Nguồn lao động và hoạt động kinh doanh du lịch

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình (Trang 64)

Tính đến năm 2012 có 5.800 người tham gia vào hoạt động du lịch. Trong đó lao động do chuyên nghiệp là 685 người chiếm 11,8%, số còn lại là lực lượng lao động không chuyên nghiệp là cư dân địa phương tham gia vào du lịch lúc nông nhàn và bán thời gian. Trong số những người dân địa phương làm du lịch thì khoảng 25% là sống bằng nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh du lịch. Số lao động có chuyên môn nghiệp vụ về Du lịch còn thấp (chiếm 31,4% tổng lao động toàn ngành), trong đó phần lớn là lao động có nghiệp vụ du lịch ở trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật và bồi dưỡng ngắn hạn (chiếm 26,3% tổng số lao động toàn ngành); số lao động phổ thông chưa qua đào tạo ngành nghề còn chiếm tỷ lệ khá cao (39,8%). Môi trường học tập và kinh nghiệm làm việc, đặc biệt là lao động trong các bộ phận nòng cốt còn hạn chế; thiếu lao động giỏi và các chuyên gia đầu ngành. Trong giai đoạn

hiện nay, trước yêu cầu hội nhập nền kinh tế thế giới, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ lao động ngành Du lịch Ninh Bình còn rất yếu. Số lượng lao động trong du lịch còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số lao động hiện có của Ninh Bình. Thu nhập thực tế của lao động trong ngành du lịch còn quá thấp chưa đáp ứng được nhu cầu chi tiêu cho cuộc sống. Đa số người dân địa phương chưa thật sự coi du lịch là ngành kinh tế chính có thể giải quyết được việc làm và thu nhập nuôi sống gia đình họ. Họ chỉ coi du lịch như một việc làm thêm lúc nông nhàn. Cư dân địa phương tham gia làm hướng dẫn viên du lịch chiếm số lượng ít ỏi, nếu có cũng không đáp ứng được yêu cầu bởi họ không được đào tạo bài bản kiến thức về du lịch họ chỉ làm việc này qua sự suy ngẫm và trải nghiêm thực tế cuộc sống hàng ngày trên mảnh đất nơi họ sinh ra. Lực lượng lao động do Sở quản lý cũng phần lớn chưa được đào tạo bải bản, chủ yếu mới qua các khóa đào tạo ngắn hạn, công nhân kỹ thuật, trung cấp từ đó làm cho năng lực chuyên môn bị hạn chế. Hầu hết họ chưa phân biệt được các loại hình du lịch. Trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ lao động du lịch do sở quản lý còn rất yếu. Như vậy lực lượng lao động trong ngành du lịch Ninh Bình trong những năm vừa qua tuy đã được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng kinh doanh, số lượng lao động cũng tăng lên đáng kể nhưng trên thực tế chưa đáp ứng được những yêu cầu thực tế. Những người làm công tác quy hoạch và quản lý du lịch cần nhận ra tầm quan trọng của lực lượng lao động để có hướng bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ trước tiên là cho lực lượng lao động du lịch chuyên nghiệp sau đó từng bước phổ cập kiến thức cho lao động không chuyên nghiệp và cư dân địa phương.

Ngành du lịch Ninh Bình trong những năm trước đây chưa chú trọng khai thác các sản phẩm du lịch. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, việc xây dựng các chương trình du lịch hiệu quả không cao do phải đầu tư tốn kém lại khá

