Du lịch Việt Nam trong đó có du lịch Ninh Bình phát triển trong môi trường nhiều biến động khó lường về kinh tế, chính trị, thời tiết...ở phạm vi toàn cầu. Đặc biệt cuộc suy thoái kinh tế hiện nay trên thế giới là một trong những khó khăn, thách thức lớn của ngành du lịch cả nước nói chung và du lịch tỉnh Ninh Bình nói riêng. Cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt; trình độ phát triển kinh tế của đất nước, mức sống của người dân nhìn chung còn thấp so với nhiều nước trong khu vực, ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Tài nguyên, môi trường du lịch bị xuống cấp do những bất cập trong quản lý, bảo vệ và khai thác và nhiều nguyên nhân khác (như tai biến tự nhiên, cháy rừng...). Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch chưa đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của du lịch. Việc đầu tư phát triển du lịch còn thiếu trọng tâm, trọng điểm, thiếu vốn, chưa hiệu quả; chính sách về đầu tư chưa thực sự hấp dẫn mọi nguồn lực xã hội vào đầu tư phát triển du lịch. Công tác xây dựng, chỉ đạo, quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch còn chồng chéo; hệ thống các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến phát triển du lịch thiếu đồng bộ; kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, người lao động trong lĩnh vực du lịch còn nhiều hạn chế.
Nguyên nhân khách quan: Nền kinh tế nước ta phát triển chưa cao, trình độ khoa học - công nghệ còn rất hạn chế. Đây là một thách thức đặc biệt lớn đối với hoạt động quản lý, điều hành của Nhà nước về kinh tế nói chung và hoạt động du lịch nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Cơ chế, chính sách, pháp luật chung liên quan đến phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng có mặt chậm sửa đổi, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và
thiếu thông thoáng; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch còn chậm, chưa kịp thời, gây khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nước về du lịch ở các địa phương. Mặt khác, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực khác nhau.
Nguyên nhân chủ quan: Một số cấp ủy đảng và chính quyền trong tỉnh chưa coi trọng và quan tâm đúng mức đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn. Nhận thức về vị trí của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn hạn chế, nên nhiều nơi, nhiều đơn vị trong tỉnh còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chưa năng động, sáng tạo, chưa quan tâm tạo môi trường thuận lợi cho du lịch phát triển, chưa chú trọng huy động các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch. Nội dung, phương thức và phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật du lịch cho cộng đồng dân cư trên địa bàn còn nghèo nàn, đơn điệu và chưa phù hợp với điều kiện thực tế ở tỉnh... Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh chưa được xây dựng. Mối quan hệ phối hợp trong quản lý quy hoạch du lịch giữa các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh có mặt thiếu chặt chẽ. Nguồn vốn nhà nước dành cho đầu tư và hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch còn thấp, trong khi đó việc phân bổ vẫn còn thiếu tập trung, dẫn đến tình trạng đầu tư phân tán, nhỏ lẻ, các dự án đầu tư bị chậm tiến độ. Điều này cùng với việc thiếu cương quyết trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cho hoạt động đầu tư và những bất cập về thủ tục hành chính đối với kinh doanh nói chung, hoạt động du lịch nói riêng, đã và đang ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến môi trường thu hút đầu tư ở tỉnh, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch thay đổi quá nhanh do sáp nhập, chia tách nhiều lần, thiếu tính ổn định nên không đảm bảo tính liên tục trong quản lý, hiệu lực quản lý chưa cao, nhất là bộ máy quản lý nhà nước về
du lịch ở cấp huyện, thị xã. Quyền hạn, trách nhiệm cũng như lợi ích của các cấp, các ngành trong việc cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển du lịch vào điều kiện cụ thể ở địa phương cũng như trong việc ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền và trong việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách đó chưa được làm rõ. Sự phối kết hợp trong quản lý hoạt động du lịch giữa các cơ quan chức năng của tỉnh chưa thật sự chặt chẽ trong khi đó lại chưa phân định được một cách rõ ràng trách nhiệm và lợi ích của các ngành, các cấp và cộng đồng dân cư trong quản lý các hoạt động du lịch tại các khu, điểm du lịch. Trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành du lịch của tỉnh còn nhiều bất cập. Công tác quản lý cán bộ, quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh, nhất là đội ngũ cán bộ kế cận, tuy có được quan tâm nhưng chưa thường xuyên. Bên cạnh đó, các chính sách tiền lương, chính sách đãi ngộ cán bộ, chính sách thu hút nhân tài chậm được ban hành hoặc chưa được chú trọng thực hiện. Công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch còn chấp vá, thiếu hệ thống. Mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo nghề du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong phát triển nguồn nhân lực chưa chặt chẽ. Công tác tạo lập sự liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch và xây dựng hệ thống đảm bảo thông tin du lịch chưa được các cấp chính quyền quan tâm đầu tư đúng mức. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch chưa chuyên nghiệp; sản phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu; hình thức quảng bá kém hấp dẫn; diện quảng bá hẹp. Phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch chưa được xác định rõ ràng. Phương thức, trình tự thanh tra, kiểm tra bộc lộ nhiều hạn chế, chưa tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, gây ra sự chồng chéo và phiền hà cho các doanh nghiệp.
