Thực tế hoạt động du lịch đã chỉ rõ, trong cơ chế thị trường rất cần sự quản lý điều hành của Nhà nước, nhất là chính quyền cấp tỉnh. Du lịch là hoạt động liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, nếu để tự nó phát triển, để thị trường tự phát phát triển, buông lỏng quản lý của các cấp chính quyền, không có sự thống nhất các yếu tố liên ngành, liên vùng, hoạt động du lịch sẽ bị chệch hướng, thị trường bị lũng đoạn, tài nguyên du lịch bị khai thác kiệt quệ, không đảm bảo phát triển du lịch bền vững. Nhiều vấn đề như quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái, trật tự an toàn xã hội, liên kết hội nhập, những thỏa thuận đa phương hoặc song phương về tạo điều kiện đi lại cho du khách,… nếu không có vai trò quản lý của cấp cơ sở không thể giải quyết được. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa của hoạt động du lịch, việc hợp tác liên kết luôn đi liền với cạnh tranh đòi hỏi mỗi nước phải có chiến lược tổng thể phát triển du lịch xuất phát từ điều kiện của mình, vừa phát huy được tính đặc thù, huy động được nội lực để tăng khả năng hấp dẫn khách du lịch vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, tranh thủ được nguồn lực bên ngoài, để có điều kiện hội nhập. Đây là vấn đề thuộc thẩm quyền nhà nước và cũng là trách nhiệm của chính quyền cấp tỉnh trong phát triển du lịch.
Thẩm quyền quản lý nhà nước về du lịch phân cấp về chính quyền cấp tỉnh được thể hiện trong Luật Du lịch 2005 chi tiết một số nội dung về các điểm tuyến du lịch của các địa phương:
“Điều 29. Quản lý điểm du lịch: Căn cứ vào quy mô và tính chất của điểm du lịch, bộ, cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước đối với tài nguyên, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định hình thức tổ chức quản lý, bảo đảm các nội dung sau đây: 1. Bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch; bảo đảm vệ sinh môi trường; 2. Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan; 3. Bảo
đảm sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch; 4. Giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm an toàn cho khách du lịch.
Điều 30. Quản lý tuyến du lịch Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quản lý tuyến du lịch địa phương và phần tuyến du lịch quốc gia thuộc địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bảo đảm các nội dung sau đây: 1. Bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cảnh quan, môi trường dọc theo tuyến du lịch;2. Tạo thuận lợi cho việc tham gia giao thông của các phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch;3. Quản lý việc đầu tư, xây dựng các cơ sở dịch vụ du lịch dọc tuyến du lịch theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định.”
Như vậy, cấp tỉnh được coi như một chủ thể chính quản lý hành chính trong quá trình phát triển du lịch tại địa phương, thực hiện các chức năng quản lý nhà nước được cơ quan quản lý du lịch trung ương thể chế hóa bằng văn bản luật. Sự tất yếu trong quá trình quản lý hiệu quả du lịch Nhà nước, đó là phát triển du lịch tại địa phương , đưa tiềm năng thế mạnh của du lịch địa phương từ điểm du lịch, tuyến du lịch nhỏ lẻ, liên kết thành khối du lịch thống nhất, thành trung tâm du lịch của cả tỉnh, cả nước. Điểm này cũng được thể chế hóa trong luật du lịch với những nội dung cụ thể tại điều 33 tóm lược như sau: Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị theo định hướng phát triển du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quản lý các dự án đầu tư phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch. Bảo vệ tài nguyên du lịch, cảnh quan, môi trường; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho khách du lịch. Điều phối các nguồn lực của đô thị nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển du lịch. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đô thị du lịch xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành
quy chế quản lý đô thị du lịch phù hợp với yêu cầu bảo vệ tài nguyên du lịch, cảnh quan, môi trường và định hướng phát triển du lịch của đô thị.