phức tạp do các điều kiện như: Bảo đảm an toàn cho du khách, hệ thống cơ sở hạ tầng đến các điểm có tài nguyên du lịch. Tuy nhiên trong những năm gần đây các đơn vị kinh doanh du lịch, các công ty lữ hành đã nhận thấy được “Thị trường tiềm năng” đầy sức hấp dẫn của Ninh Bình nên đã đầu tư, đưa vào giới thiệu các tuor du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Thứ nhất, khách đến Ninh Bình chủ yếu là khách tham quan thuần tuý, khách du lịch đại trà đi theo các tour được tổ chức thành các đoàn hoặc do công ty lữ hành hoặc khách tự tổ chức. Các dự án đầu tư phát triển du lịch từ chỗ chỉ khai thác các sản phẩm tự nhiên và di tích lịch sử văn hóa, từ năm 2002 đến năm 2004 đã có 38 dự án lớn đầu tư phát triển du lịch, trong đó có 34 dự án của các thành phần kinh tế, 04 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Các dự án đầu tư và chấp thuận đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh với tổng giá trị trên 4.000 tỷ đồng, mở ra triển vọng mới, sức bật mới cho Du lịch Ninh Bình những năm sau. Ở Ninh Bình trong thời gian qua đã có nhiều đơn vị tham gia đầu tư vào kinh doanh một số dự án như: Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, vốn đầu tư được duyệt 199,85 tỷ đồng gồm các hạng mục: Nạo vét các thung, hang, sông, sửa chữa hang động, san lấp khu trung tâm bến thuyền, làm đường từ khu trung tâm đến khu hồ Đàm Thị, đền bù giải phóng mặt bằng, trồng thêm cây xanh, cây cảnh, tạo cảnh quan môi trường. Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch Tràng An, vốn đầu tư được duyệt 1.034.839 triệu đồng. Đây là một dự án lớn có tiềm năng phát triển loại hình du lịch sinh thái với hệ thống hang động liên hoàn tuyệt đẹp (có thể nói là có một không hai), rừng cây, núi đá nguyên sơ, hệ sinh thái động thực vật phong phú, đa dạng, xen lẫn với hệ thống chùa chiền, miếu cổ đã tồn tại hàng ngàn năm. Dự án này sau khi hoàn thành tỉnh Ninh Bình có kế hoạch làm hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới. Nếu được công nhận thì đó sẽ là niềm vui, niềm tự hào không chỉ đối với

nhân dân Ninh Bình mà mà còn cả đối với quốc gia. Dự án đầu tư xây dựng khu Du lịch Vân Long. Vốn đầu tư được duyệt cho giai đoạn I là 37,52 tỷ đồng, ước thực hiện đến 31/12/2005 là 18,5 tỷ đồng. Đây là khu vực được quy hoạch là khu bảo tồn thiên nhiên nên các dự án đầu tư xây dựng hạn chế tác động vào môi trường tự nhiên hoang dã. Các hạng mục đầu tư chủ yếu là: San lấp bến đỗ xe ở bên ngoài khu du lịch (thuộc xã Gia Vân, Gia Lập). Đổ bê tông đường vào khu du lịch, xây dựng hệ thống cấp thoát nước qua đường, hoàn thiện việc thi công nạo vét các tuyến đường thuỷ của khu du lịch. Ngoài ra còn rất nhiều dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt và đang tiến hành xây dựng và các dự án khác đang chờ phê duyệt. Việc có nhiều cá nhân, tổ chức tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch thể hiện sự quan tâm của xã hội đối với du lịch Ninh Bình tuy nhiên các dự án đầu tư vào các hoạt động kinh doanh lưu trú và nhà hàng chiếm số lượng tương đối nhiều, nếu không có sự quản lý chặt chẽ, khoa học từ các cơ quan chức năng sẽ rất dễ dẫn đến việc phá vỡ cảnh quan môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Ngoài các dự án lớn có đề án quy hoạch chi tiết còn có một số dự án nhỏ đầu tư xây dựng nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, các quán ăn nhỏ, các cửa hàng lưu niệm tự phát mọc lên không theo quy hoạch làm ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan và môi trường tại các điểm du lịch.