Tóm lại: Chương 2 cho chúng ta thấy toàn cảnh về Du lịch Ninh Bình và Quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Ninh Bình. Thể hiện tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hóa và các tập tục lễ hội văn hóa đậm chất Việt Nam. Với những lợi thế đó, tỉnh Ninh Bình đã có chính sách quản lý du lịch phù hợp với sự phát triển, nâng tầm du lịch địa phương, giúp cho ngành công nghiệp du lịch Ninh Bình đáp ứng sự phát triển chung của du lịch quốc gia. Bên cạnh những mặt đã đạt được, Du lịch Ninh Bình còn hạn chế nhiều mặt, chủ trương chính sách phát triển du lịch chưa rõ ràng, quy hoạch các khu du lịch chồng chéo, thay đổi phá vỡ các quy hoạch du lịch dài hạn, chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành du lịch chưa được quan tâm đúng mức, chưa quyết liệt trong thay đổi nhận thức của dân về vấn đề bảo vệ môi trường đảm bảo phát triển bền vững. Để khắc phục tình trạng hiện nay, cần phải có những giải pháp đồng bộ mang tính phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và người dân, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong phát triển du lịch bền vững tại địa phương.
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH NINH BÌNH
3.1.1. Định hướng chung về phát triển du lịch
Thế giới trong những năm đầu của thế kỷ XXI đang có những biến đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị và xã hội; Xu thế toàn cầu hóa và hợp tác phát triển tăng lên, đòi hỏi phải có sự thay đổi phạm vi, chức năng và cấu trúc của các tổ chứctoàn cầu như Liên hợp quốc (UN), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)...;nhu cầu du lịch tăng mạnh, du lịch thế giới phát triển với xu thế chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới, khu vực Đông Nam Á đ ến năm 2020 sẽ đón khoảng 125 triệu lượt khách quốc tế, mức tăng trưởng bình quân lượng khách quốc tế đến khu vực giai đoạn đến năm 2010 là 6%/năm. Bối cảnh đó tạo cơ hội thuận lợi để du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Ninh Bình nói riêng phát triển theo hướng hội nhập ngang tầm khu vực và quốc tế. Thực tế cho thấy, sự phát triển của du lịch thế giới hiện nay đang diễn ra theo các xu hướng sau đây:
Một là, du lịch thế giới đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến. Điều này là do các nguyên nhân chủ yếu sau: Đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Ở các nước phát triển du lịch trở thành tiêu chuẩn để đánh giá mức sống và chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội; Mạng lưới và phương tiện giao thông ngày càng được hoàn thiện, nhất là phương tiện hàng không ngày càng phát triển đã tạo cho khách du lịch có nhiều thời gian nghỉ ngơi, tham quan; Xu hướng hòa bình thế giới ngày càng
trên thế giới ngày càng mở rộng; Sự đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến các thủ tục thị thực, hải quan... đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch thực hiện các chuyến du lịch của mình.
