Định hướng phát triển Du lịch cụ thể

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình (Trang 98)

3.2.3.1. Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch cho cán bộ và lao động trong ngành du lịch. Tăng cường công tác quảng bá và xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế với việc tiếp tục hỗ trợ nguồn kinh phí cho Chương trình hành động Quốc gia về Du lịch. Bên cạnh đó chú trọng phát triển nguồn nhân lực như: đào tạo trình độ Đại học và tăng cường khả năng nghiên cứu về du lịch; đào tạo trình độ trung học và học nghề về du lịch; tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý du lịch ở các cấp. Du lịch đòi hỏi trình độ nghiệp vụ và quản lý ngày càng cao đặc biệt trong xu thế hội nhập. Bên cạnh đó, ngày nay du lịch sinh thái đang là một loại hình du lịch mới đối với du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Ninh Bình nói riêng vì vậy việc đào tạo nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ luôn là yêu cầu cấp thiết đối với việc phát triển du lịch bền vững. Những nội dung chính của hướng đầu tư này bao gồm việc tổ chức các lớp đào tạo: Đào tạo tại chức về quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cán bộ và lao động hiện đang công tác trong ngành du lịch tỉnh Ninh Bình đảm bảo những tiêu chuẩn về quốc gia và quốc tế. Đào tạo mới lao động chuyên ngành trình độ trung cấp và đại học cho du lịch tỉnh Ninh Bình.Theo hướng này, việc mở trường quản lý nghiệp vụ du lịch tại khu vực Ninh Bình là hướng đi ưu tiên. Hiện tại, trường Đại học Hoa Lư cũng đã mở khoa du lịch và từng bước đào tạo nguồn nhân lực về du lịch, tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay của địa phương.

3.2.3.2. Giải pháp đầu tư và thu hút vốn đầu tư , tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch; ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm phát triển du lịch, các khu du lịch tổng hợp, khu du lịch chuyên đề, các điểm du lịch tiềm năng ở các vùng sâu vùng xa. Thực hiện xã hội hoá phát triển du lịch khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia

hoạt động du lịch dưới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hóa đầu tư bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân với Nhà nước; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước như các hình thức BOT, BTO,BT... Có chính sách, giải pháp tạo và sử dụng vốn phát triển du lịch, huy động các nguồn vốn để giải quyết được nhu cầu đầu tư, đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP du lịch của tỉnh , huy động các nguồn lực, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương và nguồn vốn nước ngoài để tiếp tục hoàn thiện hạ tầng giao thông, đưa vào khai thác hệ thống giao thông liên tỉnh phục vụ cho yêu cầu liên kết, phát triển tua, tuyến, điểm giữa du lịch Ninh Bình với các địa phương trong khu vực.

3.2.3.3. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch và tổ chức sắp xếp các doanh nghiệp Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp về yêu cầu phát triển kinh tế du lịch. Mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi đơn vị căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao phải có những kế hoạch, giải pháp cụ thể để tác động, hỗ trợ cho du lịch - dịch vụ du lịch phát triển, từ đó du lịch - dịch vụ du lịch tác động trở lại để các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch - dịch vụ du lịch. Nâng cao vai trò, hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và định hướng cho các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; xây dựng đề án về phân công, phân cấp quản lý nhà nước về du lịch giữa ngành và lãnh thổ, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất, tránh chồng chéo hoặc buông lỏng quản lý. Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh