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH

2.4.1. Đánh giá tổng quan phát triển du lịch Ninh Bình

Giai đoạn 2002 - 2012, ngành du lịch được quan tâm đầu tư mạnh bằng nhiều nguồn vốn khác nhau để khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh. Vì vậy, ngành đã tạo được bộ mặt mới, đưa năng suất lao động cao hơn so với nhiều ngành khác và tăng hơn 2 lần trong giai đoạn vừa qua. Đưa doanh thu ngành tăng từ 30,6 tỷ đồng năm 2001 lên 63,2 tỷ đồng năm 2005 và đạt trên 559 tỷ

đồng vào năm 2010, dần trở thành ngành mũi nhọn. Tuy nhiên du lịch Ninh Bình chưa nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí quan trọng của ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội khi tỉnh có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh. Phương pháp tổ chức, quản lý hoạt động du lịch và đầu tư phát triển ngành còn thiếu đồng bộ giữa hạ tầng cứng (thành phố Ninh Bình chưa được quy hoạch hoàn chỉnh để trở thành trung tâm với các hạ tầng nhà để xe, nhà hàng, khách sạn) và hạ tầng mềm, (trong đó đặc biệt là trình độ quản lý, chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao, môi trường văn hóa và văn hóa kinh doanh). Khách du lịch tại nhiều sự kiện du lịch, văn hóa, tâm linh tầm quốc gia, quốc tế đã được tổ chức trên địa bàn; cơ sở hạ tầng đặc biệt tại các điểm du lịch trọng điểm được tăng cường tạo điều kiện hấp dẫn du khách, khách du lịch của tỉnh đã tăng lên liên tục qua từng năm, kể cả thời kỳ nền kinh tế suy giảm. Năm 2010, có gần 3,6 triệu lượt khách đến Ninh Bình, gấp 9,0 lần so với năm 2000, trong đó tỷ lệ du khách quốc tế tăng lên từ 25% (năm 2000) lên trên 30% (năm 2009) và khách nội địa tăng nhanh, bình quân khoảng 30%/năm. Phân tích thị phần cho thấy, khách du lịch quốc tế đến Ninh Bình chiếm tỷ trọng cao nhất là từ Tây Âu (Pháp, Anh, Đức), hiện nay vẫn đang có chiều hướng tăng lên, khách từ châu Úc, Đông bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc), Đông Âu, Bắc Mỹ và Trung Đông có tỷ trọng tương đối ổn định. Tuy nhiên, khách từ Đông Nam Á có tỷ trọng đang giảm xuống, đây là điểm cần nghiên cứu để xây dựng hướng phát triển các sản phẩm du lịch. Lượng khách du lịch nội địa tăng lên trung bình với tốc độ trên 30%/năm ngay cả trong thời kỳ khó khăn của nền kinh tế; là thành tựu quan trọng, phần nào đã khai thác, phát huy được tiềm năng, lợi thế so sánh để thu được kết quả tốt. Năm 2010, bình quân số ngày khách du lịch lưu trú tại Ninh Bình đã tăng lên là 1,5 ngày. Mức chi tiêu khách quốc tế là 20USD/ngày/khách và khách nội địa là 170 nghìn đồng/ngày/khách. Đây là mức thấp so với nhiều địa phương có tiềm năng du