Nội dung quản lý nhà nước về du lịch được phân cấp đối với chính quyền cấp tỉnh đã được thể chế hóa qua Luật Du lịch 2005, cụ thể có một số nội dung chính như sau:
1.3.2.1. Cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên du lịch tại địa phương, du lịch gắn liền với các yếu tố tự nhiên, vệ sinh môi trường. Chính quyền cấp tỉnh khai thác phải đi đôi với bảo vệ môi sinh, môi trường, tuyên truyền phổ biến ích lợi của bảo vệ môi trường cho người dân trong tỉnh. Hiện nay, do nhu cầu sinh sống, con người lợi dụng môi trường, dẫn đến phá vỡ cân bằng tự nhiên, tình trạng này đối với các cấp chính quyền địa phương ở xa thành phố lớn xảy ra tương đối nhiều. Trình độ, ý thức của người dân lạc hậu, thấp kém, chưa nhận thức được rằng bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sức khỏe và mạng sống của mình, là miếng cơm manh áo của bản thân. Mặt khác, nhiều chính quyền cơ sở vẫn quan niệm tài nguyên thiên nhiên là nguồn tài nguyên vô tận, lên kế hoạch khai thác nhưng không chú ý đến tu bổ, tái tạo.
1.3.2.2. Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan điều quan trọng thứ 2 trong Luật.
Truyền thống người Việt Nam là vui vẻ, hiếu khách, thời xa xưa, mỗi khi có khách đến nhà, thái độ niềm nở tiếp đón nụ cười luôn nở trên môi người dân. Tuy nhiên, dưới nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, truyền thống đó ít nhiều phai nhạt do ma lực của đồng tiền, của vật chất, khi khách du lịch qua những địa điểm của địa phương, thay bằng những nụ cười hồn nhiên, thắm tình bằng những nụ cười thực dụng, chèo kéo khách du lịch. Khách du lịch đi thăm thú cảnh quan tại các địa phương thường phải chịu các khoản chi phí cao cho những dịch vụ thiết yếu của mình, một thói xấu của người Việt ta đó là chặt chém khách du lịch. Luật cũng đặt ra là phải giữ gìn
an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm an toàn cho khách du lịch, thực trạng đáng buồn khi một đất nước có truyền thống hiếu khách nhưng cũng không thoát được cơ chế thị trường đang len lỏi sâu vào từng ngõ ngách của gia đình người Việt;
1.3.2.3 Bảo đảm tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch. Sự hoạt động của nền công nghiệp không khói tại địa phương, chính quyền các cấp sẽ không được đồng bộ và thuận tiện nếu không có sự tham gia, đóng góp công sức, trí tuệ của người dân. Một chế độ, chính sách mang lại lợi ích cho người dân mà người dân không biết, không hiểu thì cũng không đem lại ích lợi gì, mà có khi còn bị người dân tẩy chay, ngăn cản. Cũng vậy, chính sách, phương pháp quản lý nhà nước về du lịch tại cấp tỉnh cũng phải đảm bảo sự tham gia, ủng hộ và góp công sức của người dân. Tuyên truyền để người dân hiểu được sự cần thiết của du lịch đối với sự phát triển kinh tế tại địa phương, nang cao ý thức của người dân trong ứng xử, giao tiếp với khách du lịch từ đó nâng cấp kỹ năng sống và làm việc trong nghành du lịch, đáp ứng được yêu cầu khách du lịch.
