Tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình (Trang 42)

Di tích lịch sử - văn hoá: Khu di tích lịch sử văn hoá Cố đô Hoa Lư được công nhận là di tích đặc biệt quan trọng quốc gia với 47 di tích trong đó nổi bật là: Đền Vua Đinh Tiên Hoàng, lăng mộ Vua Đinh, đền thờ và lăng mộ Vua Lê Đại Hành, nhà bia tưởng niệm Vua Lý Thái Tổ, đền thờ Công chúa Phất Kim, đền thờ thần Quý Minh, phủ Khống, phủ Đột, động Hoa Lư, núi Mã Yên, bia Câu Dền, sông Sào Khê, phủ Đông Vương, phủ Vườn Thiên,... Khu văn hóa tâm linh núi chùa Bái Đính với chùa Bái Đính cổ (có đền thánh Nguyễn Minh Không, các hang động thờ Mẫu, thờ Phật, thờ Thần Cao Sơn…) và khu chùa Bái Đính mới với 5 tòa lớn hội tụ nhiều kỷ lục Việt Nam dọc theo sườn núi. Quần thể nhà thờ Phát Diệm với 9 nhà thờ có kiến trúc độc đáo kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, là kỳ quan thiên chúa giáo hấp dẫn ở Ninh Bình. Các di tích văn hóa khác: phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, đồn Gián Khẩu, các đền thờ: Trương Hán Siêu, Nguyễn Công Trứ, Triệu Quang Phục, Lý Quốc Sư, đền Thái Vi, cửa Thần Phù, Cố Viên Lầu, v.v... Di tích lịch sử cách mạng: Khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu, núi Non Nước, di tích chiến dịch Hà Nam Ninh v.v... Di tích tâm linh nho giáo: chùa Bích Động, chùa Nhất Trụ, chùa Đồng Đắc, chùa Địch Lộng, chùa Bàn Long, chùa Bái Đính, chùa Ngần Xuyên, chùa Non Nước v.v... Du lịch sinh thái - cảnh quan thiên nhiên đẹp: Khu du lịch vườn quốc gia Cúc Phương với các loại hình: sinh thái, môi trường; nghiên cứu khoa học, đa dạng sinh học, khảo cổ học; du lịch thể thao, mạo hiểm; đêm lửa trại và tìm hiểu văn hóa Mường. Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long với loại hình du lịch trên đầm sinh thái, cảnh quan ngập nước. Khu du lịch sinh thái hang động Tràng An với loại hình du lịch tổng hợp hang động, sông suối, rừng cây và các di tích lịch sử. Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động với nhiều tuyến du thuyền trên sông và các điểm hang động, di tích lịch sử. Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng với du

lịch sinh thái đồng quê và cảnh quan phù sa cửa sông - ven biển. Các điểm du lịch ở đây gồm: Bãi ngang, cồn nổi, cồn mờ, đảo Nẹ, thị trấn nông trường, cảng tổng hợp Kim Sơn. Các ngọn núi, hang động đẹp: núi Ngọc Mỹ Nhân, núi Non Nước, núi Kỳ Lân, động Địch Lộng, động Vân Trình, động Mã Tiên, động Bích Động, động Tam Giao, động Thiên Tôn, động Tiên, hang Sinh Dược, hang Múa là những điểm du lịch với thời gian tham quan ngắn. Các hồ nước tự nhiên: hồ Đồng Chương, hồ Yên Quang với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, cuối tuần; hồ Yên Thắng, hồ Đồng Thái còn có thêm loại hình du lịch thể thao. Các di tích khảo cổ: Ninh Bình là địa bàn có nhiều di tích khảo cổ học thuộc các thời kỳ văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Đa Bút và Đông Sơn: Di tích Núi Ba (Bắc Sơn - Tam Điệp) là nơi xuất lộ những khối trầm tích cổ sinh cách đây khoảng 300.000 năm cùng một số hang động có dấu ấn của cư dân Văn hóa Hòa Bình cách ngày nay trên dưới 10.000 năm. Di tích Thung Lang (Nam Sơn - Tam Điệp) tại đây đã tìm thấy răng người Homo Erectus cách đây khoảng 30.000 năm cùng một số dấu ấn cho thấy có sự xuất hiện của cư dân cách đây trên dưới 10.000 năm. Di tích hang Đắng hay còn gọi là động Người Xưa thuộc Vườn quốc gia Cúc Phương nơi đây là một di chỉ cư trú thuôc giai đoạn văn hóa Hòa Bình cách đây từ 7.000 đến 8.000 năm. Di tích hang Đáo (Đông Sơn - Tam Điệp) nơi đây có tìm thấy những công cụ đồ đá của cư dân Văn hóa Hòa Bình. Di tích hang Yên Ngựa (Trung Sơn - Tam Điệp) xuất lộ dấu ấn cư dân văn hóa Hòa Bình. Di tích động Mã Tiên xuất lộ tầng vỏ nhuyễn thể cùng công cụ cuội thuộc Văn hóa Hòa Bình. Di tích hang Bói thuộc khu hang động Tràng An nằm giáp ranh giữa hai xã Trường Yên và Gia Sinh nơi đây có dấu ấn của cư dân cổ sống cách đây từ 5.000 năm đến 30.000 năm. Di tích hang Bụt (Lạc Vân - Nho Quan) là địa điểm cư trú của con người cổ sống cách đây từ 2.000 đến 10.000 năm. Di tích hang Dẹ (Nam Sơn - Tam Điệp) có dấu ấn của cư dân Văn hóa Hòa Bình ở giai đoạn sớm