doanh và xây dựng các tour, tuyến, điểm du lịch. Huy động các nguồn lực, các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm tạo bước phát triển vượt bậc của ngành du lịch- dịch vụ. Tổ chức sắp xếp các doanh nghiệp một cách hợp lý, thực hiện tốt công tác cổ phần hoá và chủ trương cổ phần 100% các doanh nghiệp du lịch nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch, nâng cao sức cạnh tranh và uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Đẩy nhanh việc thực hiện chủ trương sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp du lịch nhằm nâng cao sức cạnh tranh và uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ giữa ngành du lịch và các ngành chức năng trên lĩnh vực quản lý du lịch- dịch vụ nhằm vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, vừa ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh. Nâng cao tinh thần trách nhiệm và xây dựng văn hóa giao tiếp, thể hiện sự thân thiện với du khách của lực lượng nhân viên trong các lĩnh vực hải quan, công an, sân bay, các phương tiện vận chuyển khách du lịch… thực hiện chủ trương tuyên truyền, nhắc nhở, hướng dẫn là chính. Phối hợp với Tổng cục Du lịch đề xuất Chính phủ cho phép 2 khu du lịch quốc gia Tràng An - Bái Đính và vườn Quốc gia Cúc Phương được hưởng cơ chế như khu kinh tế hoặc khu công nghiệp, đồng thời xin cơ chế đặc thù cho tỉnh Ninh Bình về hoạt động du lịch. Phát huy vai trò, hiệu lực của Ban chỉ đạo phát triển du lịch; kiện toàn tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của Hiệp hội Du lịch tỉnh để thực sự là một hiệp hội nghề nghiệp, hoạt động có hiệu quả trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng cường xúc tiến du lịch, kêu gọi đầu tư, liên kết hợp tác trong phát triển du lịch. Phối hợp với Tổng cục Du lịch xây dựng chiến lược quảng bá cho du lịch Ninh Bình.

- Đối với các cơ quan nhà nước: Xây dựng chiến lược xúc tiến du lịch đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030 với các mục tiêu, định hướng cho từng giai đoạn gắn với các thị trường truyền thống và các thị trường có tiềm năng.

- Đối với các doanh nghiệp: Cần tuân thủ các quy định của pháp luật và có trách nhiệm trong hoạt động tuyên truyền quảng bá. Nâng cao kỹ năng tuyên truyền quảng bá song phải đảm bảo quảng bá đúng sự thật và không hứa hẹn những điều mà doanh nghiệp không thể thực hiện được, nhằm tạo uy tín và lòng tin, thu hút khách du lịch. Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung Ương : Tiếp tục cấp vốn qui hoạch các khu du lịch quốc gia trên địa bàn tỉnh như khu du lịch Thung Nham, động Thiên Hà, khu du lịch sinh thái Vân Long và một số khu du lịch địa phương quan trọng khác...;

- Bộ Xây dựng giúp đỡ UBND tỉnh Ninh Bình lập quy hoạch phát triển theo hướng đô thị du lịch một trong những trung tâm hội nghị hội thảo, vui chơi giải trí của khu vực và cả nước; Bộ Giao thông vận tải đầu tư xây dựng sân bay đạt tiêu chuẩn sân bay Quốc tế, tuyến đường bộ cao tốc, đường sắt… để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đón khách du lịch;

- Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch ưu tiên vốn đầu tư để bảo vệ, nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách đầu tư xây dựng hạ tầng các khu du lịch khác trên địa bàn tỉnh;

- Đề nghị Tổng cục Du lịch giúp đỡ ngành du lịch tỉnh trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền quảng cáo, xúc tiến phát triển; lồng ghép các chương trình các dự án có liên quan phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh để tháo gỡ khó khăn về vốn đầu tư phát triển du lịch cho địa phương.

KẾT LUẬN

Ninh Bình được thiên nhiên ưu đãi cho nguồn lực để phát triển ngành công nghiệp không khói, đem lại nguồn thu nhập chủ yếu đối với địa phương, ý thức được vấn đề này, các cấp lãnh đạo, quản lý nhà nước trong tỉnh đã có những quyết sách phù hợp để phát triển nhằm phát huy lợi thế tiềm năng của địa phương. Sự phát triển ngành du lịch tại Ninh Bình hiện nay đã đóng góp phần không nhỏ đối với nguồn thu thường xuyên ngân sách cấp tỉnh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Ninh Bình. Điều này được thể hiện qua tất cả các chỉ tiêu đánh giá hiện trạng ngành trong những năm qua như số lượng khách du lịch, doanh thu du lịch, cơ sở vật chất… Ngoài hiệu quả kinh tế, sự phát triển của du lịch Ninh Bình thời gian qua cũng đã đem lại những hiệu quả xã hội tích cực. Du lịch đã thu hút lực lượng lao động đáng kể, trình độ dân trí của người dân địa phương trong việc giao lưu với khách quốc tế được nâng cao, thông qua khách du lịch và bạn bè quốc tế, du lịch Ninh Bình được quảng bá rộng khắp trong nước và ngoài nước. Người dân địa phương có được tầm nhìn rộng hơn, xa hơn về cộng đồng thế giới, người dân xung quanh địa điểm du lịch là người được hưởng nhiều lợi ích, vươn lên thoát nghèo, mở mang cuộc sống. Vì vậy, du lịch Ninh Bình ngày càng khẳng định vị trí là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước.