1.4. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
1.4.1. Nhân tố Kinh tế - Chính trị, Văn hóa - Xã hội
Nhân tố kinh tế: Du lịch là hoạt động liên ngành, liên vùng, do vậy yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của du lịch, sự phát triển của du lịch lệ thuộc vào hiệu qủa của các ngành kinh tế khác. Trong quá trình phát triển, du lịch yêu cầu sự phát triển đồng bộ về đời sống nhân dân, địa phương có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, thích hợp để phát triển du lịch nhưng lại không đủ nguồn lực xây dựng được các địa điểm du lịch, quy hoạch những điểm này phục vụ mục đích du lịch lâu dài thì rất khó đáp ứng yêu cầu phát triển. Thực tế cho thấy, địa phương nào huy động được nguồn lực kinh tế
to lớn cho du lịch và các ngành dịch vụ du lịch thì sẽ được hưởng lợi ích rất lớn từ nguồn lợi nhuận thu về. Một số địa phương trong nước như Ninh Bình, Huế, Quảng Bình… nhận thấy tầm ảnh hưởng quan trọng của nguồn lực kinh tế đã đầu tư một nguồn kinh phí khổng lồ trước mắt để quy hoạch, bảo tồn địa điểm du lịch lý tưởng, đề ra kế hoạch khai thác, sử dụng lâu dài nguồn tài nguyên không khói, sau đó là quảng bá sản phẩm du lịch nổi tiếng đến toàn thể nhân dân trong nước và đưa lên các phương tiện truyền thông, có tính chất toàn thế giới. Làm được điều này, cần phải có sự quan tâm, đầu tư của nhà nước, sự quản lý tầm vĩ mô đối với du lịch, cái tâm và tầm của người lãnh đạo, nhận thức rõ tầm quan trọng của du lịch trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương có nguồn lực du lịch phong phú.
Nhân tố văn hoá- xã hội: đảm bảo sẽ giúp du khách cảm thấy an toàn, yên tâm gặp gỡ dân bản xứ, giao thiệp, làm quen với phong tục, tập quán của địa phương và ngược lại. Con người Việt Nam có truyền thống hiếu khách, niềm nở và hòa đồng đối với mọi người trên toàn thế giới, và đặc biệt, tỏ ra quan tâm và giúp đỡ những người phương xa khi lạ lẫm, lần đầu đặt chân lên những mảnh đất truyền thống du lịch. Đó là giá trị nhân văn sâu sắc đã được truyền thừa trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Hòa theo sự phát triển khoa học kỹ thuật chung của thế giới, con người Việt Nam đã có sự giao lưu, trao đổi về mọi mặt, trong quá trình hòa nhập nền tinh hoa văn hóa của nhân loại, cũng có những điều tiêu cực ảnh hưởng đến tâm lý hiếu khách của người dân nước ta hiện nay, đó là tình trạng coi thường khách du lịch, thậm chí coi khách du lịch như những “con mồi” của một bộ phận không nhỏ những nhà hàng, quán cơm ven đường cạnh các khu du lịch, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến danh tiếng cũng như nguồn lợi nhuận thu được trong quá trình phát triển du lịch. Người dân bản xứ cần có thái độ và phong cách ứng xử, giao tiếp chuyên nghiệp trong công tác làm du lịch, muốn làm được
điều đó, vai trò quản lý nhà nước cần phải áp dụng và phát huy tác dụng. Thay mặt nhà nước, các cơ quan quản lý chuyên ngành du lịch tổ chức những buổi tuyên truyền, sinh hoạt văn hóa công cộng, nhằm phổ biến các quy định và văn hóa du lịch đối với đại bộ phận người dân mới bước vào ngành dịch vụ mới ngoài nghề nông nghiệp bao đời nay. Làm được điều này, gián tiếp các cơ quan nhà nước đã nâng cao quản lý nhà nước đối với du lịch địa phương.