Hai là, có sự thay đổi hướng đi của khách du lịch quốc tế. Nếu như trong những năm cuối thế kỷ XX nguồn khách du lịch tập trung vào các nước thuộc Châu Âu và Mỹ thì sang những năm đầu thế kỷ XXI khách du lịch lại tìm đến những nước đang phát triển thuộc Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có các nước thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Điều này mở ra cho các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương triển vọng to lớn cho việc phát triển du lịch. Trong báo cáo năm 2005 "Triển vọng du lịch toàn cầu 2020", Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc dự báo ngành du lịch Châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng trung bình 6,5% hàng năm trong 15 năm tới (tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của ngành du lịch thế giới trong thời gian này là 4,1%). Ba là, cơ cấu chi tiêu của khách du lịch quốc tế có sự thay đổi. Những năm trước đây, phần chi tiêu của khách du lịch chủ yếu dành cho việc ăn, ở, đi lại... thì nay việc chi tiêu của du khách phần lớn tập trung cho việc mua sắm hàng hóa, đồ lưu niệm, tham quan, giải trí... Bốn là, việc lựa chọn các loại hình du lịch của khách du lịch quốc tế cũng thay đổi. Hiện nay, khách du lịch có xu hướng lựa chọn các loại hình như: Du lịch bằng máy bay tư nhân, bằng thuyền buồm. Đối với những du khách khá giả, các chuyến bay thương mại đang trở thành quá khứ, bởi họ quan tâm tới tiện nghi riêng hơn là giá cả chuyến bay. Những du khách giàu có thích thuê những chiếc thuyền buồm bởi tính sang trọng và khả năng có thể thay đổi lộ trình theo ý muốn của mình; Du lịch gia đình với việc đi nghỉ chung của các thế hệ khác nhau trong một gia đình; Du lịch không mang theo con cái; Du lịch cùng với đoàn tùy tùng
(những chuyến du lịch mang theo bảo mẫu, gia sư, đầu bếp... của các nhân vật nổi tiếng); Du lịch lều trại, du lịch sinh thái.
Ba là Việt Nam nằm trong vùng phát triển kinh tế được đánh giá vào loại năng động nhất thế giới. Nền kinh tế không ngừng phát triển, GDP bình quân hàng năm tăng (Việt Nam tiếp tục được xếp là nước có tốc độ phát triển kinh tế cao trong khu vực châu Á, đứng thứ 2 sau Trung Quốc); cơ cấu kinh tế đang chuyển đổi nhanh sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; kết cấu hạ tầng ngày càng được đầu tư phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; nhận thức du lịch thay đổi theo hướng tích cực; nhu cầu du lịch tăng nhanh. Hệ thống pháp luật đang từng bước được hoàn thiện mà điển hình là sự ra đời của Luật Du lịch năm 2006 đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi để phát triển du lịch; Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập với việc gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đã, đang và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển. Việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào đầu năm 2007 sẽ tạo ra ba cơ hội lớn cho ngành du lịch trong tương lai: Sự tăng trưởng mạnh của dòng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam; Tăng sự thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào du lịch để phát triển hạ tầng, nâng cao năng lực phục vụ khách trong và ngoài nước, đặc biệt là du lịch MICE, “MICE là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác. MICE - viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm). Tên đầy đủ tiếng Anh là Meeting Incentive Conference Event. Bởi vậy các đoàn khách MICE thường rất đông (vài trăm khách) và đặc biệt mức chi tiêu cao hơn khách đi tour bình thường (do Ban tổ chức các hội nghị quốc tế bao giờ cũng đặt phòng cho khách ở khách sạn 4 - 5 sao, dịch vụ cao, tour sau hội nghị phải thiết kế chuyên biệt theo yêu cầu…). MICE hiện là loại
hình du lịch mang lại nguồn thu rất lớn cho ngành du lịch ở các nước” (nguồn http://www.meetinvietnam.vn/vn/c5- du- lich- mice- la- gi.html ).; Nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, việc bỏ chế độ VISA đối với công dân một số nước ASEAN và Nhật Bản, việc mở thêm các đường bay Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam - Hàn Quốc.v.v... cũng góp phần thu hút thêm khách du lịch các nước nói trên đến Việt Nam. Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, an ninh đảm bảo; đất nước, con người Việt Nam mến khách; là điểm đến an toàn, thân thiện đối với khách du lịch quốc tế. Ngành du lịch tỉnh Ninh Bình được sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan Trung ương.
Mục tiêu của công cuộc phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta là: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Điều đó cho thấy, kinh doanh du lịch cũng như các ngành kinh doanh khác, ngoài việc đảm bảo lợi nhuận nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế chung của đất nước, còn phải bảo đảm an ninh quốc gia và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Hơn nữa, đây cũng chính là điều kiện cơ bản cho việc phát triển du lịch bền vững và lâu dài.
Phát huy triệt để nội lực, đồng thời tranh thủ tối đa ngoại lực để tạo sự đột phá, tăng tốc phát triển kinh tế du lịch của địa phương. Phát triển du lịch với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và có sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế vào hoạt động du lịch và sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động du lịch là hai mặt thống nhất của một vấn đề: vừa huy động được nhiều nguồn lực, vừa làm cho du lịch nước ta