Tình hình phát triển kinh tế thế giới có nhiều biến chuyển, ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, du lịch là một ngành chịu ảnh hưởng lớn từ biến động kinh tế, do đó tạo ra những thách thức đòi hỏi phải có giải pháp, quan điểm và mục tiêu phát triển mới đối với du lịch Ninh Bình, trước tình hình đó, du lịch Ninh Bình cẩn phải có một hệ thống các giải pháp mang tính toàn diện và đột phá để phát triển phù hợp với tình hình chung, định hướng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và cả nước. Đề tài “Quản lý

nhà nước về hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình” đã hoàn thành với mục đích làm rõ hiện trạng du lịch Ninh Bình, phân tích ưu điểm, nhược điểm từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, từng bước hòa nhập với ngành du lịch của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, phát triển xứng đáng là một trong những địa bàn trọng điểm du lịch của cả nước và trong khu vực. Đề tài khẳng định những nội dung chính trong vai trò quản lý của nhà nước như: Nhà nước là người tổ chức và quản lý các hoạt động Du lịch diễn ra trong nền kinh tế thị trường. Hệ thống công cụ như pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch... phát triển du lịch là cơ sở, là những công cụ để Nhà nước tổ chức và quản lý hoạt động du lịch. Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch đòi hỏi phải có một bộ máy Nhà nước mạnh, có hiệu lực, hiệu quả và một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước có trình độ, năng lực thật sự. Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch còn xuất phát từ chính nhu cầu khách quan của sự gia tăng vai trò của chính sách, pháp luật... trong nền kinh tế thị trường với tư cách là công cụ quản lý.

Hoạt động du lịch với những quan hệ kinh tế rất đa dạng và năng động đòi hỏi có một sân chơi an toàn và bình đẳng, đặc biệt khi lượng khách du lịch tăng cao. Trong bối cảnh đó, phải có một hệ thống chính sách, pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp không chỉ với điều kiện ở trong nước mà còn với thông lệ và luật pháp quốc tế. Đây là sự thách thức lớn đối với du lịch tỉnh Ninh Bình và du lịch Việt Nam nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (2004), Quyết định số 204/2006/QĐ- TTg ngày 17/8 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.

2. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIX, Ninh Bình.

3. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XX, Ninh Bình.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết số 41- NQ/TƯ ngày 15/11 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình Kinh tế Du lịch, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

12. Lưu Thanh Đức Hải (2012) “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ” Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ.

13. Nguyễn Đình Hòa (2004), "Du lịch sinh thái - thực trạng và giải pháp để phát triển ở Việt Nam", Kinh tế và phát triển.

14. Hội đồng Biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1966), Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, Hà Nội.

15. Đinh Trung Kiên (2003), "Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trước yêu cầu mới", Du lịch Việt Nam.

16. Nguyễn Thị Hoa Lệ (2003), "Để du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn", Du lịch Việt Nam.

17. Lâm Thị Hồng Loan (2012) “Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh Bình” Luận văn thạc sỹ ngành kinh tế chính trị mã số: 60 31 01

18. Lương Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Nguyễn Duy Mạnh và Lê Trung Kiên (2005), "Du lịch sinh thái và kinh doanh sản phẩm Du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam", Kinh tế phát triển.

20. Nguyễn Duy Mậu(2011): “Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế Quốc tế” Luận án tiến sỹ kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

21. Bùi Xuân Nhàn (2003), "Đào tạo nguồn nhân lực thực hiện thắng lợi

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w