Các nhân tố khác

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình (Trang 33)

Những nhân tố này tác động một phần không nhỏ đến chính sách phát triển, nhu cầu, tiềm năng của du lịch. Trước tiên là chính sách phát triển của Đảng và nhà nước dành cho du lịch, với cơ chế tạo điều kiện cho các địa phương có tiềm năng du lịch phong phú, có thể tạm ứng hoặc đầu tư kinh phí cùng với địa phương hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ chế chính sách phát triển du lịch. Như ở Ninh Bình hiện nay, UBND tỉnh tạo mọi điều kiện cùng doanh nghiệp bắt tay xây dựng hoàn thiện khu du lịch tâm linh núi chùa Bái Đính và khu du lịch danh thắng Tràng An. Ngoài ra, điều kiện tự nhiên, khí hậu ở Ninh Bình là điều kiện thuận lợi áp dụng du lịch nghỉ dưỡng, Nhà nước đã có chính sách khác biệt để điều hành quản lý theo điều kiện du lịch nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, vẫn còn những mâu thuẫn nội tại trong quản lý du lịch, gây ra những tác hại nghiêm trọng cho sự phát triển nguồn lực, như phát triển ngành công nghiệp nặng trong phân vùng du lịch gây ô nhiễm môi trường du lịch, khói bụi gây mất mỹ quan bộ mặt những khu du lịch nổi tiếng, tất nhiên điều này không thể tránh khỏi đối với nền kinh tế nước ta mới chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nguồn lực con người của từng địa phương với ý thức tiểu nông, đi lên từ con trâu, cái cày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển du lịch, gây khó khăn đối với sự quản lý của nhà nước. Trình độ chuyên môn của cán bộ làm quản lý du lịch chưa sâu, thiếu kinh nghiệm trong điều hành, thiếu chuyên nghiệp trong ứng xử, ảnh hưởng không nhỏ đến du lịch của địa phương. Đặc biệt, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của các khu du lịch hiện nay rất thiếu, không đáp ứng đủ nhu cầu du lịch của khách du lịch, sự thiếu an toàn trong quá trình vận hành, tùy tiện khi sử dụng ảnh hưởng lớn đến tâm lý khách du lịch.

Tóm lại: Toàn bộ nội dung chương 1 đã được trình bày khái quát về nội dung của du lịch, các hoạt động du lịch của khách du lịch. Qua đó, chúng ta thấy được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của du lịch đối với nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế nước ta nói riêng. Từ vị trí, vai trò quan trọng của du lịch đối với quốc kế dân sinh, phù hợp với sự phát triển đời sống tinh thần của người dân, du lịch cần phải được quản lý, kiểm soát, hoạt động du lịch đã được thể chế hóa thông qua đạo luật của nhà nước. Luật Du lịch số 44/2005 QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại điều 10 đã quy định 9 nội dung về quản lý nhà nước về du lịch. Phân cấp quản lý nhà nước về du lịch thuộc cấp tỉnh được quy định tại điều 29, 30 luật Du lịch 2005. Thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với các hoạt động du lịch, đưa hoạt động du lịch vào khuôn khổ của Nhà nước và quyết tâm phát triển bền vững ngành kinh tế trọng điểm này.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH

2.1. TIỀM NĂNG, THẾ MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH NINH BÌNH 2.1.1. Điều kiện tài nguyên - thiên nhiên

Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu: Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, nằm ở vị trí cửa ngõ cực nam của tam giác châu thổ sông Hồng và miền Bắc, nơi có nhiều danh lam thắng cảnh gắn với vùng đất là kinh đô của Việt Nam thế kỷ X với nhiều di tích lịch sử. Trong quy hoạch phát triển vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ, Ninh Bình được ưu tiên phát triển thành một trung tâm du lịch. Tỉnh phấn đấu trở thành thành phố du lịch. Ninh Bình cùng với Hạ Long là hai đỉnh cạnh đáy của tam giác châu thổ sông Hồng, với địa hình karst được các biến đổi địa chất theo thời gian và phù sa bồi đắp tạo cho Ninh Bình một "Hạ Long trên cạn" với vô số các hang động, đầm hồ, núi ngập nước có giá trị phát triển du lịch. Ninh Bình hội tụ đầy đủ các yếu tố của một Việt Nam thu nhỏ: có rừng, núi, sông, biển với các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới, khu du lịch quốc gia. Ninh Bình là mảnh đất giàu tiềm năng du lịch văn hóa vì đây từng là kinh đô của Việt Nam ở thế kỷ X, nơi phát tích ba triều đại Đinh - Lê - Lý mà bằng chứng để lại là hàng loạt các đền chùa, đình đài, di tích lịch sử. Trong kháng chiến chống ngoại xâm nơi đây có phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, chiến khu Quỳnh Lưu, hành cung Vũ Lâm thời Trần và là địa bàn trọng yếu của chiến dịch Hà Nam Ninh lịch sử.