trên 10.000 năm. Di tích núi Hang Sáo (Quang Sơn - Tam Điệp) với nhiều hang động và mái đá có dấu ấn của cư dân văn hóa Hòa Bình và cư dân văn hóa Đa Bút sống cách ngày nay từ 5.000 đến 10.000 năm. Di tích Mái đá Thung Bình (Gia Sinh - Gia Viễn) xuất lộ dấu tích cư dân văn hóa Hòa Bình. Cụm di tích hang Ốc; núi Ốp (Yên Sơn - Tam Điệp) xuất lộ dấu ấn cư dân văn hóa Đa Bút và Cư dân văn hóa Đông Sơn. Cụm di tích hang Mo; hang Cò; hang Trâu; hang Hũ Ngoài; hang Hũ Trong; mái đá Thung Đình có dấu ấn văn hóa Hòa Bình và Đa Bút. Di tích hang Khỉ (Đông Sơn - Tam Điệp) xuất lộ một số mảnh gốm cùng vỏ nhuyễn thể trên bề mặt nơi đây có dấu ấn văn hóa Đa Bút. Di tích Đồng Vườn (Yên Thành - Yên Mô) là một di chỉ thuộc thời đại văn hóa Đa Bút. Đây là di chỉ cư trú ngoài trời ở Ninh Bình. Di tích hang Chợ Ghềnh hay còn gọi là hang Núi Một (Bắc Sơn - Tam Điệp) thuộc thời đại kim khí cách đây từ 2.000 đến 3.000 năm. Di tích núi Hai (Bắc Sơn - Tam Điệp) xuất lộ rất nhiều gốm và xương động vật thuộc thời đại kim khí cách đây khoảng 3.000 năm. Di tích Mán Bạc (Yên Thành - Yên Mô) là một làng của người cổ sống cách đây từ 3.000 đến 4.000 năm. Nơi đây con lưu giữ được nhiều di cốt của tiền nhân còn nguyên vẹn được các nhà nhân chủng học hết sức chú ý. Di tích mái đá Hang Chợ (Ninh Hải - Hoa Lư) có tầng văn hóa Hòa Bình cách đây trên 10.000 năm.

Nền văn hóa, lễ hội dân gian - truyền thống Ninh Bình lễ hội Theo thống kê, Ninh Bình có 74 lễ hội truyền thống và 145 hội làng mang đậm yếu tố dân gian, đậm đà văn hóa vùng đất châu thổ sông Hồng. Các lễ hội văn hóa ở Ninh Bình chủ yếu diễn ra ở mùa xuân, trừ số ít các lễ hội tưởng niệm ngày mất của các vị danh nhân như lễ hội chùa Bái Đính (Gia Viễn): bắt đầu ngày 6/1 âm lịch đến hết tháng 3 hàng năm, phần lễ tổ chức dâng hương, tưởng nhớ các các vị danh nhân như Lý Quốc Sư, Đinh Bộ Lĩnh, thần Cao Sơn, bà chúa Thượng Ngàn và tín ngưỡng thờ Phật. Phần hội diễn ra sôi động với các trò

