Các biện pháp liên quan nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bồi thương thiệt hại và xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm môi trường theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 107)

môi trường có hiệu quả

Để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về BTTH do làm ô nhiễm môi trường, tác giả luận văn xin đưa ra một số giải pháp sau đây:

Thứ nhất, tăng cường năng lực của các thiết chế liên quan đến giải quyết bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường.

Thứ hai, xác định vai trò của Ủy ban nhân dân các cấp trong quá trình

tham gia hoà giải, giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường.

Thứ ba, xác định cụ thể các tổ chức, cá nhân có hoạt động tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn cho môi trường phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.

Ngoài làm tốt các biện pháp xử lý về hành chính và hình sự thì Đảng và Nhà nước cần có quy định cụ thể để phân biệt rõ hơn hai loại trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi gây ha ̣i môi trường - trách nhiệm bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường . Cần phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại và khôi phục lại tình trạng môi trường bị ô nhiễm là hai loa ̣i trách nhiê ̣m pháp lý có bản chất hoàn toàn khác nhau mă ̣c dù chúng có liên quan chặt chẽ với nhau và người có hành vi gây ô nhiễm môi trường gây thiê ̣t ha ̣i phải đồng thời gánh chi ̣u hai loa ̣i trách nhiê ̣m này .

Trong quá trình xem xét và giải quyết tranh chấp đòi bồi thường thiê ̣t hại gây nên bởi ô nhiễm , hai loa ̣i thiê ̣t ha ̣i này nhất thiết phải được tính đô ̣c lâ ̣p, riêng rẽ với nhau để thuâ ̣n tiê ̣n cho viê ̣c xác đi ̣nh trách nhiê ̣m bồi th ường đối với từng đối tượng cụ thể .

Qua tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung, Bộ luật Dân sự nói riêng, nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường cần làm tốt một số nội dung chủ chốt sau đây:

Một là, cần phải xác định rõ việc khôi phục lại hiện trạng môi trường

như ban đầu là trách nhiệm hành chính hay trách nhiệm BTTH trong dân sự? Theo tác giả, trách nhiệm BTTH và trách nhiệm khôi phục tình trạng môi trường là hai trách nhiệm pháp lý khác nhau. Trách nhiệm BTTH là trách nhiệm dân sự, trách nhiệm này chỉ cấu thành khi có đủ 4 yếu tố có hành vi vi phạm; có thiệt hại xảy ra trên thực tế; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; có lỗi dù cố ý hay vô ý. Còn trách nhiệm khôi phục môi trường được áp dụng ngay khi chất lượng môi trường bị suy giảm do hành vi làm ô nhiễm môi trường hay sự cố môi trường. Người có hành vi làm ô nhiễm phải có trách nhiệm khôi phục ngay hiện trạng môi trường ngay cả khi hành vi này chưa gây thiệt hại trên thực tế.

Do đó có thể thấy trách nhiệm BTTH về môi trường có mối quan hệ nhất định với trách nhiệm khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm. Thông

thường, trong các quan hệ pháp lý khác có liên quan đến BTTH, người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra và được giải phóng khỏi quan hệ với người bị hại. Nhưng trong lĩnh vực môi trường, người làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thường phải thực hiện đồng thời cả hai biện pháp là khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm và BTTH về môi trường. Tác dụng chính của biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường là hạn chế, ngăn chặn phạm vi ảnh hưởng, khả năng lây lan ô nhiễm môi trường đồng thời làm giảm nhẹ những thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Tác dụng của BTTH là bù đắp những tổn thất về người, tài sản và những giá trị sinh thái đã mất. Trách nhiệm áp dụng các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường mang tính chất là một biện pháp cưỡng chế hành chính, do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quyết định, còn BTTH lại là một loại trách nhiệm dân sự có thể thỏa thuận và xác lập theo ý chí của các bên. Tuy nhiên, trong lĩnh vực môi trường hai loại trách nhiệm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và trong một số trường hợp có thể thay thế (chuyển hóa) cho nhau, đặc biệt là chỉ khi xuất hiện thiệt hại đối với môi trường tự nhiên mà không xuất hiện thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản của tổ chức, cá nhân. Nếu việc khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm, suy thoái do chính người bị hại tiến hành thì những chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại sẽ được tính trong tổng giá trị thiệt hại để đòi bồi thường. Còn trong trường hợp người có trách nhiệm BTTH đã tự mình thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm thì họ sẽ được giải phóng hoặc giảm trách nhiệm BTTH về môi trường.

Hai là, hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền của Nhà nước (các

cơ quan đại diện cho nhà nước) trong việc đòi BTTH. Dự thảo Nghị định hướng dẫn về xác định thiệt hại về suy giảm chức năng tính hữu ích do hành vi làm ô nhiễm môi trường cũng chưa quy định cụ thể về vấn đề này.