lịch khá. Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và một số khu du lịch trọng điểm như Tràng An, Vân Long, Bái Đính, Hoa Lư... được phát triển. Số khách sạn tăng gần 10%, phòng tăng 15% và nhiều nhà hàng được mở mang thêm. Về lao động ngành du lịch: giai đoạn 2002 - 2012 số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch đều tăng khá. Năm 2012 toàn tỉnh có trên 11.500 lao động, gấp hơn 2 lần so với năm 2002. Trong đó, số lao động do các cơ quan quản lý ngành trực tiếp quản lý khoảng 1.100 người, với tỷ lệ lao động qua đào tạo là trên 68%, (số lao động có trình độ đại học và cao đẳng khoảng chiếm 11%). Kết quả hoạt động du lịch vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa tạo được đột phá về giá trị, nguyên nhân là quá trình đầu tư phát triển, trong đó có phát triển hạ tầng còn thiếu đồng bộ, mới tập trung đầu tư các khu chính, chưa quan tâm đầy đủ đến chất lượng nên khu ăn uống, bãi để xe và khu nghỉ ngơi, khu xử lý rác thải còn thiếu. Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch chưa thực sự đi vào cuộc sống, tập trung nhiều vào khu vực Nhà nước nên chất lượng nguồn nhân lực du lịch ở khu vực tư nhân chưa đảm bảo khai thác được tiềm năng lợi thế sẵn có. Quản lý hoạt động du lịch chưa chuyên nghiệp, chưa theo kịp chuẩn mực quốc gia, chưa quan tâm xây dựng và đưa vào thực hiện các quy định bắt buộc đối với các doanh nghiệp, du khách tham gia vào hoạt động du lịch. Chưa có chương trình hay hoạt động cụ thể thực chất, hiệu quả để nâng cao văn hóa ứng xử đối với người lao động ngành du lịch và nhân dân sinh sống trong hoặc gần khu du lịch Vì vậy, giá trị thu được chưa xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Tỷ lệ khách quốc tế chậm được nâng lên (chiếm khoảng 1/3 lượng khách). Nguyên nhân do hạ tầng hạn chế, trình độ nguồn nhân lực chưa tương xứng và hoạt động chưa đạt chuẩn mực. Trong những năm qua, hoạt động du lịch đã được các cấp lãnh đạo ở Ninh Bình quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đồng thời ngày càng chú trọng tới công tác quản

lý nhà nước đối với lĩnh vực du lịch. Một lĩnh vực liên quan tới nhiều thành phần xã hội, tổ chức trong và ngoài nước. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành để thống nhất quản lý đối với ngành kinh tế quan trọng này. Cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung, cơ chế, chính sách, pháp luật du lịch nói riêng, nhất là Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thực hiện, từng bước tạo sự thuận lợi cho quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Ninh Bình. Thời gian qua, tỉnh Ninh Bình luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, như: Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Du lịch… Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh có sự năng động trong việc lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Trung ương cũng như ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành trong tỉnh, nhất là cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý nhà nước đối với du lịch, đã có sự nỗ lực phấn đấu và quyết tâm hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn. Chính quyền tỉnh đã chủ động tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch với các địa phương khác trong và ngoài nước.

Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn từng bước được sắp xếp lại, đã có sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn của tỉnh trong việc xử lý các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực này. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch từng bước được nâng lên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch đã được quan tâm thực hiện. Công tác xây dựng cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền và cải cách thủ tục hành chính đối với kinh

doanh nói chung, đối với hoạt động du lịch nói riêng đã có sự chuyển biến tích cực.

2.4.2. Những khó khăn, thách thức, nguyên nhân tồn tại

Du lịch Việt Nam trong đó có du lịch Ninh Bình phát triển trong môi trường nhiều biến động khó lường về kinh tế, chính trị, thời tiết...ở phạm vi toàn cầu. Đặc biệt cuộc suy thoái kinh tế hiện nay trên thế giới là một trong những khó khăn, thách thức lớn của ngành du lịch cả nước nói chung và du lịch tỉnh Ninh Bình nói riêng. Cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt; trình độ phát triển kinh tế của đất nước, mức sống của người dân nhìn chung còn thấp so với nhiều nước trong khu vực, ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Tài nguyên, môi trường du lịch bị xuống cấp do những bất cập trong quản lý, bảo vệ và khai thác và nhiều nguyên nhân khác (như tai biến tự nhiên, cháy rừng...). Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch chưa đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của du lịch. Việc đầu tư phát triển du lịch còn thiếu trọng tâm, trọng điểm, thiếu vốn, chưa hiệu quả; chính sách về đầu tư chưa thực sự hấp dẫn mọi nguồn lực xã hội vào đầu tư phát triển du lịch. Công tác xây dựng, chỉ đạo, quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch còn chồng chéo; hệ thống các chính sách, quy định pháp luật

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w