Ngoài ra, Ninh Bình có lợi thế về địa lý: cửa ngõ miền Bắc, nằm trên hệ thống giao thông xuyên Việt với nhiều dự án cao tốc được triển khai. Sự phát triển du lịch Ninh Bình nằm trong tổng thể phát triển du lịch của Việt

Hà Nội nên không bị tính mùa vụ trong du lịch chi phối. Sức ép đô thị mạnh mẽ của Hà Nội và các tỉnh châu thổ sông Hồng cũng tạo cho Ninh Bình một lợi thế to lớn phát triển du lịch cuối tuần.

Hình 2.1 Bản đồ du lịch tỉnh Ninh Bình

(Nguồn: http://www.dulichbaidinh.com/Home/ban- do- du- lich- tour- du- lich- tai- ninh- binh/54/ban- do- du- lich- ninh- binh.aspx)

Khí hậu Ninh Bình: Ninh Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9; mùa đông khô lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau; tháng 4, tháng 10 là mùa xuân và mùa thu, tuy không rõ rệt như các vùng nằm phía trên vành đai nhiệt đới. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.700- 1.800 mm; Nhiệt độ trung bình 23,5 °C; Độ ẩm tương đối trung bình: 80- 85%; rất thích hợp cho việc tham

quan, du lịch và thưởng ngoạn phong cảnh nên thơ, hữu tình của du khách trong và ngoài nước.

Khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới ẩm nên thích hợp cho phát triển rừng tự nhiên, tạo lá phổi xanh cung cấp nguồn không khí thiên nhiên trong sạch, đáp ứng cho nhu cầu phát triển du lịch Ninh Bình. Theo số liệu thu thập được. diện tích rừng tự nhiên ở Ninh Bình đầu thập kỷ 90 là 11.275 ha, so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình chiếm tỷ lệ gần 50%. Diện tích rừng lớn, tạo môi trường cân bằng cho các loại động thực vật phát triển, giúp Ninh Bình có được Vườn quốc gia Cúc Phương nổi tiếng cả nước. Rừng đặc dụngTỉnh Ninh Bình là vị trí thuận lợi, an toàn cho các loại động thực vật sinh sôi, phát triển với 10.400 ha chiếm tỷ lệ 45% diện tích. Tuy nhiên, rừng phòng hộ lại có diện tích nhỏ, từ đó có thể thấy được sự khai thác tùy tiện, chưa có kế hoạch tái tạo nguồn tài nguyên quý hiếm “rừng vàng, biển bạc” này. Trữ lượng gỗ cung cấp cũng rất lớn 55.913 m3 chiếm gần 20% lượng gỗ trong khu vực, được thể hiện trong bảng so sánh dưới đây.

Bảng 2.1 Diện tích rừng tự nhiên ở Ninh Bình

Đơn vị tính: Ha

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch Ninh Bình 2009 - Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình)

Hạ tầng dịch vụ du lịch: Khu du lịch nghỉ dưỡng Ana Mandara Ninh Bình tọa lạc trên khu đất rộng 16,2 ha gần khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long,

Diện tích Khu vực Rừng tự nhiên Rừng phòng hộ Tỷ lệ % Rừng đặc dụng Tỷ lệ % Trữ lượng gỗ (m3) Đồng bằng sông Hồng 22.718 8.314 37,0 11.000 48,0 298.099 Tỉnh Ninh Bình 11.275 875 8,0 10.400 45,38 55.913