chơi dân gian. Lễ hội làng Yên Vệ: ngày 4/1 âm lịch ở làng Yên Vệ xã Khánh Phú, Yên Khánh tại đền Thượng thờ Nguyễn Minh Không và chùa Phúc Long. Lễ hội đền Năn - chùa Quảng Thượng - đền núi Hầu: Diễn ra vào ngày mồng 10 tháng giêng hàng năm ở làng Quảng Thượng, xã Yên Thắng, Yên Mô suy tôn các vị tướng thời Hùng Vương. Lễ hội báo bản làng Nộn Khê: Diễn ra vào hai ngày 13, 14/1 âm lịch hằng năm tại xã Yên Từ, Yên Mô. Lễ hội đền Áp Lãng - cửa Thần Phù: Diễn ra ngày 6/1 âm lịch tại xã Yên Lâm, Yên Mô. Lễ hội đền La: Diễn ra từ ngày 13 đến 15/1 âm lịch ở thôn La Phù, xã Yên Thành, Yên Mô, tưởng nhớ hai vị Vua thời Hậu Trần là Giản Định Đế và Trùng Quang Đế. Lễ hội chùa Địch Lộng (Gia Viễn): Ngày 6 và 7 tháng 3 âm lịch. Phần lễ có dâng hương lễ phật như ở các chùa khác, phần hội thường tổ chức các trò chơi dân gian, múa rồng, cờ tướng, viết chữ nho. Lễ hội cố đô Hoa Lư (huyện Hoa Lư): Thường diễn ra vào các ngày 6, 7, 8, 9, 10 tháng 3 âm lịch tại quảng trường lễ hội cố đô Hoa Lư. Lễ hội đền Quảng Phúc: Từ ngày 10 đến 15/3 âm lịch tại thôn Quảng Phúc, xã Yên Phong, Yên Mô tưởng nhớ các vị thần Cao Sơn, thần Quý Minh. Lễ hội đền Thái Vi (Hoa Lư): Từ ngày 14 đến ngày 16/3 âm lịch để tưởng nhớ công lao của các vị vua Trần. Lễ hội đền Trần (Tràng An) và đền Quý Minh Đại Vương (Ninh Nhất - thành phố Ninh Bình) suy tôn thần Quý Minh trấn cửa ngõ phía nam kinh đô Hoa Lư: Diễn ra ngày 18/3 âm lịch hàng năm. Hội đền Dâu: Tổ chức bắt đầu từ 20/2 âm lịch và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm tại phường Nam Sơn, thị xã Tam Điệp. Hội Yên Cư: Thường tổ chức vào 20 tháng 8 hàng năm ở xã Khánh Cư, huyện Yên Khánh, nơi thờ Trần Hưng Đạo cùng các quận chúa. Phần lễ có lễ rước kiệu qua sông Đáy tới làng Phú Hào. Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ (Kim Sơn): Từ 13 - 15 tháng 11 âm lịch. Lễ hội tưởng nhớ công lao người đã chiêu dân khai sinh ra huyện Kim Sơn. Lễ hội Noel tại giáo

xứ Phát Diệm: Diễn ra vào 25/12 dương lịch hàng năm tại nhà thờ Phát Diệm, là nhà thờ chính tòa của giáo phận Phát Diệm bao trùm địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Giá trị văn hóa ẩm thực Ninh Bình: Thịt dê núi Ninh Bình là đặc sản độc đáo và nổi tiếng nhất của Ninh Bình với đặc trưng địa hình núi đá. Loại đặc sản này phát triển mạnh ở các khu du lịch và quốc lộ 1A. Rượu Kim Sơn là đặc sản làng nghề vùng biển huyện Kim Sơn. Cá rô Tổng Trường và cá tràu tiến vua là đặc sản của vùng núi đá hang động Tràng An của cố đô Hoa Lư. Cơm cháy Ninh Bình là đặc sản ẩm thực cùng thịt dê núi, còn có tên gọi là "nhất hưởng thiên kim". Các đặc sản khác: Bún mọc Kim Sơn, nem Yên Mạc, mắm tép Gia Viễn, cá chuối nướng Vân Long, rượu cần Nho Quan, khoai Hoàng Long, miến lươn Phát Diệm, quả dứa Đồng Giao… Trong các đặc sản Ninh Bình thì thịt dê núi Ninh Bình là nổi tiếng và độc đáo nhất. Thịt dê Ninh Bình ngon hơn các vùng khác vì dê ở đây nuôi trên núi đá vôi, ăn đa dạng các loại lá cây nên thịt săn chắc hơn so với dê thả đồi. Món ăn từ thịt dê được đi kèm với các loại rau thơm địa phương như lá đinh lăng, lá mơ, lá sung và thịt dê được địa phương xây dựng thành món ẩm thực đặc trưng, đậm đà hương vị sông núi quê hương, được kế thừa truyền thống với những bí quyết riêng, biến thịt dê thành món đặc sản nổi tiếng.