Nhân tố chính trị: Du lịch phát triển được là nhờ điều kiện chính trị hoà bình ổn định và ngược lại. Điều này là hiển nhiên, đối với một đất nước còn trong giai đoạn chiến tranh, tranh giành đất đai, địa bàn sinh sống thì làm sao có thể ổn định và phát triển được du lịch. Tại Thái Lan, khi các cuộc chính biến trên chính trường xảy ra, đã gây thất thu cho nguồn ngân sách từ hoạt động du lịch nhiều tỷ đô la. Đất nước ta, trong thời kỳ hòa bình hiện nay, phần lớn người dân đều thuần nông, chất phác, cần cù làm ăn, sinh sống trên mảnh đất cha ông để lại, chiến tranh là không thể xảy ra, tuy nhiên cũng không thể loại trừ nguy cơ bất ổn như diễn biến hòa bình, lôi kéo của những phần tử phản cách mạng hay kích động lòng dân của một số thế lực thù địch. Với sự phát triển mạnh mẽ của những công cụ truyền thông, truyền thanh, truyền hình và internet, thông tin nhiều chiều tác động vào tâm lý người dân, tạo cho họ có những tư tưởng không yên phận trong hoàn cảnh của mình mà tìm cách thay đổi cách sống lâu nay, điều này không thể không ảnh hưởng đến sự quản lý của nhà nước trong du lịch. Họ có thể tác động to lớn đến chính trị nếu họ không nhận thức được tầm quan trọng của hành động họ làm, đối với du khách trong nước, chỉ có thể ảnh hưởng trong một vùng nhất định, nhưng đối với khách du lịch nước ngoài, một hành động khiếm nhã, một lời nói không đúng lúc, không hợp hoàn cảnh có thể làm xấu đi nền chính trị tốt đẹp giữa hai quốc gia được tiếng là hòa bình, hợp tác và phát triển. Điều này cần phải nhận thức rõ và có sự quan tâm đúng mức của các cơ quan chức
năng, tránh tình trạng khi xảy ra việc chúng ta mới nhận ra tầm quan trọng của nó.
1.4.2. Các nhân tố khác
Những nhân tố này tác động một phần không nhỏ đến chính sách phát triển, nhu cầu, tiềm năng của du lịch. Trước tiên là chính sách phát triển của Đảng và nhà nước dành cho du lịch, với cơ chế tạo điều kiện cho các địa phương có tiềm năng du lịch phong phú, có thể tạm ứng hoặc đầu tư kinh phí cùng với địa phương hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ chế chính sách phát triển du lịch. Như ở Ninh Bình hiện nay, UBND tỉnh tạo mọi điều kiện cùng doanh nghiệp bắt tay xây dựng hoàn thiện khu du lịch tâm linh núi chùa Bái Đính và khu du lịch danh thắng Tràng An. Ngoài ra, điều kiện tự nhiên, khí hậu ở Ninh Bình là điều kiện thuận lợi áp dụng du lịch nghỉ dưỡng, Nhà nước đã có chính sách khác biệt để điều hành quản lý theo điều kiện du lịch nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, vẫn còn những mâu thuẫn nội tại trong quản lý du lịch, gây ra những tác hại nghiêm trọng cho sự phát triển nguồn lực, như phát triển ngành công nghiệp nặng trong phân vùng du lịch gây ô nhiễm môi trường du lịch, khói bụi gây mất mỹ quan bộ mặt những khu du lịch nổi tiếng, tất nhiên điều này không thể tránh khỏi đối với nền kinh tế nước ta mới chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nguồn lực con người của từng địa phương với ý thức tiểu nông, đi lên từ con trâu, cái cày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển du lịch, gây khó khăn đối với sự quản lý của nhà nước. Trình độ chuyên môn của cán bộ làm quản lý du lịch chưa sâu, thiếu kinh nghiệm trong điều hành, thiếu chuyên nghiệp trong ứng xử, ảnh hưởng không nhỏ đến du lịch của địa phương. Đặc biệt, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của các khu du lịch hiện nay rất thiếu, không đáp ứng đủ nhu cầu du lịch của khách du lịch, sự thiếu an toàn trong quá trình vận hành, tùy tiện khi sử dụng ảnh hưởng lớn đến tâm lý khách du lịch.
Tóm lại: Toàn bộ nội dung chương 1 đã được trình bày khái quát về nội dung của du lịch, các hoạt động du lịch của khách du lịch. Qua đó, chúng ta thấy được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của du lịch đối với nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế nước ta nói riêng. Từ vị trí, vai trò quan trọng của du lịch đối với quốc kế dân sinh, phù hợp với sự phát triển đời sống tinh thần của người dân, du lịch cần phải được quản lý, kiểm soát, hoạt động du lịch đã