170 phòng ngủ đạt tiêu chuẩn 4 sao, 116 phòng standards, 36 phòng Delux e và 10 phòng Duplex suite. Ngoài ra dự án còn có hệ thống nhà hàng, bar, trung tâm spa và thể dục, 2 hồ bơi, sân tennis, khu tổ chức sự kiện, phòng hội thảo và khu giữ trẻ. Cucphuong Orion Resort là khu nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Cúc Phương, được xây dựng trên diện tích gần 100 ha, bao gồm một tổ hợp giải trí, nghỉ dưỡng và cư trú nhiều tiện ích là Cucphuong Resort và Cucphuong Villas. Khu du lịch nghỉ dưỡng nằm vị trí liền kề với rừng Cúc Phương. Sản phẩm là nước khoáng nóng Cúc Phương, Bùn khoáng thiên nhiên và Bộ sưu tập đá cổ sinh, gỗ hóa thạch. Cucphuong Villas là khu biệt thự nghỉ dưỡng sinh thái. Cucphuong Resort là khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe. Hệ thống khách sạn của Cucphuong Resort bao gồm 36 phòng nghỉ bungalow. Khu nghỉ dưỡng Life Wellnesss Resort Ninh Bình gồm 74 phòng. Xung quanh khu đất 5 ha của khu nghỉ dưỡng bao gồm bungalow, tòa nhà, khu spa, hồ bơi, nhà hàng, sân vườn và hồ sen là vùng đệm rộng khoảng 20 ha gần đền Thái Vi - khu du lịch Tam Cốc - Bích Động.

Nhìn vào số liệu báo cáo thống kê cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian 10 năm từ 2002 đến 2012 và phân bổ cho các địa giới hành chính huyện, thị xã, thành phố ta có thể thấy trong 10 năm, số lượng nhà hàng khách sạn đã tăng trưởng rất lớn, cùng với đó là số lượng phòng ngủ và số giường tăng lên để đáp ứng nhu cầu của người dân trong các dịp lễ hội lớn như lễ hội chùa Bái Đính thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Lễ hội vua Đinh, Lê thu hút đông đảo người dân trên khắp đất nước về cầu quốc thái dân an, sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Bảng 2.2 Sự phát triển hạ tầng du lịch trong 10 năm 2003- 2012

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch Ninh Bình 2012- Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Ninh Bình)

ĐV hành chính Khách sạn Phòng nghỉ Giường

2002 2012 2002 2012 2002 2012

Thành phố Ninh Bình 34 324 507 4568 916 8908

Thị xã Tam Điệp 12 154 137 589 222 786

Huyện Yên Mô 4 24 21 98 29 126

Huyện Nho Quan 4 34 117 536 228 1280

Huyện Hoa Lư 11 98 105 765 152 857

Huyện Gia Viễn 5 26 111 324 119 387

Huyện Kim Sơn 3 17 20 134 30 122 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dịch vụ giải trí - mua sắm: Thành phố Ninh Bình là nơi có nhiều địa chỉ mua sắm như: Siêu Thị Big C; Siêu thị Kiên Anh; Siêu thị Đông Thành; Chợ Rồng Ninh Bình và một số địa chỉ mua sắm khác. Các khu giải trí, Resort Ninh Bình: Club Number One City, Trung tâm giải trí Royal chiếu phim 5D, Massage Kinh Đô, Massage Hương Trà, Khu nghỉ dưỡng tắm ngâm nước khoáng Kênh Gà, Làng Du lịch Quốc tế Vạn Xuân, Trung tâm thương mại Ninh Bình, trung tâm giải trí Tràng An, làng quần thể du lịch Ninh Bình, sân Golf 54 lỗ hồ Yên Thắng, Nhà hàng Xanh, khu resort Vân Long v.v... Các công viên lớn ở Ninh Bình gồm công viên núi Non Nước, núi Kỳ Lân, công viên sông Vân, công viên văn hóa Tràng An và công viên hồ Đồng Chương. Các công trình văn hóa, giải trí gồm: Sân vận động Ninh Bình, Nhà thi đấu Ninh Bình, Nhà hát Chèo Ninh Bình, Quảng Trường Đinh Tiên Hoàng Đế..