Giá trị làng nghề truyền thống: Ngành Du lịch Ninh Bình có kết nối tour đến các điểm làng nghề truyền thống đặc trưng của địa phương như: Nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân, nghề đá phát triển mạnh ở Ninh Vân, Hoa Lư với các sản phẩm ở cố đô Hoa Lư và khắp Việt Nam như tượng đài Lê Lợi ở Thanh Hóa, tượng đá Quang Trung ở Bình Định, tượng đài chiến sỹ ở Đồng Lộc v.v... Làng hoa Ninh Phúc (ở thành phố Ninh Bình), với đa dạng các loài hoa cung cấp cho khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Làng nghề cói Kim Sơn: sản xuất các loại đồ dùng, hàng xuất khẩu và phục vụ khách du lịch. Làng nghề thêu ren Văn Lâm (ở khu du lịch Tam Cốc - Bích Động) là làng nghề truyền

thống phát triển từ thời nhà Trần. Các làng nghề khác làng nghề Phúc Lộc sản xuất đồ gỗ, làng đá cảnh Bình Khang…

Giá trị VH tâm linh - Phật giáo và Thiên chúa giáo: được mệnh danh là “Thủ đô của cả phật giáo và Thiên chúa giáo”, có hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo với tổng số 198.390 tín đồ, chiếm 21,39% dân số trong đó tín đồ đạo Thiên chúa, chiếm 16,33% dân số, tín đồ Phật giáo chiếm 5,06% dân số. Chùa Bái Đính mới được mở rộng với quy mô hoành tráng trên diện tích 700 ha, đây sẽ là trung tâm văn hoá tâm linh Phật giáo lớn nhất Việt Nam mà còn có tầm cỡ trong khu vực. Về tín ngưỡng dân gian, trên địa bàn toàn tỉnh có 1023 cơ sở, có 242 đình, 380 đền, 209 miếu, 148 phủ... Hệ thống các di tích văn hoá - lịch sử, các công trình thờ tự... làm cho Ninh Bình tiềm ẩn những giá trị văn hoá tâm linh phong phú, đa dạng.

Với những giá trị về vật chất, văn hóa- tinh thần của du lịch tỉnh Ninh Bình, là tiền đề đáp ứng tốt nhất, hiệu quả nhất cho sự phát triển du lịch trong hiện tại và tương lai. Nhận thấy những tiềm năng du lịch to lớn đó, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tỉnh Ninh Bình đã có những quyết sách phát triển du lịch mang tính chất trọng tâm, nhằm phát triển tiềm năng thế mạnh của mình vươn tầm quốc tế.

2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH 2.2.1. Trong thực hiện đường lối, chính sách phát triển du lịch

Quản lý nhà nước về du lịch ở Ninh Bình những năm qua đã có nhiều kết quả khả quan. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiều công việc liên quan đến công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn. Quản lý và giám sát các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc biệt là dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành. Về bộ máy tổ chức quản lý: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (trước đây là Sở Du lịch) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình

được thành lập theo Quyết định số 422/QĐ- UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, ngày 03 tháng 3 năm 2008, trên cơ sở hợp nhất Sở Thể dục Thể thao, Sở Du lịch và Sở Văn hóa Thông tin. Hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở bao gồm 9 phòng ban nghiệp vụ và 9 đơn vị sự nghiệp trực thuộc, trong đó trực tiếp thực hiện chức năng quản lý phát triển du lịch có phòng Nghiệp vụ du lịch, trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch và Ban quản lý Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động. Ở các huyện, thị xã công tác quản lý nhà nước về du lịch được giao cho phòng Văn hóa - Thông tin, tuy nhiên nhiệm vụ, chức năng chưa được quy định rõ ràng, cụ thể. Nhận thức được vấn đề này, công tác quản lý nhà nước tại khu điểm du lịch lớn được quan tâm hơn bằng việc thành lập Ban quản lý Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động theo quyết định số 1961/QĐ- UBND ngày 19/9/2006 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/2006. Cũng trong năm 2006 tại huyện Gia Viễn nơi có nhiều di tích, danh lam, thắng cảnh phục vụ du lịch đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch của huyện. Ban chỉ đạo ra đời đã hoạt động tích cực trong công tác quản lý nhà nước về du lịch. Sau khi có văn bản tạo hành lang pháp lý trong Quản lý nhà nước về du lịch, các đơn vị được trao nhiệm vụ thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực giải quyết các thủ tục hành chính như đăng ký, cấp phép, ban hành và triển khai thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn của ngành du lịch. Có thể nói Ninh Bình là một trong các tỉnh sớm có các chính sách ưu đãi trong đầu tư phát triển du lịch. Ngày 31/7/2006 Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã có Quyết định số 1556/2006/QĐ- UBND về ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn tỉnh. Theo đó tất cả các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư vào các khu du lịch đều được hưởng nhiều ưu đãi như: ưu đãi về giá thuê đất, mặt nước; vốn đầu tư; lãi suất vay vốn; giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng; thông tin quảng cáo, thủ tục hành chính; hỗ trợ xúc tiến kêu gọi đầu tư và hỗ trợ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình (Trang 42)