại đó có phải do cơ sở A, B nào đó làm ô nhiễm môi trường gây ra và bao nhiêu. Nghĩa vụ
này sẽ do cơ sở có hành vi gây ra ô nhiễm môi trường phải chứng minh. Bởi như chúng ta biết thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường xảy ra là rất lớn và đặc biệt phức tạp, người dân khó có đủ khả năng có thể chứng minh được. Thực tế trên thế giới và cả nước ta trong một số lĩnh vực đã áp dụng phương pháp này như trong pháp luật vê sở hữu trí tuệ hay pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng. Do vậy cần nghiên cứu cách thức này trên cơ sở thực tiễn nước ta để đánh giá đúng về nó.
Xây dựng pháp luật về căn cứ tính toán thiệt hại cũng cần lưu ý đến kinh nghiệm của nước ngoài như nếu xác định thiệt hại về cây cối chúng ta có thể lưu ý đến phương pháp Koch của Đức, phương pháp này có nhiều điểm tương đồng với căn cứ tính toán chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường của nước ta. Còn nếu xác định thiệt hại đối với các loài động vật có thể tham khảo phương pháp quy ra khoản tiền cố định của Tây Ban Nha.
Liên quan đến thiệt hại do suy giảm chức năng và tính hữu ích của môi trường có vấn đề cần lưu ý là như chúng ta đã biết thiệt hại đối với suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường không chỉ là thiệt hại với môi trường mà thiệt hại đó còn ảnh hưởng (gây thiệt hại) cho tài sản, sức khỏe, tính mạng và các lợi ích hợp pháp khác của người dân. Để tránh sự tranh cãi lớn về vấn đề này chúng ta có thể xác định thiệt hại tối thiểu trên cơ sở tính hàm lượng, số lượng, khối lượng chất thải mà cơ sở gây ô nhiễm đã thải qua môi trường không xử lý và chi phí mà cơ sở đó phải bỏ ra để xử lý khối lượng chất thải đó phù hợp với tiêu chuẩn môi trường ban đầu. Đây là cơ sở quan trọng để yêu cầu mức BTTH tối thiểu, sau đó có thể tính đến các chi phí khác để xác định một cách chính xác mức độ thiệt hại như chi phí bỏ ra để cải tạo phục hồi môi trường; những tổn thất do không sử dụng được thành phần môi trường bị ô nhiễm, bị hư hại; những tổn thất dưới dạng các thu thập không nhận được (lợi nhuận bị mất đi); chi phí hành chính và chi phí kỹ thuật cho việc khảo sát, phân tích, đánh giá chất lượng môi trường nước và sau khi phục hồi, để xác định mức thiệt hại.
Với việc xác định trị giá thiệt hại tối thiểu tính bằng chi phí bỏ ra để xử lý tổng hàm lượng chất thải mà cơ sở sản xuất thải ra thì sẽ tránh được vấn đề là xác
định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi làm ô nhiễm môi trường với những thiệt hại cụ thể. Tuy nhiên, lại đặt ra vấn đề mức độ thiệt hại xảy ra trên thực tế có thể lớn hơn hoặc trong những trường hợp nhất định có thể nhỏ hơn so với chi phí bỏ ra để xử lý các chất gây ô nhiễm. Bởi kho môi trường bị ô nhiễm nó có thể tác động đến làm suy giảm chức năng tính hữu ích của môi trường và đến cả tài sản, sức khỏe của con người.
Do vậy căn cứ nêu trên là cơ sở để tính mức độ thiệt hại mà người gây ô nhiễm phải trả và để trả hợp lý thì còn căn cứ trên cơ sở những thiệt hại thực tế do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra như đã nêu ở trên. Còn trường hợp nếu xác định thiệt hại thực tế lại thấp hơn so với số tiền bỏ ra để xử lý ô nhiễm thì mức tiền bồi thường tối thiểu cũng phải bằng với chi phí bỏ ra để xử lý ô nhiễm. Bởi bên cạnh những thiệt hại có thể nhìn thấy, đo đếm được thì có những thiệt hại lâu dài khó đoán định. Do vậy khoản tiền thừa ra còn lại sẽ được sử dụng để cải tao, phục hồi môi trường.
Thứ tư, xây dựng một hệ thống phương pháp để xác định mức độ thiệt hại
do ô nhiễm môi trường gây ra bởi đây chính là cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với người có hành vi xâm phạm môi trường và là căn cứ xác định mức độ bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường mang lại.
Thứ năm, cần thiết sửa đổi quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu BTTH về môi trường. Theo quy định tại Điều 607 BLDS thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu BTTH là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (khoản 1 Điều 159 BLTTDS 2005).
Do tính chất đặc thù là thiệt hại trong lĩnh môi trường thường không dễ nhận biết; thiệt hại thường khó xác định một cách chính xác; thiệt hại khi
môi trường bị ô nhiễm bao gồm cả những thiệt hại trực tiếp, thiệt hại gián tiếp, thiệt hại trước mắt, thiệt hại lâu dài do thời gian ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường có thể tính bằng ngày nhưng cũng có những trường hợp phải tính bằng, tháng hoặc năm... nên việc xác định thời điểm quyền, lợi ích bị xâm phạm trong nhiều trường hợp là không dễ.
Có thể nhận thấy quy định về thời hiệu khởi kiện là 2 năm kể từ ngày quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm không bảo đảm quyền khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, không bảo đảm được nguyên tắc thiệt hại phải được bồi thường kịp thời được quy định trong BLDS.
Việc gây ô nhiễm môi trường của Vedan diễn ra liên tục, trong một thời gian dài nên người dân cũng sẽ gặp khó khăn khi phải chứng minh những thiệt hại thực tế phát sinh từ hai năm trở lại đây để buộc Vedan bồi thường.
Theo đại tá Phan Hữu Vinh, Cục phó Cục Cảnh sát môi trường Bộ Công an, đến nay một trong những tồn tại lớn nhất hậu Vedan là những thiệt hại của nông dân từ sau khi dòng sông Thị Vải bị ô nhiễm. Đáng tiếc, xác định trên cơ sở khoa học về những thiệt hại trong môi trường vẫn chưa rõ ràng. Nếu như các nhà khoa học có kết luận, đánh giá chi tiết về những tác động ảnh hưởng bởi chất thải của Vedan Việt Nam đối với sông Thị Vải, thì đây sẽ là cơ sở giúp người dân và Vedan thống nhất thương thảo.
Theo quy định tại Điều 159 BLTTDS được sửa đổi bổ sung năm 2011 thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, nếu thời hạn đó đã hết thì đương sự mất quyền khởi kiện. Đối với thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự có quan hệ pháp luật tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định tại chương XXI của BLDS năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu BTTH là 02 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm.
(Điều 607 BLDS, tiểu mục 6, mục I Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/ 2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).
Theo hướng dẫn tại tiểu mục 2.2 mục IV Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng thẩm phánToà án nhân dân tối cao thì ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm được xác định là ngày xảy ra hành vi vi phạm gây thiệt hại.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số vướng mắc về xác định thời hiệu khởi kiện khi Toà án thụ lý vụ án dân sự có quan hệ đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày xảy ra hành vi vi phạm