Điều kiện kinh tế trong phát triển du lịch Ninh Bình: Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, hơn 20 năm qua, từ năm 1986 đến nay tỉnh Ninh Bình cũng hòa nhập với sự đổi mới chung của đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền các cấp, cùng với sự nỗ lực vươn lên làm giàu chính đáng của người dân, kinh tế của tỉnh đã có những bước tăng trưởng khá và toàn diện, các lĩnh vực văn hóa, xã hội và đời sống của người dân trong tỉnh ngày càng được cải thiện và tiến bộ. Theo báo cáo tổng kết tình hình thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình của UBND tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn năm 2002-2012, có thể thấy: Giai đoạn 2002 - 2006, tăng trưởng kinh tế đạt 11,9%/năm, gấp gần 1,3 lần giai đoạn 1996 - 2000, cao hơn mức bình quân chung cả nước (7,5%) và có bước cải thiện rõ rệt về chất lượng tăng trưởng. Giai đoạn 2006 - 2012, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 16,5%. Tăng trưởng bình quân của giá trị sản xuất các ngành đạt cao: Nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 4,3%; công nghiệp - xây dựng đạt 24,1 % và dịch vụ đạt 19,5%. Bình quân

GDP/người năm 2005 gấp 2,1 lần năm 2000, đạt 5,6 triệu đồng. nhưng chỉ bằng 53% so với mức chung của cả nước và bằng 54,2% của vùng đồng bằng sông Hồng. Giai đoạn 2006 - 2012, GDP/người tăng mạnh do quy mô nền kinh tế tăng nhanh và thực hiện tốt chủ trương phát triển dân số hợp lý, đến 2012 đạt trên 20,6 triệu đồng, gấp 3,7 lần so với năm 2006, bằng 92% bình quân vùng đồng bằng sông Hồng và bằng 94% bình quân chung cả nước. Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu và suy giảm kinh tế trong nước đã ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội địa phương trong những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế năm 2009 thấp xuống, chỉ đạt 15,4% (thấp nhất trong giai đoạn) nhưng hiện nay đang được phục hồi, tạo tiền để để tiếp tục tăng cao trong các năm tiếp theo.

Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 32,9%/năm giai đoạn 2002- 2006; giai đoạn 2006 - 2012 tăng bình quân trên 40,7%/năm, năm 2012 thu ngân sách đạt 3.046,8 tỷ đồng, gấp 5,6 lần so với năm 2006 qua đó đưa Ninh Bình trở thành tỉnh có mức thu khá trong cả nước. Tuy nhiên, thu chưa đáp ứng được nhu cầu chi (năm 2012 chi ngân sách khoảng 5.300 tỷ VNĐ). Tổng vốn đầu tư xã hội: Giai đoạn 2006 - 2012 tốc độ tăng vốn bình quân 47,7%/năm, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 52.150 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần so với giai đoạn trước. Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP tăng từ 20,2% năm 2002 lên 103,1% năm 2012. Nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 90% tổng vốn đầu tư, giữ vai trò chủ đạo để phát triển kinh tế - xã hội, vốn đầu tư nước ngoài còn rất hạn chế. Kinh tế - xã hội 2011 - 2015 của cả nước và Dự thảo Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của vùng đồng bằng sông Hồng. Như vậy, thành tựu kinh tế 2002 - 2012 cơ bản đạt và vượt so với mục tiêu đề ra trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ninh Bình đến năm 2012.

2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Di tích lịch sử - văn hoá: Khu di tích lịch sử văn hoá Cố đô Hoa Lư được công nhận là di tích đặc biệt quan trọng quốc gia với 47 di tích trong đó nổi bật là: Đền Vua Đinh Tiên Hoàng, lăng mộ Vua Đinh, đền thờ và lăng mộ Vua Lê Đại Hành, nhà bia tưởng niệm Vua Lý Thái Tổ, đền thờ Công chúa Phất Kim, đền thờ thần Quý Minh, phủ Khống, phủ Đột, động Hoa Lư, núi Mã Yên, bia Câu Dền, sông Sào Khê, phủ Đông Vương, phủ Vườn Thiên,... Khu văn hóa tâm linh núi chùa Bái Đính với chùa Bái Đính cổ (có đền thánh Nguyễn Minh Không, các hang động thờ Mẫu, thờ Phật, thờ Thần Cao Sơn…) và khu chùa Bái Đính mới với 5 tòa lớn hội tụ nhiều kỷ lục Việt Nam dọc theo sườn núi. Quần thể nhà thờ Phát Diệm với 9 nhà thờ có kiến trúc độc đáo kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, là kỳ quan thiên chúa giáo hấp dẫn ở Ninh Bình. Các di tích văn hóa khác: phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, đồn Gián Khẩu, các đền thờ: Trương Hán Siêu, Nguyễn Công Trứ,

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình (Trang 33)