Theo khoản 2, Điều 56 BLTTDS và Phần I, mục 2 Nghị quyết 02 curu Hội đồng Thẩm phán TANDTC ngày 12-5-2006, cơ quan, tổ chức có quyền

khởi kiện vụ án dân sự (nguyên đơn), yêu cầu bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước phải có chức năng quản lý nhà nước và lợi ích yêu cầu bảo vệ phải thuộc lĩnh vực do mình phụ trách. Về phương diện quản lý nhà nước, các Điều 121, 122 Luật Bảo vệ môi trường quy định quyền hạn quản lý nhà nước về môi trường gồm Chính phủ, các bộ và Ủy ban nhân dân còn các Sở Tài nguyên - Môi trường (là cơ quan giúp việc). Tại Điều 62 của Luật này cũng ghi rõ khi có thiệt hại về môi trương, Ủy ban nhân dân tỉnh noi xảy ra thiệt hại có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan để điều tra, đánh giá thiệt hại và yêu cầu người gây thiệt hại phải bồi thường. Theo Bộ luật Dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự thì ba địa phương là Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh đều có quyền kiện, yêu cầu Vedan BTTH về môi trường.

Từ trước tới nay các cơ quan chức năng đã phát hiện hàng loạt vụ gây ô nhiễm nghiêm trọng nhưng thường chỉ phạt tiền, truy thu phí bảo vệ môi trường kèm biện pháp bổ sung buộc chấm dứt vi phạm và áp dụng nhiều biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng trên thực tế, biện pháp này đã không được các địa phương áp dụng thì việc các tỉnh, thành đứng đơn nguyên đưa người gây ô nhiễm ra tòa yêu cầu BTTH về môi trường, bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước có vẻ hoang tưởng. Ví dụ, Vedan bị lập biên bản vi phạm vào ngày 13-9-2008, nên ngày cuối cùng mà người dân (chủ thể của thiệt hại thứ hai) và nhà nước (chủ thể của thiệt hại về suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường) có thể khởi kiện là 12-9-2010 nhưng không thấy cơ quan nhà nước có trách nhiệm nào lên tiếng, tuyên bố đứng nguyên đơn kiện Vedan.

Ba là, nhiều người cùng gây thiệt hại cũng là tình trạng khá phổ biến

trong lĩnh vực môi trường. BLDS 2005 và Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định trong trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô nhiễm môi trường thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm phối hợp với các bên liên quan để làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế không dễ dàng xác định chính xác mức độ gây hại đến môi trường của từng

đối tượng. BTTH theo phần bằng nhau là giải pháp đã được pháp luật dân sự tính đến trong trường hợp này. Tuy nhiên, để đảm bảo sự công bằng trong áp dụng trách nhiệm BTTH về môi trường, tác giả cho rằng nếu người gây thiệt hại chứng minh được mức độ mà mình gây thiệt hại đối với môi trường là không đáng kể thì họ chỉ phải BTTH theo phần tương ứng với mức độ gây thiệt hại đó. Nghĩa vụ chứng minh thuộc về đối tượng gây thiệt hại sẽ giúp các tổ chức, cá nhân nâng cao hơn trách nhiệm bảo vệ môi trường cũng như nâng cao năng lực tự bảo vệ mình trong lĩnh vực này. Ngoài ra, cũng cần tính đến tình huống không áp dụng được trách nhiệm BTTH cho các đối tượng chỉ vì đơn giản thiệt hại môi trường là kết quả của hiện tượng tích tụ và cộng dồn các ảnh hưởng tới môi trường, trong khi từng đối tượng lại tác động không quá mức giới hạn tới môi trường...

Hơn nữa, nghĩa vụ chứng minh thuộc về đối tượng gây thiệt hại sẽ giúp các tổ chức, cá nhân nâng cao hơn trách nhiệm bảo vệ môi trường cũng như nâng cao năng lực tự bảo vệ mình trong lĩnh vực này. Ngoài ra, cũng cần tính đến tình huống không áp dụng được trách nhiệm BTTH cho các đối tượng chỉ vì đơn giản thiệt hại môi trường là kết quả của hiện tượng tích tụ và cộng dồn các ảnh hưởng tới môi trường trong khi từng đối tượng lại tác động không quá mức giới hạn tới môi trường...

Bốn là, thời hạn áp dụng trách nhiệm BTTH trong lĩnh vực môi

trường cũng là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời đã trở thành nguyên tắc luật định song trong lĩnh vực môi trương do giá trị của các thiệt hại về môi trường thường rất lớn và khó xác định nên trong tuyệt đại đa số các trường hợp việc áp dụng trách nhiệm bồi thường toàn bộ và kịp thời các thiệt hại là điều khó có thể thực hiện được. Pháp luật cần có các quy định mang tính linh hoạt hơn trong lĩnh vực này. Chẳng hạn như người gây thiệt hại đối với môi trường có thể bồi thường một lần hoặc nhiều lần trong khoảng thời gian tối đa một số năm nhất định nào đó kể từ ngày áp dụng trách nhiệm BTTH.

Bên cạnh đó cũng cần cân nhắc đến các quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại như đã nói ở trên. Theo quy định của BLDS thì thời hạn này là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm hại. Song cũng cần tính đến trong lĩnh vực môi trường, ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại không hoàn toàn trùng khít với ngày phát sinh thiệt hại trên thực tế. Thiệt hại đối với người bị nhiễm chất phóng xạ, nhiễm hóa chất độc hại là những ví dụ điển hình. Nên chăng pháp luật môi trường cần hướng tới việc quy định thời hạn khởi kiện gắn với ngày mà thiệt hại thực tế xảy ra và cần có khoảng thời gian dài hơn 2 năm.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm môi trường theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)